Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Lam
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 24/08/2022

Quy trình phá thai bằng thuốc đầy rủi ro, chớ nên xem thường!

Quy trình phá thai bằng thuốc đầy rủi ro, chớ nên xem thường!
Quy trình phá thai bằng thuốc có phức tạp và nguy hiểm không? Liệu bạn có nên áp dụng phương pháp này không? Đây là vấn đề rất nhạy cảm mà bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Quy trình phá thai bằng thuốc là phương pháp bất đắc dĩ mà chị em mang thai ngoài ý muốn phải lựa chọn. Tuy nhiên, MarryBaby khuyên bạn không nên thực hiện quy trình này trừ trường hợp bất khả dĩ không mong muốn.

Phá thai bằng thuốc là gì? Rủi ro của việc phá thai bằng thuốc

1. Phá thai bằng thuốc là gì?

Phá thai bằng thuốc là một thủ thuật dùng thuốc (thuốc kê đơn) để chấm dứt thai kỳ bằng cách sử dụng kết hợp các loại thuốc bằng đường uống hoặc đặt qua đường âm đạo.

Thuốc giúp ngăn chặn sự phát triển của thai và sau đó làm bong lớp niêm mạc tử cung. Áp dụng được ngay khi bạn bắt đầu có thai cho đến khi thai được khoảng 9 tuần tuổi.

2. Đối tượng không được uống thuốc phá thai

Đây là phương pháp bỏ thai chỉ áp dụng với sản phụ có thai kỳ dưới 9 tuần. Thai đang ở trong tử cung và sản phụ có sức khỏe đảm bảo để thực hiện bỏ thai. Ngoài ra những đối tượng không được uống thuốc phá thai gồm:

  • Thai kỳ trên 9 tháng (tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối cùng).
  • Mang thai ngoài tử cung .
  • Bị rối loạn đông máu hoặc thiếu máu nghiêm trọng.
  • Bị suy thượng thận mãn tính.
  • Sử dụng corticosteroid lâu dài.
  • Đang đặt vòng tránh thai (IUD).
  • Bị dị ứng với các loại thuốc đã sử dụng.
  • Không được tiếp cận với dịch vụ y tế khẩn cấp hoặc không thể quay lại để tái khám.

3. Quy trình phá thai bằng thuốc có nguy hiểm gì không?

quy trình phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không
Quy trình phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không?

Bạn cần đảm bảo có thể hoàn thành tất cả các liều thuốc bỏ thai được kê. Bỏ qua một liều hoặc không uống thuốc phá thai theo hướng dẫn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Những rủi ro khi thực hiện quy trình phá thai bằng thuốc bao gồm:

  • Phá thai không hoàn toàn và có thể cần can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật).
  • Mang thai ngoài ý muốn nếu bỏ thai không thành công.
  • Chảy máu nhiều và liên tục.
  • Mệt mỏi, chóng mặt, sốt, nhiễm trùng.
  • Đau bụng và tiêu chảy.
  • Phản ứng dị ứng với thuốc.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hậu quả của việc phá thai đối với sức khỏe và tinh thần của người mẹ

Nên làm gì trước khi thực hiện quy trình phá thai bằng thuốc?

Trước khi uống thuốc phá thai, thai phụ cần làm những việc dưới đây.

1. Gặp bác sĩ

  • Bạn sẽ được khám sức khỏe và xác nhận có mang thai.
  • Siêu âm để xem thai trong tử cung.
  • Xác định tuổi thai và đó không phải là thai ngoài tử cung.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu.
  • Bác sĩ sẽ giải thích về quy trình, những rủi ro và tác dụng phụ.
  • Tư vấn tâm lý trước khi tiến hành bỏ thai.

2. Chuẩn bị tâm lý

chuẩn bị tâm lý trước khi thực hiện quy trình phá thai bằng thuốc
Chuẩn bị tâm lý trước khi thực hiện quy trình phá thai bằng thuốc

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ, người thân để cân nhắc lại quyết định bỏ thai hoặc các phương pháp thay thế khác. Đồng thời, nếu có những lo lắng và sợ hãi, cần chia sẻ với bạn đời.

3. Chuẩn bị sức khỏe

Bạn sẽ bị chảy máu nhiều và chuột rút sau khi uống thuốc phá thai. Vì thế, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn loại thuốc giảm đau phù hợp. Tuyệt đối đừng nên tự ý dùng thuốc bạn nhé. Quan trọng hơn, hãy chuẩn bị sức khỏe thật tốt để quá trình này diễn ra thoải mái hơn. Bạn nên ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi thoải mái và ngủ đủ giấc.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Phá thai bao lâu thì có kinh lại? Những điều cần nhớ sau khi phá thai

Quy trình phá thai bằng thuốc

Quy trình phá thai bằng thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc điều trị hoặc chẩn đoán y khoa. Bạn cần làm theo đúng hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ.

Hai loại thuốc bỏ thai nội khoa phổ biến hiện nay gồm mifepristone và misoprostol với tác dụng giúp ngăn chặn hormone chính của thai kỳ.

Quy trình phá thai bằng thuốc gồm:

  • Ngày đầu tiên, bạn sẽ uống 200 miligam hoặc 1 viên Mifepristone tại bệnh viện hoặc phòng khám. Sau đó, bạn có thể về nhà và tiếp tục các hoạt động bình thường của mình.
  • Từ 1 đến 2 ngày sau, bạn sẽ dùng loại thuốc thứ hai là Misoprostol. Misoprostol có thể đặt dưới lưỡi, giữa má và nướu, hoặc bên trong âm đạo. Liều lượng sẽ được bác sĩ chỉ định cho từng đối tượng. Nếu bác sĩ cho phép, bạn có thể dùng thuốc tại nhà nếu bạn mang thai dưới 9 tuần. Nếu tuổi thai trên 9 tuần, bạn sẽ dùng thuốc tại phòng khám theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sau 7 đến 14 ngày, bạn sẽ đến tái khám để đảm bảo quy trình phá thai bằng thuốc đã hoàn thành. Nếu chưa, bạn sẽ được chỉ định uống thêm thuốc hoặc sử dụng các biện pháp khác để đảm bảo việc bỏ thai được hoàn tất.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Triệu chứng khi uống thuốc phá thai viên đầu tiên, bạn chú ý nhé!

Nên làm gì sau khi thực hiện quy trình phá thai bằng thuốc?

Bạn nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để có sức khỏe ổn định sau khi uống thuốc phá thai. Ngoài ra, bạn cũng có thể:

  • Uống thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau hoặc khó chịu
  • Sử dụng khăn hoặc băng vệ sinh cho đến khi hết ra máu.
  • Quan hệ tình dục khi cảm thấy sẵn sàng. Tuy nhiên, hãy sử dụng các biện pháp tránh thai nếu bạn không muốn mang thai lần nữa.
  • Trở lại các hoạt động bình thường khi vết thương đã lành và tinh thần cảm thấy thoải mái như tắm vòi sen, sử dụng băng vệ sinh, tập thể dục (bao gồm cả bơi lội) và nâng vật nặng.

>> Bạn có thể đọc thêm: 7 cách tránh thai an toàn và siêu đơn giản cho phụ nữ

Bạn có thể bị đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi và chảy máu âm đạo. Chảy máu thường kéo dài một hoặc hai tuần. Đôi khi chảy máu âm đạo nhẹ sau khi phá thai bằng thuốc có thể kéo dài đến cả tháng. Chu kì kinh nguyệt của bạn có thể trở lại sau 4 đến 8 tuần kể từ khi bỏ thai thành công.

Quy trình phá thai bằng thuốc thành công khi nào?

Bạn thường không cần phải làm bất kỳ xét nghiệm hoặc chỉ định nào khác sau khi phá thai nội khoa tại bệnh viện. Nhưng nếu phá thai bằng thuốc tại nhà, bạn có thể phải thực hiện một loại xét nghiệm hoặc siêu âm thai đặc biệt để chắc chắn rằng thai kỳ đã kết thúc. Ngoài ra, bạn có thể dùng que thử thai sau 14 ngày tính từ ngày sử dụng viên thuốc cuối cùng để xác nhận nhé.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn quy trình phá thai bằng thuốc diễn ra như thế nào. Đây là quy trình đầy rủi ro và nguy hiểm, bạn hãy cân nhắc thật kỹ các yếu tố trước khi quyết định tiến hành phương pháp này nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1.Medical abortion

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/medical-abortion/about/pac-20394687 

Truy cập ngày: 16/07/2022

2. Medical Abortion

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/21899-medical-abortion 

Truy cập ngày: 16/07/2022

3. Abortion – what happen

https://www.nhs.uk/conditions/abortion/what-happens/ 

Truy cập ngày: 16/07/2022

4. Medical Abortion

https://www.ucsfhealth.org/treatments/medical-abortion 

Truy cập ngày: 16/07/2022

5. How does the abortion pill work?

https://www.plannedparenthood.org/learn/abortion/the-abortion-pill/how-does-the-abortion-pill-work 

Truy cập ngày: 16/07/2022

x