Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/12/2019

Cơ thể bạn thay đổi như thế nào khi mang thai tuần thứ 7?

Cơ thể bạn thay đổi như thế nào khi mang thai tuần thứ 7?
Quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều những thay đổi trên cơ thể lẫn tâm trí. Sự thay đổi sẽ càng rõ ràng hơn theo thời gian, ngay cả khi em bé đã ra đời. Mang thai tuần thứ 7 có gì đặc biệt? Hãy cùng Marry Baby khám phá […]

Cơ thể bạn thay đổi như thế nào khi mang thai tuần thứ 7?

Quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều những thay đổi trên cơ thể lẫn tâm trí. Sự thay đổi sẽ càng rõ ràng hơn theo thời gian, ngay cả khi em bé đã ra đời. Mang thai tuần thứ 7 có gì đặc biệt? Hãy cùng Marry Baby khám phá trong bài viết này nhé.

Các triệu chứng mang thai tuần thứ 7

Mang thai tuần thứ 7 các dấu hiệu còn chưa rõ ràng, thế nhưng bạn vẫn có thể có các triệu chứng ốm nghén như:

+ Bạn hay bị buồn nôn và ói mửa.

+ Tăng hoặc giảm cân.

+ Nước bọt tăng tiết nhiều.

+ Thèm ăn một vài món nào đó điên cuồng hoặc cảm thấy sợ ăn một vài món nào đó.

+ Hay bị ợ nóng và khó tiêu.

+ Thường xuyên buồn tiểu.

+ Cơ thể mệt mỏi.

+ Hay bị co thắt vùng xương chậu.

Ở thời gian này, các triệu chứng ốm nghén sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu, nhưng sẽ giảm vào khoảng tuần 12.

Mang thai ở tuần thứ 7, bạn nên ăn nhiều bữa phụ sẽ tốt hơn khi chỉ ăn 3 bữa chính và cần tránh một số thực phẩm để giảm các triệu chứng khó chịu. Bạn có thể chọn uống trà bạc hà hoặc trà gừng, ăn kẹo để đỡ bị ốm nghén.

Nhưng nếu bạn bị ốm nghén đến mức không thể ăn uống gì thì nên đến bệnh viện để được thăm khám và chăm sóc tốt hơn nhé.

met-moi-khi-mang-thai
Mệt mỏi khi mang thai

Thay đổi ở vú

Khi mang thai tháng thứ 7, vú của bạn sẽ thay đổi như sau:

+ Kích thước lớn hơn.

+ Hay có cảm giác ngứa ran.

+ Núm vú cương cứng và trở nên nhạy cảm.

+ Quầng vú sẫm màu. Bầu vú xuất hiện nhiều bướu cục nhưng thật ra là tuyến mồ hôi.

Các triệu chứng khó chịu ở vú của bạn thường sẽ giảm dần sau ba tháng đầu.

Ở giai đoạn này, bạn nên thay áo lót ngực bình thường bằng áo lót bầu không có gọng, ít đệm hoặc không đệm, kích thước rộng rãi một chút để được thoải mái nhé.

*Lưu ý: Mang thai tuần thứ 7 nhưng bạn không có bất cứ triệu chứng nào của việc mang thai, hoặc bạn bị chảy máu âm đạo, co thắt vùng xương chậu dữ dội, hãy đến bệnh viện siêu âm ngay nhé.

Sự thay đổi hormone

Giai đoạn mang thai tuần thứ 7, mức độ gonadotropin màng đệm (HCG) của bạn đang tăng lên nhanh chóng, dẫn đến nhiều sự thay đổi khác trong cơ thể.

tam-trang-thay-thuong
Khi có bầu tuần thứ 7 tâm trạng bạn hay thất thường

Thay đổi cảm xúc

Khi mang thai, ai cũng sẽ trải qua những biến đổi về tâm lý, cảm xúc do sự thay đổi nội tiết tố cùng những xáo trộn trong cuộc sống. Bạn sẽ thường gặp phải những cảm xúc như:

+ Cảm thấy phấn khích về những gì đang xảy ra.

+ Hay lo lắng cho sức khỏe của thai nhi.

+ Nghĩ về những ngày tháng tới mình sẽ phải làm gì khi có em bé.

+ Hay giận hờn vu vơ hoặc cảm thấy tủi thân mà không có lý do hoặc vì những lý do rất nhỏ nhặt.

Nếu bạn đang trải qua những cảm xúc khác thường, không thể làm chủ, Marry Baby khuyên bạn nên chia sẻ với những người mà mình tin tưởng, chẳng hạn như:

+ Nói chuyện với bạn đời hoặc bạn thân, đặc biệt là người đã từng mang thai và sinh nở.

+ Thi thoảng bạn có thể nghỉ làm hoặc làm việc ở nhà.

+ Hãy nói cho mọi người trong gia đình biết bạn muốn được nghỉ ngơi mỗi ngày.

+ Bạn nên hít thở không khí trong lành và tập thể dục hàng ngày.

+ Bạn nên tự cho phép mình lười biếng để có thời gian nghỉ ngơi.

Nếu các cảm xúc tiêu cực kéo dài, có thể bạn đã bị trầm cảm. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, một số triệu chứng trầm cảm ảnh hưởng đến 14-23% phụ nữ tại một số thời điểm trong thai kỳ.

Phụ nữ mang thai rất dễ bị trầm cảm, đặc biệt là nhóm sau:

+ Gặp khó khăn về tài chính

+ Không được người thân giúp đỡ.

+ Có vấn đề về gia đình hoặc mối quan hệ.

+ Đã từng hoặc đang bị lạm dụng hoặc chấn thương.

+ Có tiền sử về tâm thần hoặc bị rối loạn cảm xúc.

+ Sử dụng ma túy, nghiện rượu hoặc người bạn đời sử dụng.

+ Đã từng trải qua điều trị sinh sản.

+ Đang gặp biến chứng khi mang thai.

Nếu bạn đang gặp phải một trong các vấn đề dưới đây, Marry Baby khuyên bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị chuyên khoa sớm để tránh gây hại cho bản thân và sự phát triển của thai nhi nhé:

+ Hay buồn bã và lo lắng.

+ Khó tập trung.

+ Khó ngủ, mất ngủ, hay gặp ác mộng.

+ Mất hứng thú với các hoạt động thông thường.

+ Cảm thấy vô vọng, tội lỗi hoặc vô dụng.

+ Bị thay đổi thói quen ăn uống.

+ Nghĩ đến việc làm đau bản thân hoặc tự tử.

Sự thay đổi ở niêm mạc cổ tử cung

Hoạt động của progesterone khi mang thai tạo ra nút nhầy ở tử cung vào khoảng tuần thứ 7. Đó là một lớp chất nhầy bao phủ và chặn lối vào tử cung để ngăn ngừa virus, tinh dịch và các chất khác xâm nhập gây hại cho thai nhi.

Nút nhầy chủ yếu được tạo thành từ nước và glycoprotein. Hiệu quả bảo vệ của nút nhầy có thể thay đổi tùy theo sự dao động của hormone, nên bạn vẫn có thể bị nhiễm khuẩn như viêm đường tiết niệu hay nhiễm trùng âm đạo.

Khi có bất cứ dấu hiệu bị viêm nhiễm nào, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị ngay nhé.

mang-thai-taun-thu-7
Thai nhi tuần thứ 7

Sự phát triển của thai nhi

Bạn sẽ nhận thấy nhiều thay đổi của thai nhi trong tuần thứ 7, bao gồm:

+ Trí não tiếp tục phát triển.

+ Các đặc điểm khuôn mặt tiếp tục hình thành, bao gồm lỗ mũi, miệng, lưỡi và con ngươi mắt.

+ Các chi tiếp tục phát triển rõ ràng hơn. Chồi chân, tay lúc này giống như mái chèo. Đầu gối và mắt cá chân, móng chân đang hình thành, đôi chân cân xứng với kích thước của cơ thể bé. Vai, cánh tay, ngón tay tiếp tục phát triển.

+ Tủy sống tiếp tục phát triển.

+ Tim, phổi và ruột tiếp tục phát triển.

+ Bắt đầu hình thành tuyến sinh dục.

+ Cơ bắp tiếp tục phát triển.

+ Thận đang lớn dần và bắt đầu hoạt động. Bé sẽ biết đi tiểu sau vài tuần.

+ Kích thước cơ thể của bé đã lớn hơn 10.000 lần so với thời điểm thụ thai, khoảng 2,54cm hoặc bằng khoảng kích thước một quả nho.

+ Phôi có các ngón tay và ngón chân có màng riêng biệt lớn bằng một hạt đậu nảy mầm và có thể di chuyển.

Những việc cần làm khi mang thai tuần thứ 7

Khám thai định kỳ

+ Xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh, nồng độ sắt, miễn dịch bệnh sởi và các loại khác.

+ Xét nghiệm các bệnh di truyền.

+ Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

+ Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá glucose (đường), protein, vi khuẩn và hồng cầu.

ba-bau-hut-thuoc-la
không hút thuốc lá khi mang thai

Bảo vệ sức khỏe tổng thể

+ Thay đổi lối sống khi mang thai và cả sau khi sinh.

+ Không hút thuốc và uống rượu, đặc biệt là trong khi mang thai, đồng thời tránh sử dụng tất cả các chất cấm và độc hại trong thời gian này.

+ Luôn hỏi bác sĩ nếu bạn muốn dùng một loại thuốc nào đó, kể cả thực phẩm chức năng hay các loại thuốc bổ sung.

+ Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các môn tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc bơi lội.

+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và bổ sung vitamin trước khi sinh. Đặc biệt cần bổ sung nhiều các thành phần sau vào chế độ ăn:

  • Canxi để hệ xương và răng của bé phát triển khỏe mạnh: Bạn có thể bổ sung các sản phẩm từ sữa, nước cam, rau xanh, cá hồi đóng hộp, nước hầm xương.
  • Protein cho sự tăng trưởng và sửa chữa tế bào: Protein có trong thịt, gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại hạt, đặc biệt là đậu lăng và đậu.
  • Axit folic, vitamin B giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Bạn có thể tìm thấy trong các loại rau và thực phẩm như bánh mì và ngũ cốc.
  • Sắt để tăng sản xuất tế bào hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu: Có trong rau xanh, thịt đỏ, hạt đậu, đậu phụ và thực phẩm tăng cường.

Các kiêng kỵ cần tránh khi mang thai tuần thứ 7

Kiêng kỵ trong làm đẹp

+ Nên tránh nhuộm tóc trong 12 tuần đầu của thai kỳ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

+ Không sử dụng các loại mỹ phẩm có các thành phần gây hại thai. Cụ thể, bạn có thể xem tại đây.

+ Không sử dụng các phương pháp làm đẹp có sử dụng sóng điện từ hoặc bức xạ.

+ Tuyệt đối không thực hiện bất kỳ một loại hình phẫu thuật thẩm mỹ nào, kể cả chỉ là tiểu phẫu thuật như cắt mí, niềng răng.

Kiêng kỵ trong ăn uống

+ Cá biển rất tốt nhưng nếu ăn quá nhiều các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao sẽ gây hại cho não và hệ thần kinh đang phát triển của bé.

  • Đại học Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến khích bà bầu chỉ nên ăn các loại cá từ 170g – 227g mỗi tuần.
  • Tránh ăn các loại cá có nồng độ thủy ngân cao như cá thu, cá mập, cá kiếm.

+ Loại bỏ chế độ ăn ít carbohydrate: Nghiên cứu chứng minh rằng, ăn ít carbohydrate trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh lên 30%.

canh-giac-khi-mang-thai-tuan-thu-7
Cảnh giác khi mang thai tuần thứ 7

Cảnh giác khi mang thai tuần thứ 7

Mang thai tuần thứ 7 vẫn còn trong giai đoạn nhiều rủi ro có thể xảy ra như sảy thai, vì thế bạn nên cảnh giác nếu thấy có các triệu sau:

+ Chảy máu âm đạo hoặc bị rò rỉ dịch âm đạo.

+ Cảm thấy triệu chứng có thai không rõ ràng hoặc chóng mặt.

+ Hay bị huyết áp thấp.

+ Áp lực trực tràng.

+ Bị đau vai.

+ Bị đau vùng chậu nghiêm trọng hoặc co thắt mạnh.

Mang thai tuần thứ 7 mặc dù cơ thể chưa có biến đổi mạnh như ở các giai đoạn sau nhưng bạn vẫn có thể thấy rõ những dấu hiệu mang thai và các thay đổi cơ bản trên cơ thể. Nếu bạn không nhận thấy bất cứ một dấu hiệu hay triệu chứng mang thai nào, hãy đến ngay bệnh viện để siêu âm nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x