Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/10/2015

Rỉ ối hay bị són tiểu, bầu cần phải rõ ràng

Rỉ ối hay bị són tiểu, bầu cần phải rõ ràng
Rỉ ối kết hợp với cơn co tử cung có thể khiến túi ối nhanh chóng bị cạn kiệt và dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai, sinh non. Nghiêm trọng là vậy, nhưng không phải mẹ bầu nào cũng phân biệt được tình trạng rò rỉ nước ối và trạng thái són tiểu trong giai đoạn cuối của thai kỳ

Với mẹ bầu, rỉ nước ối khi mang thai sẽ khiến cho “cô bé” luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện phát triển cho các loại vi khuẩn gây viêm niêm mạc tử cung, nhiễm khuẩn huyết… Đồng thời, bà bầu bị rỉ nước ối cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, bởi nước ối là môi trường cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ cho bé cưng trong bụng mẹ. Do đó, việc nhận biết rỉ ối hay són tiểu khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn.

Rỉ ối khi mang thai
Rất nhiều mẹ bầu thường nhầm lần giữa són tiểu và tình trạng rỉ ối

1/ Tốc độ chảy của nước ối chậm hơn

Do vị trí của tử cung nằm ngay phía trên bàng quang nên mẹ bầu khó có thể phân biệt được mình đang bị rỉ ối hay chỉ đơn thuần là tình trạng són tiểu. Tuy nhiên, không giống với khi bầu bị són tiểu, khi bị rò rỉ nước ối, chất lỏng sẽ chảy ra chậm hơn so với nước tiểu ở bàng quang.

2/ Nước ối không màu, không mùi

Ngửi và quan sát vùng chất lỏng đọng lại trên quần “chip” là cách đơn giản nhất để phân biệt nước ối và nước tiểu. Nếu như nước tiểu thường có màu vàng và hơi nặng mùi, nước ối lại thường “vô sắc, vô vị”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi nước ối có màu hồng, xanh, nâu hoặc có lẫn máu, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

3/ Kiểm tra nồng độ PH

Nếu vẫn không thể phân biệt được liệu mình đang bị rỉ ối hay són tiểu, tốt nhất, bầu nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm kiểm tra. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra nồng độ PH hoặc thử nghiệm với Nitrazine. Giấy quỳ chuyển màu đồng nghĩa với việc màng ối bạn đang có dấu hiệu bị rò rỉ.

Tương tự cách này, mẹ bầu cũng có thể dùng giấy quỳ mua ở cửa hàng hóa chất để kiểm tra. Nếu bầu đang bị rỉ ối, giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh đen sẫm.

Lưu ý khi bị rỉ ối

Nếu đã xác định chính xác mình đang bị rỉ ối, bầu lưu ý không nên sử dụng băng vệ sinh, ngâm mình trong bồn tắm hay “giao ban” với anh xã. Tốt nhất, nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời với những trường hợp thai chưa đủ 37 tuần.

Rỉ nước ối khi thai đã được 37 tuần có thể là một trong những dấu hiệu báo động cơn chuyển dạ sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ tiếp theo. Do đó, bạn nên sẵn sàng tất cả những đồ dùng và chuẩn bị “lên đường” đi sinh em bé.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x