Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 23/10/2023

Sưng nướu khi mang thai có ảnh hưởng gì không và làm sao để hết?

Sưng nướu khi mang thai có ảnh hưởng gì không và làm sao để hết?
Sưng nướu hay còn gọi là viêm nướu có thể là một trong những biến chứng thai kỳ bạn có thể gặp phải. Nướu khi bị sưng sẽ khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi.

Không chỉ thế, mỗi lần bạn thưởng thức món ăn nào thì vấn đề sưng nướu khi mang thai sẽ gây cản trở dẫn đến không ngon miệng. Vậy tại sao bạn bị sưng nướu trong thai kỳ?

Tại sao bị sưng nướu răng khi mang thai?

Điều này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hầu như, bà bầu bị sưng nướu răng sẽ cảm thấy đau khi dùng chỉ nha khoa hay bàn chải. Thực chất, tình trạng sưng nướu răng chính là một trong các dấu hiệu của viêm nướu.

Khi bạn bị sưng nướu răng sẽ dễ nhạy cảm hơn với các vi khuẩn sinh sôi trong các mảng bám thức ăn. Trong khi đó, lưu lượng máu trong cơ thể tăng ở phần nướu khi mang thai cũng là nguyên nhân cộng dồn khiến bạn bị viêm nướu răng.

Và chẳng may, nếu tình trạng sưng nướu răng khi mang thai này trở nên nặng hơn bạn có thể dẫn đến vấn đề viêm nha chu.

>> Bạn có thể xem thêm: 14 cách chữa đau răng cho bà bầu giúp giảm nguy cơ sinh non

Dấu hiệu bà bầu bị viêm nướu răng

Dấu hiệu bà bầu bị viêm nướu

Nếu bạn đã biết tại sao bị sưng nướu răng; thì bạn cũng cần phân biệt được các dấu hiệu viêm sưng nướu khi mang thai dưới đây để kịp thời điều trị tình trạng:

  • Nướu răng bị đỏ
  • Nướu răng sưng tấy
  • Bề mặt nướu trở nên bóng hơn
  • Nướu răng trở nên nhạy cảm hơn
  • Nướu chảy máu khi dùng chỉ nha khoa hay đánh răng

Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy miệng bị hôi ngay cả khi vừa mới đánh răng. Tình trạng này cũng có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ hai và các giai đoạn sau của thai kỳ.

Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?

Sưng nướu răng cũng là một trong những dấu hiệu mang thai với một số người. Như MarryBaby đã nói, sự thay đổi của nội tiết tố và sự gia tăng lưu lượng máu trong thai kỳ sẽ dẫn đến tình trạng sưng đau và chảy máu nướu. Thậm chí, có người còn bị u hạt sưng mủ ở nướu răng nhưng không gây ung thư khi mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chấm dứt ngay sau khi bạn sinh con.

Cùng với vấn đề dấu hiệu viêm nướu, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu trên MarryBaby nhé.

Sưng nướu khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bị viêm nướu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bị viêm nướu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hiện tại, MarryBaby chưa tìm thấy bằng chứng nghiên cứu khoa học chứng minh tình trạng sưng nướu khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi, sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng nướu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến viêm nha chu.

Nếu bạn bị viêm nha chu khi mang thai thì lại có thể dẫn đến biến chứng sinh non hoặc trẻ sơ sinh sinh ra nhẹ cân. Ngoài ra, khi bạn bị viêm nha chu còn khiến nướu tụt ra khỏi chân răng, để lộ các túi chân răng dễ dẫn đến nhiễm trùng. Tình trạng này trở nặng có thể khiến bạn bị rụng răng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không? Mẹ hãy xem ngay để biết và điều trị kịp thời

Cách làm giảm sưng nướu răng cho bà bầu

Cách làm giảm sưng nướu răng cho bà bầu tốt nhất là thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để lấy sạch các mảng bám thức ăn ra khỏi các kẽ răng. Hoặc thay vì dùng chỉ nha khoa, bạn có thể sử dụng tăm nước để làm sạch răng miệng.

Ngoài ra, bạn nên dùng bàn chải đánh răng có lông mềm để giảm gây ra các kích ứng nướu hơn. Và để kiểm soát được vấn đề sưng nướu khi mang thai bạn nên thực hiện tốt các hướng dẫn sau:

Nướu răng của bạn thông thường sẽ trở lại bình thường sau khi sinh em bé. Các tình trạng chảy máu và nhạy cảm ở nướu cũng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng nướu khi mang thai trở nên nặng hơn và tiếp tục ngay cả sau khi sinh, thì bạn nên đi khám răng miệng sớm nhé!
Cách làm giảm sưng chân răng cho bà bầu
Cách làm giảm sưng chân răng cho bà bầu

Những lưu ý để không bị sưng nướu khi mang thai

Nếu bạn may mắn không bị sưng nướu khi mang thai hoặc bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng đã khắc phục được thì cũng cần lưu ý các điều sau để không bị tái lại:

  • Nhớ đi khám răng: Bạn không được quên đăng ký lịch khám răng để theo dõi sức khoẻ răng miệng của mình nhé.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Bạn cần bỏ sử dụng thuốc lá và các sản phẩm liên quan đến chất kích thích để bảo vệ cho sức khoẻ răng miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống khoa học, giảm các thức ăn và đồ uống ngọt cũng sẽ giúp hỗ trợ tốt cho sức khoẻ răng miệng.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Bạn hãy nhớ đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn bám trên răng. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ đánh răng sau khi ăn các thức ăn hoặc đồ uống ngọt như trái cây khô, kẹo…

Như vậy, sưng nướu khi mang thai là một tình trạng của viêm nướu. Đây là một vấn đề thường gặp ở thai phụ do sự thay đổi của nội tiết tố và lưu lượng máu khiến phần nướu răng bị sưng viêm. Tuy nhiên nếu bạn không kiểm soát tốt tình trạng này có thể sẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu nguy hiểm cho thai kỳ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Why pregnant women get swollen gums (and how to prevent them)
https://www.themightymouth.org/why-pregnant-women-get-swollen-gums-and-how-to-prevent-them
Truy cập ngày 05/10/2023

2. Pregnancy Gingivitis
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22484-pregnancy-gingivitis
Truy cập ngày 05/10/2023

3. Pregnancy Gingivitis (Bleeding Gums): Signs, Causes And Treatment
https://www.momjunction.com/articles/pregnancy-gingivitis-signs-symptoms-treatment_00816013/
Truy cập ngày 05/10/2023

4. Swollen Gums During Pregnancy
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/swollen-gums-during-pregnancy/
Truy cập ngày 05/10/2023

5. 5 weird pregnancy symptoms you might not know about
https://utswmed.org/medblog/weird-pregnancy-symptoms/
Truy cập ngày 05/10/2023

x