Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/10/2020

Từ A-Z những điều cần biết về đau bụng dưới khi mang thai

Từ A-Z những điều cần biết về đau bụng dưới khi mang thai
Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc mức độ, vị trí cũng như những biểu hiện đi kèm của cơn đau.

Ngoài đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai là triệu chứng phổ biến mẹ bầu nào cũng gặp phải. Và hệ tiêu hóa là cơ quan bị “đổ lỗi” thường xuyên nhất.

Tuy nhiên, không phải tất cả các cơn đau bụng dưới đều cùng một nguyên nhân. Đau bụng dưới có thể là dấu hiệu báo động của một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Tùy theo vị trí cũng như những dấu hiệu đi kèm, bạn có thể xác định mức độ nguy hiểm của cơn đau.

Đau bụng dưới khi mang thai
Đau bụng dưới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

1. Đau lâm râm

Cảm giác đau lâm râm bụng trong những tuần đầu tiên làm bạn lo lắng? Theo các chuyên gia, thay vì lo, bạn nên cảm thấy vui, bởi đây là dấu hiệu cho thấy trứng thụ tinh đang bám vào tử cung và bắt đầu phát triển. Cảm giác tưng tức vùng bụng dưới này thường chỉ kéo dài 2-3 ngày và có xu hướng giảm dần.

Trong những giai đoạn sau của thai kỳ, cảm giác đau lâm râm vùng bụng dưới có thể do sự giãn cơ và dây chằng nâng đỡ bụng. Nếu là nguyên nhân này, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng khi thay đổi tư thế, đứng lên ngồi xuống hoặc khi ho, hắt hơi.

2. Những cơn đau quặn bụng dưới khi mang thai

Đau bụng dưới khi mang thai kèm triệu chứng buồn nôn, xuất huết âm đạo có thể là báo động đỏ của sảy thai, sinh non, mang thai ngoài tử cung hoặc tiền sản giật… Những cơn đau trong trường hợp này không còn đau âm ỉ mà chuyển thành cơn co thắt, đau quặn từng cơn ở phần bụng dưới và tử cung.

80% những trường hợp đau bụng khi mang thai dữ dội kèm ra máu là dấu hiệu bất thường. Vì vậy, nếu gặp trường hợp này, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

3. Đau bụng dưới bên trái hoặc phải khi mang thai

Rất nhiều mẹ bầu chỉ cảm thấy đau một bên bụng trái hoặc phải khi mang thai. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang gặp vấn đề với hệ tiêu hóa, hệ thống sinh sản hoặc tiết niệu. Tùy theo vị trí cơn đau, vấn đề mẹ bầu gặp phải sẽ khác nhau.

Cùng là vấn đề liên quan hệ tiêu hóa, nhưng nếu đau bụng dưới bên trái, mẹ bầu đang có nguy cơ bị táo bón, nhiễm trùng đường ruột, bệnh viêm ruột… Ngược lại, đau bụng dưới bên phải khi mang thai có thể do viêm ruột thừa, tắc nghẽn ruột hoặc viêm đại tràng.

4. Đau tức bụng dưới

Giống như cảm giác đau lâm râm, đau âm ỉ, những cơn đau tức bụng dưới cũng có thể do dây chằng bị căng giãn theo quá trình phát triển của thai nhi.

Hệ tiêu hóa có vấn đề cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau tức bụng dưới khi mang thai. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn kết hợp với việc tử cung gia tăng kích thước, chèn ép trực tràng làm hệ tiêu hóa hoạt động kém, dẫn đến bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu thậm chí táo bón.

Để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, mẹ bầu nên tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, đồng thời uống thật nhiều nước.

5. Đau buốt bụng dưới

Nếu bị đau buốt bụng dưới mỗi lần đi vệ sinh, nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu rất cao. Một số dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiểu cần lưu ý:

  • Tần suất đi vệ sinh cao, nhất là vào buổi tối
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có mùi, màu bất thường. Một số trường hợp nước tiểu có thể lẫn máu

Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non, viêm bàng quang, viêm thận… Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Tóm lại, đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào mức độ cơn đau, vị trí cũng như những biểu hiện đi kèm theo. Những trường hợp đau bụng dưới kèm theo triệu chứng chảy máu âm đạo, sốt cao co giật, tiểu buốt… bà bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Đây có thể là biểu hiện của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị sớm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x