Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/04/2022

Trị dứt chứng đau xương sườn khi mang thai

Trị dứt chứng đau xương sườn khi mang thai
Vào những tháng cuối của thai kỳ, nhiều mẹ cảm thấy những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội hai bên sườn, nhưng không hiểu nguyên do. Không thể uống thuốc để hạn chế cơn đau, giải pháp thông thường của mẹ bầu là cố gắng "chịu trận". Những mẹo nhỏ giảm đau mà không cần dùng thuốc bật mí cho mẹ ngay sau đây!
Giảm đau khi mang thai
Nếu phải ngồi lâu, mẹ bầu nên kê một chiếc gối nhỏ phía sau để thoải mái hơn

1/ “Thủ phạm” gây đau xương sườn khi mang thai

Đau xương sườn khi mang thai không phải chuyện lạ, đặc biệt đau sườn phải. Trong khi nhiều mẹ chỉ cảm thấy hơi âm ỉ trong khi những mẹ bầu khác lại có cảm giác như dao đâm. Thủ phạm chính gây nên những cơn đau này là hormone relaxin, một loại hormone được sản sinh trong những tháng cuối thai kỳ. Dưới tác động của hormone này, dây chằng ở bụng và hông kéo dãn ra tạo không gian cho bé cưng phát triển và hỗ trợ mẹ vượt cạn dễ dàng hơn.

Với sự giãn nở của tử cung, dây chằng trong lồng ngực cũng căng ra, và mẹ bầu có thể cảm thấy được áp lực của bé trên lồng ngực của mình. Thậm chí, do phổi bị chèn ép nên giảm thể tích, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở hơn.

2/ Giảm đau khi bị đau xương sườn khi mang thai

Trong suốt thai kỳ của mình, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau, nhất là khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ. Nếu cơn đau quá khó chịu, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về panadaine forte hoặc panadeine. Tuy nhiên, những loại thuốc này sẽ gây táo bón, một triệu chứng cực kỳ khó chịu trong thai kỳ. Vì vậy, nếu có thể, mẹ bầu nên tránh uống thuốc. MarryBaby mách mẹ một vài cách có thể giúp mẹ làm dịu những cơn đau xương sườn.

– Mặc quần áo thoải mái: Những bộ quần áo cũ, ôm sát cơ thể chỉ làm cơn đau của bạn thêm nghiêm trọng, vì chúng sẽ làm tăng áp lực lên xương sườn của mẹ. Bạn nên mua một vài bộ quần áo rộng rãi, thoải mái.

– Thay đổi tư thế: Khi ngồi thẳng hoặc nghiêng về phía trước trong một thời gian dài, bạn đã vô tình đẩy bé vào vùng không gian nhỏ hơn. Việc này có tác động không tốt đến chứng đau sườn của bạn. Vì vậy, bạn nên cố gắng ngồi ngả ra sau bất cứ khi nào có thể. Một chiếc gối kê sau lưng sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn hẳn.

Bài tập thể dục: Đứng thẳng mặt đối diện với bức tường cách chân khoảng 40cm, đưa cánh tay lên trước mặt. Tiếp theo chống 2 tay vào tường và từ từ kéo chúng lên cao, qua đầu, càng cao càng tốt. Giữ nguyên tư thế cho đến khi bạn có thể quen và cảm thấy thoải mái. Động tác này kéo giãn xương sườn và cơ hoành trên tử cung giúp bạn dễ chịu hơn.

– Sử dụng gối ôm dành cho thai phụ sẽ giúp cải thiện những liên kết của cơ thể khi bạn nằm. Ngoài ra nó còn giảm áp lực cho xương sườn và xung quanh các mô khi nằm. Dùng gối để lót mình khi ngủ. Đặt gối dưới hông bạn chỗ của thai nhi sẽ giúp loại bỏ những căng thẳng từ cơ và xương và giảm đau xương sườn.

– Áo lót bụng là loại áo lót có băng dài hỗ trợ kéo dài vừa ở dưới bụng và nhẹ nhàng kéo bụng lên, giúp giảm căng cơ và giảm đau. Nó có thể làm giảm căng cơ bụng và giải phóng cơn đau sườn trước đó.

3/ Kiểm soát cơn đau xương sườn trong thai kỳ

– Mặc áo ngực kích cỡ phù hợp để hỗ trợ và phân tán áp lực bởi bộ ngực nặng nề to lớn

– Thường xuyên tham gia các bài tập dành cho thai phụ, bài tập hít thở và yoga. Nó sẽ làm giảm đáng kể căng thẳng và cơn đau.

Tư thế ngồi và ngủ cũng rất quan trọng. Cách tốt nhất là ngồi thẳng và dùng một cái gối nhỏ để kê lưng.

– Ngủ nằm nghiêng về bên nào bị đau sẽ làm giảm cơn đau bên đó.

– Thường xuyên đi bộ và không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.

– Mát-xa nhẹ nhàng ở những vùng của cơn đau để làm thư giãn cơ.

– Đặt một túi đá vào chỗ đau và nâng cao tay trong suốt thời gian đó.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x