Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Lâm Nguyệt Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 11/08/2023

Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt mẹ biết không?

Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt mẹ biết không?
Khi đã mang thai thì không thể có kinh nguyệt. Vì thế vấn đề tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt là thắc mắc hàng đầu của nhiều chị em đang mong con.

Để trả lời câu hỏi tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt, chúng ta phải xét trường hợp bạn mang thai thật và bị chảy máu âm đạo chứ không phải kinh nguyệt.

Kinh nguyệt và thai kỳ

Bạn có thể có kinh nguyệt mà vẫn mang thai? Câu trả lời là KHÔNG. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn có thể ra đốm máu, thường màu hồng nhạt hoặc nâu đậm, nhưng đó không phải kinh nguyệt mà chính là máu báo thai.

Quay lại với kinh nguyệt thì kỳ kinh nguyệt là sự kiện xảy ra hàng tháng do sự sụt giảm hormone nội tiết. Mỗi tháng buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng, phần còn lại là hoàng thể chịu trách nhiệm tiết ra hormone để nuôi dưỡng niêm mạc tử cung chuẩn bị cho phôi làm tổ.

Nếu trứng này không được thụ tinh, sẽ tiêu biến và hoàng thể cũng vậy, 14 ngày sau rụng trứng, hoàng thể sẽ thoái hóa dẫn đến giảm sản xuất hormon nội tiết. Chính sự sụt giảm hormone này dẫn đến niêm mạc tử cung bong ra và gây nên hiện tượng hành kinh.

Máu trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường ban đầu có màu nhạt sau đó đỏ đậm dần, đến cuối chu kỳ, máu lại trở nên ít và nhạt màu hơn.

 tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt
Kinh nguyệt và thai kỳ là 2 giai đoạn tách biệt của sinh lý sinh dục nữ

Sự khác nhau giữa kỳ kinh nguyệt và mang thai là khá rõ ràng:

Một khi bạn đang có thai, bạn sẽ không có chu kỳ hàng tháng nữa. Tuy nhiên, một số phụ nữ nhận thấy họ vẫn ra máu khi mang thai.

Điều này đặt ra câu hỏi về việc mang thai vẫn có kinh nguyệt trên mạng xã hội, blog và chương trình truyền hình.

Ra máu âm đạo không phải lúc nào cũng là dấu hiệu nguy hiểm. Nhiều phụ nữ vẫn sinh ra những em bé khỏe mạnh sau khi ra máu trong thai kỳ.

Nếu ra máu khi mang thai không phải là kinh nguyệt, thì đâu là những nguyên nhân cho điều này?

Lúc này sẽ có 2 giải thuyết đặt ra cho tình trạng tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt. Đó là bạn bị chảy máu trong thai kỳ hoặc bị triệu chứng mang thai giả.

Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt?

Khoảng 25-30% phụ nữ có ra máu trong giai đoạn đầu thai kỳ. Một số nguyên nhân bao gồm: Hiện tượng ra máu báo khi thai làm tổ vào niêm mạc tử cung, chảy máu nguyên nhân từ cổ tử cung (như viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung), thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con), dấu hiệu của dọa sảy thai hay sảy thai.

>> Tìm hiểu: Có thai ngoài tử cung có giữ được không?

1. Ra máu báo thai

Điều này xảy ra trong giai đoạn sớm nhất của thai kỳ khiến nhiều người lầm tưởng có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt. Tại thời điểm này, có khi bạn còn chưa làm xét nghiệm và không biết mình đã có thai.

Đây là loại máu xuất hiện khi trứng được thụ tinh cấy vào tử cung, thường là vào đúng chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Đôi khi một số phụ nữ nhầm máu báo thai với máu kinh nguyệt mặc dù nó thường nhạt màu hoặc ra lốm đốm.

>> Xem thêm: Máu báo thai: Cách nhận biết có thai sớm không nên bỏ qua!

2. Những nguyên nhân khác

Ngoài hiện tượng ra máu báo thì còn một số nguyên nhân khác gây ra máu trong thai kỳ như thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, sảy thai, chửa trứng…

Trong đó cần được loại trừ đầu tiên là chửa ngoài tử cung vì nguyên nhân này được coi là một tình trạng cấp cứu nếu không được chẩn đoán sớm dẫn tới vỡ khối chửa ngập máu ổ bụng.

Chính vì vậy nếu thấy xuất hiện ra máu trong 3 tháng đầu hay ra máu kèm theo chậm kinh, thử que lên 2 vạch, bạn cần vào viện khám ngay để xác định xem nguyên nhân ra máu này là gì nhé.

tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt

Sau tuần 20 của thai kỳ, nếu bạn còn ra máu âm đạo, hãy đi khám ngay bởi đó là dấu hiệu của:

  • Nhau tiền đạo: xảy ra khi nhau thai bám ở vị trí thấp nhất của tử cung, bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.
  • Dọa sinh non : mẹ bầu xuất hiện cơn co tử cung hoặc ra máu khi tuổi thai nhỏ hơn 37 tuần tuổi.
  • Sinh non: Khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở rộng, tử cung sẽ có lại để đẩy thai nhi xuống. Điều này có thể gây chảy máu.
  • Quan hệ tình dục:Hầu hết mẹ bầu khi mang thai vẫn có thể tiếp tục quan hệ vợ chồng, tuy nhiên một số tư thế hay do động tác mạnh có thể gây nên hiện tượng ra máu âm đạo khi quan hệ tình dục. Những trường hợp này được khuyên không nên quan hệ nữa hoặc nếu có cần hết sức nhẹ nhàng.
  • Vỡ tử cung: đó là khi tử cung bị vỡ trong quá trình chuyển dạ, phải cấp cứu. Bệnh này có khả năng xảy ra với trường hợp trước đó từng sinh mổ hoặc phẫu thuật trên tử cung.
  • Bong nhau thai Nhau bong non : là hiện tượng nhau thai bong ra khỏi tử cung trước khi em bé chào đời. Trường hợp này phải cấp cứu.

Nhìn chung có thể kết luận KHÔNG THỂ CÓ KINH NGUYỆT KHI MANG THAI . Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu khi mang thai có thể là sinh lí bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng cấp cứu cần được chẩn đoán sớm.

Chính vì vậy, nếu đã được chẩn đoán mang thai, bất kể thời điểm nào của thai kì nếu xuất hiện ra máu âm đạo các mẹ bầu cần được đi khám ngay để xác định nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Bleeding during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bleeding-during-pregnancy

Truy cập ngày 21/2/2022

Bleeding During Pregnancy

https://www.acog.org/womens-health/faqs/bleeding-during-pregnancy

Truy cập ngày 21/2/2022

Vaginal bleeding

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vaginal-bleeding/

Truy cập ngày 21/2/2022

Pseudocyesis Versus Delusion of Pregnancy: Differential Diagnoses to be Kept in Mind

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3361851/

Truy cập ngày 21/2/2022

What To Know About Pseudocyesis (False Pregnancy)

https://www.verywellfamily.com/false-pregnancy-what-you-need-to-know-5074176

Truy cập ngày 21/2/2022

x