Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 07/10/2022

Nhau thai bám mặt sau có nghĩa là gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhau thai bám mặt sau có nghĩa là gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Vị trí bám nhau thai cũng nói lên những dấu hiệu bất thường khi mẹ mang thai. Tùy thuộc vào vị trí bám của bánh nhau mà có thể gây ra nhiều nguy hiểm đối với sản phụ và thai nhi.

Nhau thai là bộ phận quan trọng đối với bé trong quá trình mẹ mang bầu. Nếu nhau thai bám mặt sau có nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi không? Bài viết sau chia sẻ những thông tin về tình trạng nhau thai hay rau thai bám mặt sau và những vị trí nhau nguy hiểm mà mẹ bầu cần biết để tránh rủi ro trong thai kỳ.

Nhau thai là gì?

Trước khi tìm hiểu về nhau thai bám mặt sau, chúng ta cần biết rõ về vai trò của nhau thai là gì. Nhau thai (placenta) là bộ phận quan trọng nối thai nhi với thành tử cung của mẹ qua dây rốn. Cơ quan quan trọng này giúp cho thai nhi có thể phát triển được trong tử cung bằng cách vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu để nuôi bé.

Đồng thời, nhau thai còn có vai trò loại bỏ chất thải khỏi máu của thai nhi. Người ta thường ví nhau thai là sợi dây liên kết giữa mẹ và bé. Nhau thai màu đỏ, hình tròn và có thể nặng tới 0,9kg; được hình thành ngay từ lúc phôi thai bám vào thành tử cung. Cũng ngay lúc này, các tế bào sẽ chia thành 2 nhóm gồm nhau thai và thai nhi.

Vài ngày sau, nhau thai bám vào lớp nội mạc tử cung để tiến hành nuôi dưỡng em bé. Ngay từ tuần thứ 10, mẹ có thể thấy được nhau thai thông qua siêu âm. Nhau thai trải qua nhiều thay đổi từ khi thụ thai đến khi sinh ra.

Khi thai nhi lớn lên, nhau thai phát triển để thích ứng với sự phát triển đó. Vào thời điểm sinh nở, nhau thai có thể nặng tới 500g. Sau khi em bé chào đời, tử cung của mẹ cũng sẽ co bóp để tống nhau thai ra ngoài. Việc xác định vị trí của nhau thai rất quan trọng và quyết định mẹ bầu có thể sinh thường qua đường âm đạo hay phải sinh mổ.

>> Bạn có thể xem thêm: Độ trưởng thành của nhau thai là gì mẹ biết chưa?

Nhau thai bám mặt sau có tốt cho mẹ và thai nhi không?

vị trí nhau bám mặt sau

Nhau thai phát triển ở bất cứ nơi nào mà trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung. Thông thường, có 4 vị trí nhau bám mặt sau và phát triển:

  • Vị trí phía trước: nhau thai bám mặt trước, trên thành trước của tử cung, gần bụng nhất.
  • Vị trí phía sau: nhau thai bám mặt sau, trên thành sau của tử cung, gần cột sống nhất.
  • Vị trí cơ bản: trên thành trên cùng của tử cung.
  • Vị trí bên: ở bên phải hoặc bên trái của tử cung.

Đây đều là những vị trí nhau bám mặt sau bình thường để nhau thai làm tổ và phát triển. Vậy nhau bám mặt sau có an toàn cho mẹ và thai nhi không? Câu trả lời là nhau bám mặt sau là vị trí hoàn toàn bình thường, vậy nên mẹ không cần phải lo lắng.

Nhau thai bám mặt sau rất tốt và còn giúp mẹ bầu có thể cảm nhận được sự cử động của em bé sớm hơn và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng không được chủ quan, cần phải đi khám định kỳ để biết được vị trí của nhau thai và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu có chuyện bất trắc xảy ra. Bởi vì vị trí bám của nhau thai có thể thay đổi trong thai kỳ.

Nhau thai bám mặt sau nhóm 1 và 2 là gì?

Nhiều mẹ thắc mắc nhau thai thai bám mặt sau nhóm 1 là gì? Hay nhau bám mặt sau nhóm 2 là gì? Chúng ta có thể hiểu hai trường hợp này như sau:

  • Nhau thai bám mặt sau nhóm 1 khi bờ trên bánh nhau vượt qua vị trí đáy tử cung hoặc ở ngay đáy.
  • Nhau bám mặt sau nhóm 2 khi bờ trên bánh nhau vượt lên trên ½ thân thử cung hoặc ở ngang thân.

Nhìn chung nhau bám mặt sau nhóm 2 bờ dưới bánh nhau thấp hơn nhóm 1. Và cả hai trường hợp đều là thai bám mặt sau an toàn nhưng cũng cần phải theo dõi. Có sự thay đổi này là do khi thai lớn lên, bánh nhau cũng sẽ tăng kích thước; diện tích nhau bám cũng sẽ thay đổi và lan theo nhiều hướng.

Tốt nhất khi biết mình mang thai, mẹ nên đi khám thường xuyên để xác định vị trí nhau thai và điều trị kịp thời nếu có điều gì xảy ra. Những mẹ bầu rau bám mặt sau thường cảm nhận được thai máy sớm hơn nhau thai bám mặt trước. Theo mẹo nuôi con dân gian các cụ để lại, nhau bám mặt trước thì em bé sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng hơn.

Nhau thai bám mặt sau là con trai hay con gái?

Nhiều mẹ thắc mắc nhau thai bám mặt sau là sinh con trai hay con gái. Tuy nhiên, đây là một vấn đề không có câu trả lời chính xác. Vì tỉ lệ sinh con trai hay con gái trong trường hợp này là ngang nhau. Và hiện tại cũng chưa có nghiên cứu không học nào chứng minh điều này. Tốt nhất, mẹ bầu muốn biết nhau thai bám mặt sau là con trai hay con gái thì nên đi siêu âm để có kết quả chính xác nhất nhé. >> Bạn có thể xem thêm: Đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim, lời đồn có ‘linh ứng’

Các vị trí nhau thai nguy hiểm mẹ cần lưu ý

Bên cạnh vấn đề nhau thai bám mặt sau có tốt không? Mẹ bầu cần biết trong những vị trí nhau thai bám sau có thể nguy hiểm và cần lưu ý:

thai bám mặt sau

1. Nhau thai tiền đạo

Nhau thai tiền đạo xảy ra khi nhau thai che phủ cổ tử cung. Nếu nhau thai che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung có thể gây ra các biến chứng trong suốt thai kỳ như chảy máu nhau thai; sinh non; thai nhi dị tật bẩm sinh…

Nếu bị nhau tiền đạo, mẹ cần tránh hoạt động mạnh và tuyệt đối không được kích thích để tử cung co thắt. Tốt nhất, nếu phát hiện thấy có hiện tượng nhau tiền đạo, mẹ nên nhập viện ngay lập tức để được bác sĩ theo dõi.

2. Nhau bám thấp

Nhau bám mặt thấp xảy ra do trứng thụ tinh “cư trú” ở phía dưới tử cung. Tình trạng này có thể do tử cung của người mẹ bị dị dạng hoặc có tiền sử nạo hút thai.

Nhau thai bám thấp là một phần của nhau tiền đạo gây cản trở cho đường đi của thai nhi khi mẹ chuyển dạ. Điều này có thể khiến mẹ bị mất máu, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.

Phát hiện nhau thai bám mặt thấp, mẹ phải thường xuyên đi khám và được xác định chính xác vào sau tuần 28. Mẹ bầu có nhau bám mặt thấp có nguy cơ sảy thai và sinh non cao, vì vậy bác sĩ thường chỉ định đẻ mổ.

3. Nhau cài răng lược

Nhau cài răng lược là bánh nhau ăn vào tử cung (tưởng tượng như cái lược cài vào tóc). Nếu mẹ bị nhau cài răng lược thì sau khi sinh, nhau thai không thể tự bong tróc ra được. Điều này sẽ khiến mẹ mất máu nhiều sau sanh, sót nhau trong tử cung, đờ tử cung, và tình huống xấu có thể phải cắt cả tử cung để cầm máu.

Nhau cài răng lược được coi là hiện tượng rất nguy hiểm. Bởi khi gặp tình trạng này, mẹ có khả năng gặp nhiều biến chứng khi sinh. Thậm chí mẹ có thể dễ bị xuất huyết trong quá trình phẫu thuật tách nhau.

Để đảm bảo an toàn, khi bị nhau cài răng lược, mẹ cũng cần đi khám thường xuyên và nhập viện ngay nếu bác sĩ yêu cầu.

Như vậy, với bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã biết nhau thai bám mặt sau có tốt không và nhau bám mặt sau là bình thường, không gây nguy hiểm. Thế nên nếu mẹ mang thai rau thai bám mặt sau, thì hãy yên tâm tận hưởng một thai kỳ vui vẻ, khỏe mạnh và đừng quên thăm khám định kỳ để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What complications can affect the placenta?
https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/placenta-complications/
Truy cập ngày 25/11/2021

2. Placenta: How it works, what’s normal
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/placenta/art-20044425
Truy cập ngày 25/11/2021

3. Anterior placenta previa in the mid-trimester of pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6214571/
Truy cập ngày 25/11/2021

4. Study for risks of amniocentesis in anterior placenta compared to placenta of other locations
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1028455921001303
Truy cập ngày 25/11/2021

5. Placental location and pregnancy outcome
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3935544/
Truy cập ngày 25/11/2021

x