Có lẽ không ít mẹ bầu cũng từng trải qua hiện tượng nôn ra máu khi mang thai. Sự thật thì đây là vấn đề cũng khá phổ biến bên cạnh những tình trạng như ốm nghén hay táo bón vậy. Thế nhưng, không phải ai cũng được trang bị đầy đủ kiến thức để đối mặt với tình huống này. Đừng quá lo lắng vì bài viết sau đây chính là “kim chỉ nam” cho bạn đấy!
Việc nôn ra máu khi mang thai giai đoạn đầu là hết sức bình thường. Đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đấy.
Có nhiều nguyên nhân khiến bầu nôn ra máu, trong đó phổ biến nhất là khi mẹ bầu ốm nghén hoặc nôn mửa trong thời gian dài. Điều này sẽ làm cho niêm mạc thực quản bị vỡ, dẫn đến máu xuất hiện trong dịch nôn.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi triệu chứng này hoàn toàn có thể điều trị được. MarryBaby sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về hiện tượng này.
Nôn ra máu khi mang thai là gì?
Nôn ra máu khi mang thai là hiện tượng cơ thể thải ra một lượng máu nhất định trong dịch nôn mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau.
Đối với phụ nữ mang thai, các bà mẹ tương lai thường bị nôn ra máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi lẽ đây là giai đoạn mà tình trạng ốm nghén diễn ra mạnh mẽ nhất. Như đã đề cập ở trên, điều này cũng là lý do dẫn đến chứng ói ra máu ở thai phụ. Máu nôn ra khi quan sát thấy có màu nâu, đỏ thẫm như bã cà phê hoặc đỏ tươi. Tuy nhiên, màu sắc và độ sánh của máu sẽ thay đổi tùy vào nguyên nhân xuất huyết.
Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bị thổ huyết do chảy máu đường tiêu hóa. Tình trạng này bao gồm chảy máu thực quản, chảy máu dạ dày hoặc chảy máu hành tá tràng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng.
Những sự thật về chứng nôn ra máu có thể bạn chưa biết

Dưới đây là những gì có thể xảy ra nếu bà bầu bị nôn ra máu:
- Xuất huyết đường tiêu hóa trên là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng thổ huyết khi mang thai.
- Việc nôn mửa thường xuyên và liên tục có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Melaena – một tình trạng dẫn đến phân màu đen sệt như hắc ín và có mùi khó chịu.
- Khi một số mạch máu lớn bị vỡ, sẽ có hiện tượng máu tươi xuất hiện trong dịch nôn.
- Một số triệu chứng đi kèm khi nôn có thể là chóng mặt và đau bụng nhẹ.
- Nôn ra máu có thể dẫn đến mất thể tích dịch lỏng trong cơ thể, từ đó gây hạ huyết áp.
- Nếu nôn ói quá nhiều và với lực mạnh có thể dẫn đến tình trạng rách niêm mạc đột ngột ở thực quản (được gọi là hội chứng Mallory Weiss hay vết rách ở dạ dày thực quản), cũng có thể dẫn đến thổ huyết…
Đi tìm nguyên nhân khiến mẹ bầu nôn ra máu khi mang thai
Theo các chuyên gia, việc bà bầu nghén nôn ra máu là biểu hiện của tình trạng ốm nghén nặng. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
1. Bầu nôn ra máu do viêm loét dạ dày
Tình trạng này có thể xảy ra do tác nhân là vi khuẩn HP (Helocobacter pylori) gây nhiễm trùng niêm mạc bên trong dạ dày. Chứng viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (gọi là viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Rối loạn này để lại hệ quả là mẹ bầu bị ói ra máu nhiều. Đôi khi nó cũng đi kèm với cơn đau bụng và mệt mỏi.
2. Mất nước
Một trong những lý do chính khiến bà bầu bị thổ huyết là mất nước. Khi cơ thể không tiếp nhận được lượng chất lỏng cần thiết, nó sẽ tạo ra áp lực khiến chất nôn phun ra có mật vàng và máu. Vì vậy, điều quan trọng cần làm là bổ sung nước đầy đủ trong suốt thai kỳ bạn nhé!
3. Bầu nôn ra máu do chảy máu thực quản
Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bầu sẽ luôn phải đối mặt với cảm giác buồn nôn và nôn liên tục. Thế nhưng việc nôn quá nhiều, nhất là những cơn nôn mạnh, có thể khiến thực quản bị chảy máu. Chấn thương này chính là lý do vì sao bạn thấy có vết máu trong dịch nôn của mình.
4. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Việc thiếu một chế độ ăn uống cân bằng khi mang thai cũng có thể dẫn đến thổ huyết ở mẹ bầu. Sẽ không có gì lạ nếu bạn cảm thấy muốn nôn sau bữa ăn hoặc vào lúc sáng sớm nếu không kiên trì tuân thủ theo chế độ ăn uống phù hợp. Cơ thể có cách riêng để chống lại những thứ mà nó không thể tiếp nhận được.
5. Bầu nghén nôn ra máu do đói bụng
Thực tế, các bà mẹ tương lai luôn cần có những bữa ăn phụ đều đặn để “khỏa lấp” cơn đói của mình. Một điều hết sức lưu ý rằng, nếu bạn để dạ dày “rỗng” khi mang thai, nó có thể khiến bạn cảm thấy cồn cào, mệt mỏi và thậm chí gây nôn ra máu. Nghe có vẻ lạ, nhưng nếu không ăn uống đầy đủ khi mang thai, các hoạt động trong cơ thể bạn sẽ có thể bị đảo lộn đấy!
6. Tăng huyết áp
Khi mang thai, phụ nữ thường hay gặp chứng hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu trường hợp ngược lại bị tăng huyết áp thì có thể dẫn đến nôn ra máu, nhưng điều này lại rất hiếm khi xảy ra.
Bên cạnh đó, việc tăng huyết áp tĩnh mạch cửa cũng là nguyên nhân được biết gây ra vấn đề thổ huyết. Chính vì lẽ đó, các bác sĩ thường khuyên bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Tình trạng căng thẳng quá mức trong thai kỳ sẽ làm cản trở quá trình phát triển của thai nhi.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!