Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 26/10/2022

Chẩn đoán thai ngoài tử cung - biết sớm trị lành nha các mẹ ơi

Chẩn đoán thai ngoài tử cung - biết sớm trị lành nha các mẹ ơi
Thai ngoài tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tình trạng này nguy hiểm như vậy, liệu có cách nào để nhận biết, chẩn đoán thai ngoài tử cung sớm để đảm bảo an toàn cho mẹ? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thai ngoài tử cung là gì?

Trước khi tìm hiểu cách nhận biết và chẩn đoán thai ngoài tử cung như thế nào, các mẹ hãy cùng tìm hiểu thai ngoài tử cung là gì nhé.

Bình thường, trứng sau khi đã thụ tinh với tinh trùng sẽ di chuyển qua vòi trứng, ống dẫn trứng xuống buồng tử cung để làm tổ. Việc làm tổ đúng chỗ giúp cho thai nhi được cung cấp máu một cách đầy đủ từ các mạch máu của tử cung. Đồng thời, điều này cũng đảm bảo về không gian để thai nhi có thể phát triển, do tử cung có khả năng co giãn khi thai lớn lên.

Thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy) là tình trạng thai làm tổ ở vị trí bên ngoài buồng tử cung. Các vị trí này có thể là: đoạn bóng, đoạn eo, đoạn loa, đoạn kẽ của vòi trứng, ít gặp hơn như buồng trứng, cổ tử cung, dây chằng rộng hay thậm chí là ổ bụng.

chẩn đoán thai ngoài tử cung

>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Thai mấy tuần thì vào tử cung: Mấu chốt ở ngày kinh cuối!

Các yếu tố nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Các yếu tố nguy cơ cũng có thể giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung sớm. Các mẹ có các yếu tố dưới đây làm tăng khả năng thai làm tổ ngoài tử cung, bao gồm:

  • Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng trên vòi trứng
  • Tiền sử phẫu thuật vòi trứng: tái tạo vòi trứng, phẫu thuật nối vòi trứng sau đình sản
  • Tiền sử bị thai ngoài tử cung
  • Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: kích thích rụng trứng, thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi
  • Bất thường giải phẫu của vòi trứng: polyp, túi thừa
  • Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thất bại
  • Mẹ hút thuốc lá

Chẩn đoán thai ngoài tử cung bằng cách nào? Làm sao để biết mình mang thai ngoài tử cung?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán thai ngoài tử cung dựa vào các triệu chứng lâm sàng của mẹ bầu, cũng như các xét nghiệm.

Triệu chứng giúp gợi ý chẩn đoán thai ngoài tử cung

1. Đau bụng dưới

Thai ngoài tử cung có thể gây ra các cơn đau vùng bụng dưới, đau bụng một bên. Cơn đau thường âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói. Nếu khối thai vẫn tiếp tục phát triển, có thể bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt bên trong ổ bụng của thai phụ. Trong trường hợp này, thai phụ có thể gặp phải những cơn đau bụng dữ dội, đột ngột.

2. Chẩn đoán thai ngoài tử cung qua chu kỳ kinh

Trễ kinh là dấu hiệu của cả mang thai trong tử cung và ngoài tử cung. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ thường có kinh nguyệt không đều, có tháng bị sớm, có tháng bị muộn nên rất khó nhận biết dấu hiệu này.

3. Xuất huyết âm đạo

Phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ bị ra máu, việc ra máu này có thể trùng với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng hoặc không, do đó nhiều phụ nữ dễ lầm tưởng đó là máu kinh nguyệt. Hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường này sẽ có một số đặc điểm như: kéo dài liên tục qua nhiều ngày, chảy máu từng ít một, máu có màu đỏ thẫm, không đông. Tuy nhiên, một số ít trường hợp thai phụ lại không có dấu hiệu này.

Xuất huyết âm đạo là một triệu chứng giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung
Xuất huyết âm đạo là một triệu chứng giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung

Các xét nghiệm chẩn đoán thai ngoài tử cung

1. Xét nghiệm định lượng beta HCG trong máu

Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm các tình trạng thai ngoài tử cung

Ở một thai kỳ bình thường làm tổ trong tử cung, nồng độ beta HCG sẽ tăng gấp đôi mỗi 1-2 ngày, và không bao giờ tăng dưới 53% so với giá trị trước đó 2 ngày.

Ví dụ: nồng độ beta HCG của mẹ lúc đầu là 1000 mIU/mL, sau 2 ngày mức độ tăng tối thiểu của beta HCG phải là 1000 x 53 : 100 = 530 mIU/mL, vậy giá trị tối thiểu của beta HCG sau 2 ngày trong trường hợp thai kỳ bình thường phải đạt được là 1530 mIU/mL. Nếu không đạt được giá trị này, nhiều khả năng phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung.

Một cách khác giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung là khi nồng độ beta HCG vào khoảng 1500-2000 mIU/mL, sẽ nhìn thấy hình ảnh túi thai bình thường trong lòng tử cung qua siêu âm ngả âm đạo đối với đơn thai. Có thể đợi tới khoảng 3000-4000 mIU/mL trong trường hợp song thai. Nếu quá ngưỡng cắt này mà không nhìn thấy hình ảnh túi thai bình thường qua siêu âm ngả âm đạo, nhiều khả năng thai đã làm tổ bên ngoài tử cung hoặc thai diễn biến bất lợi.

2. Siêu âm chẩn đoán thai ngoài tử cung

Siêu âm là phương tiện sử dụng sóng âm để khảo sát hình ảnh của tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng của các mẹ. Đây là cách đơn giản, giá tiền hợp lí, đặc biệt là không xâm lấn, được sử dụng để phát hiện, cũng như chẩn đoán thai ngoài tử cung. Có hai cách siêu âm có thể khảo sát thai ngoài tử cung là: Siêu âm qua ngả âm đạo (siêu âm đầu dò) và siêu âm qua thành bụng. Trong 2 cách này, siêu âm qua ngả âm đạo thường được bác sĩ sản khoa lựa chọn hơn vì khả năng ưu thế hơn trong quan sát và đánh giá.

Siêu âm chẩn đoán thai ngoài tử cung: siêu âm qua ngả âm đạo
Siêu âm chẩn đoán thai ngoài tử cung: siêu âm qua ngả âm đạo

>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Vì sao mẹ không nên bỏ qua siêu âm thai 3 tháng đầu?

3. Nội soi qua ổ bụng

Khi nghĩ nhiều khả năng mang thai ngoài tử cung qua xét nghiệm beta HCG mà siêu âm chưa xác định chắc chắn vị trí và kích thước của thai, nội soi qua ổ bụng sẽ được thực hiện để chẩn đoán và điều trị. Đây là kỹ thuật can thiệp nên mẹ bầu sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ rạch 1 lỗ nhỏ để đưa ống nội soi vào trong ổ bụng. Ống nội soi sẽ di chuyển để kiểm tra trong tử cung và ống dẫn trứng có túi thai hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể loại bỏ khối thai ngoài tử cung thông qua nội soi luôn cho các mẹ.

Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của các mẹ về cách chẩn đoán thai ngoài tử cung. Nếu nằm trong những đối tượng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, mẹ càng cần phải cẩn thận tìm những biện pháp phòng ngừa và đồng thời tìm hiểu thêm cách giúp thai vào tử cung nhanh để sớm đậu thai cũng như tránh những rủi ro sức khỏe.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Ectopic pregnancy: Diagnosis & treatment

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ectopic-pregnancy/diagnosis-treatment/drc-20372093

Ngày truy cập: 28/06/2022

2. Ectopic pregnancy

https://www.nhs.uk/conditions/ectopic-pregnancy/

Ngày truy cập: 28/06/2022

3. Diagnosis and Management of Ectopic Pregnancy

https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2005/1101/p1707.html

Ngày truy cập: 28/06/2022

4. Diagnosis and management of ectopic pregnancy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3213855/

Ngày truy cập: 28/06/2022

5. Ectopic Pregnancy

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9687-ectopic-pregnancy

Ngày truy cập: 28/06/2022

 

x