Hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ miễn phí dành cho thành viên cộng đồng Mẹ Bầu!
Chuyên mục
Công cụ
Cộng đồng
Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo thống kê, ở Việt Nam có hơn 100.000 ca sinh non mỗi năm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ những nguyên nhân khách quan đến những nguyên nhân chủ quan. Tuy không thể phòng tránh hết toàn bộ những nguy cơ này nhưng những điều dưới đây có thể giúp bạn giảm bớt phần nào “nỗi ám ảnh” mang tên sinh non
Cách hạn chế sinh non dưới đây sẽ giúp bé yêu chào đời khỏe mạnh. Mẹ hãy tham khảo để áp dụng vì con yêu nhé
5 Cách hạn chế sinh non
1. Ổn định tâm trạng của bản thân
Tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng rất lớn hệ thống thần kinh của thai nhi. Khi mang thai, do nội tiết tố thay đổi khiến tâm trạng bạn có những lúc lên xuống thất thường, đặc biệt khi bạn lại đang lo lắng nữa. Thật ra, lo lắng không làm bạn tránh được những nguy cơ sinh non mà thậm chí còn khiến nguy cơ này tăng cao lên rất nhiều nữa. Ngoài ra, việc không ổn định cảm xúc trong một thời gian dài có thể khiến mẹ đối mặt với nguy cơ trầm cảm sau khi sinh.
2. Cách hạn chế sinh non: Cẩn thận với những loại thuốc an thai
Mang trong mình tâm trạng lo lắng nên nhiều mẹ tìm đến giải pháp thuốc an thai như một biện pháp trấn an tinh thần mình, đặc biệt là những mẹ đã có tiền sử sinh non hoặc thai chết lưu. Tuy nhiên, ngay cả những loại thuốc đã được đảm bảo cũng sẽ có những tác dụng phụ nhất định, dù khả năng này thường rất ít. Tốt nhất, mẹ chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ và chú ý những hướng dẫn cụ thể trong từng thời kỳ.
Bạn nên chú ý giữ cho tinh thần ổ định, thoải mái khi mang thai
3. Cách hạn chế sinh non: Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ
Nếu bạn là lần đầu mang thai, việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn có những hiểu biết nhất định về thai nhi, về những giai đoạn mang thai từ đó có sự chăm sóc đúng đắn nhất. Ngoài ra, khám định kỳ là cơ hội tuyệt vời để các bác sĩ nắm bắt được những thông tin chính xác nhất về sức khỏe của cả mẹ và bé để đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất. Vậy nên, cho dù cảm thấy không có gì đặc biệt, bạn cũng nên tuân thủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhé!
4. Hạn chế những thói quen xấu
Từ bỏ những thói quen xấu không những giúp bảo vệ sức khỏe bạn mà còn bảo vệ cho con yêu nữa đấy!
Ăn gì để hạn chế sinh non? Nếu bạn là một “con nghiện” thuốc lá, cà phê, rượu bia hay những đồ uống có chất kích thích khác thì bạn nên từ bỏ ngay được rồi đấy! Đây chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc sinh non. Ngoài ra, những thức uống có cồn và caffein cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé, khiến bé chậm phát triển về trí tuệ lẫn thể chất, nhiều trường hợp còn khiến bé bị khiếm khuyết về tim và khuôn mặt…
5. Làm sao để tránh sinh non: Tránh làm việc quá sức
Với cuộc sống tất bật hiện nay thì cho dù đang mang thai, nhiều mẹ vẫn phải gánh một khối lượng công việc rất lớn, chưa kể đến những người “cuồng”công việc nữa. Chắc bạn đang thắc mắc công việc thì có liên quan gì đến sinh non cơ chứ? Theo nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, những người bị stress nhiều trong công việc hoặc làm việc qúa sức sẽ có nguy cơ động thai và sinh non cao hơn những người bình thường. Vậy nên, đừng quá “ham công tiếc việc” mẹ nhé, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi vừa tốt cho sức khỏe của mẹ mà vừa bảo vệ cả bé nữa đấy!
Hầu hết các trường hợp mang thai kéo dài khoảng 40 tuần (hoặc 38 tuần kể từ khi thụ thai). Vì vậy, cách tốt nhất để ước tính ngày dự sinh là đếm 40 tuần hoặc 280 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối. Một cách khác là lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trừ đi ba tháng và cộng 7 ngày. Vì vậy, nếu kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu vào ngày 11-4-2020, bạn sẽ trừ ngược lại ba tháng là ngày 11-1-2020, sau đó cộng thêm 7 ngày, có nghĩa là ngày dự sinh của bạn sẽ là ngày 18-1-2021. Đây là cách bác sĩ sẽ ước tính ngày dự sinh cho các mẹ bầu. Nhưng hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường nếu bạn sinh sớm hay trễ một tuần so với ngày dự kiến.
Ngày thụ thai
Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ áp dụng cho các cặp đôi nhớ chính xác ngày quan hệ, người nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và xác định được ngày rụng trứng. Nguyên do là tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ sống được 1 ngày. Tinh trùng chỉ có thể thụ tinh cho trứng trong khoảng thời gian này.Theo cách tính này thì ngày đầu tiên của tuổi thai sẽ được tính bắt đầu vào ngày quan hệ có rụng trứng rồi cộng thêm 36 tuần (tức là 266 ngày).
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do đã xác định được chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy ba ngày thì sẽ trừ 3 ngày và 5 ngày thì trừ 5 ngày.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
28 ngày
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.