Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 14/05/2022

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Mẹ bầu cần cảnh giác!

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Mẹ bầu cần cảnh giác!
Bệnh tay chân miệng là một bệnh do enterovirus gây ra và rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh cũng rất dễ lây truyền từ người này sang người khác.

Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh chóng, đặc biệt là vào mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu; theo chia sẻ của bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ. Với phụ nữ mang thai sẽ có sức đề kháng yếu. Vậy bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? MarryBaby sẽ giúp các mẹ giải đáp vấn đề về bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến rất dễ lây ở trẻ em do enterovirus gây ra; bao gồm cả coxsackievirus. Bệnh này không liên quan đến bệnh lở mồm long móng ảnh hưởng đến động vật.

Nhìn chung, đây là một bệnh nhẹ gây ra cho một số trẻ sẽ bị sốt; đau họng; mệt mỏi; và nổi mụn nước gây khó chịu. Bệnh chân tay miệng này chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi. Nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ lớn hơn và người lớn. Vậy bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Xin mời các mẹ bầu cùng tham khảo tiếp phần bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Trước khi tìm hiểu về vấn đề bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không; chúng ta cần nhấn biết các dấu hiệu tay chân miệng. Theo Bộ Y tế New South Wales ở Úc chia sẻ các dấu hiệu tay chân miệng như sau:

  • Bệnh chân tay miệng bắt đầu với những mụn nước là những chấm nhỏ màu đỏ; sau đó trở nên vết loét.
  • Các nốt phồng rộp xuất hiện bên trong má, lợi và hai bên lưỡi; cũng như trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ở trẻ sơ sinh, đôi khi có thể nhìn thấy mụn nước ở vùng quấn tã.
  • Các vết phồng rộp thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
  • Đôi khi, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ; đau họng; mệt mỏi; đi ngoài ra máu; và có thể bỏ ăn trong một hoặc hai ngày.
  • Rất hiếm khi enterovirus có thể gây ra các bệnh khác ảnh hưởng đến tim; não; màng não; và tủy sống (viêm màng não); phổi hoặc mắt.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không?

Cũng theo Bộ Y tế New South Wales ở Úc, Các loại virus gây bệnh tay chân miệng rất phổ biến; và đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em. Bệnh chân tay miệng có thể lây lan dễ dàng và nhanh chóng trong các hộ gia đình, đặc biệt là ở trẻ em.

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Nhiều người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc với người bệnh cũng có thể lây; thậm chí có người không có xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một tài liệu nào chứng minh rõ ràng về nguy cơ xấu đối với thai nhi khi mắc bệnh tay chân miệng. Nhưng Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc (NHS) khuyến cáo; mẹ bầu cũng nên cẩn thận tránh bị lây nhiễm bệnh. Bởi vì các lý do sau:

  • Khi bị sốt cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai; mặc dù trường hợp này rất hiếm.
  • Mắc bệnh tay chân miệng ngay trước khi sinh; có nghĩa là em bé sinh ra đã mắc bệnh này ở mức độ nhẹ.

Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không

Khi đã biết bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không; mẹ cần biết cách phòng tránh theo khuyến cáo của Bộ Y tế New South Wales ở Úc.

  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh; trước khi ăn; sau khi lau mũi; hoặc thay tã cho trẻ sơ sinh; hoặc quần áo bẩn.
  • Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và các vật dụng vệ sinh cá nhân. Chẳng hạn như: khăn tắm, bàn chải đánh răng; quần áo; giày và tất.
  • Giặt kỹ quần áo bẩn và rửa sạch bất kỳ bề mặt; hoặc đồ chơi nào có thể đã bị nhiễm bẩn.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có nguy hiểm không?

  • Nếu nhà có trẻ em bị nhiễm bệnh chân tay miệng, phụ huynh nên dạy trẻ cách ho. Dùng khăn giấy che miệng khi hắt hơi. Ho vào khuỷu tay sẽ tốt hơn ho vào tay.
  • Vứt ngay khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác.
  • Sau khi ho hoặc hắt hơn, hãy rửa tay; hoặc sử dụng chất khử trùng có cồn; hoặc khăn lau kháng khuẩn để làm sạch tay.
  • Đặc biệt, phụ huynh nên giữ trẻ bị bệnh ở nhà khi không khỏe.

Hy vọng bài viết bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Hand, foot and mouth disease fact sheet

https://www.health.nsw.gov.au/Infectious/factsheets/Pages/handfootmouth.aspx

Truy cập ngày 13/05/2022

2. Hand, foot and mouth disease

https://www.nhs.uk/conditions/hand-foot-mouth-disease/

Truy cập ngày 13/05/2022

3. Can Adults Get Hand, Foot and Mouth Disease?

https://health.clevelandclinic.org/you-mean-adults-get-hand-foot-and-mouth-disease-too/

Truy cập ngày 13/05/2022

4. Hand, foot and mouth disease

https://www.nidirect.gov.uk/conditions/hand-foot-and-mouth-disease

Truy cập ngày 13/05/2022

5. Hand, foot and mouth disease

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/what-is-hand-foot-and-mouth-disease

Truy cập ngày 13/05/2022

x