Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 26/05/2023

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? 7 việc cần làm để không kiệt sức

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? 7 việc cần làm để không kiệt sức
Tiêu chảy là vấn đề bạn có thể gặp phải khi mang thai. Tình trạng này được hiểu khi bạn đi tiêu phân lỏng từ ba lần trở lên trong khoảng thời gian 24 giờ.

Nếu bạn đang phải trải qua tình trạng này, chắc hẳn sẽ lo lắng bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao để “cầm lại” đúng không? MarryBaby sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời trong bài viết này.

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Hầu hết các trường hợp bầu bị tiêu chảy thông thường thì sẽ tự hết trong vài ngày. Nhưng nếu sợ mất nước quá nhiều gây nguy hiểm đến thai nhi thì bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Dưới đây là các cách khắc phục:

1. Giữ nước cho cơ thể

Khi bầu bị tiêu chảy, hãy bổ sung nước cho cơ thể tốt nhất là bằng dung dịch oresol pha đúng theo hướng dẫn, nước lọc, nước cháo đều được. Bởi vì, khi bị tiêu chảy nhu động ruột sẽ loại bỏ rất nhiều chất lỏng ra khỏi cơ thể. Nếu bạn không bù nước cho cơ thể kịp thời sẽ dẫn đến mất nước nhanh chóng và có thể gây ra nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ không uống đồ uống có hàm lượng đường cao vì có thể khiến tiêu chảy nặng hơn.

2. Cố gắng ăn uống đủ chất

Khi tiêu chảy, bầu cần tiếp tục ăn uống đủ chất, cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng để cơ thể tiếp tục chống lại bệnh tật. Chú ý vệ sinh ăn uống và chế biến thực phẩm, không ăn kiêng quá mức.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh

3. Tránh thực phẩm làm tiêu chảy nặng hơn

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Cần ăn theo chế độ BRAT
Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Cần ăn theo chế độ BRAT

Các thực phẩm không chế biến kỉ hay không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ tiếp tục làm tình trạng nặng hơn. Vì hệ tiêu hoá đang tổn thương nên bầu cần tránh các loại thực phẩm khó tiêu, nặng bụng, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm nhiều gia vị, đồ uống có cồn hay chất kích thích. Trong trường hợp sử dụng thực phẩm từ sữa khiến tiêu chảy nặng hơn thì cũng nên tránh.

4. Xem xét loại thuốc đang uống

Đôi khi, một số loại thuốc uống có thể khiến bạn bị tiêu chảy. Vì thế, bạn cần hỏi bác sĩ để biết trong số các loại thuốc đang dùng có nằm trong số thuốc gây tác dụng phụ tiêu chảy không.

Nếu có loại thuốc trên, bạn cần nói chuyện với bác sĩ về việc có thể thay đổi sang loại thuốc khác không. Vì việc ngưng dùng thuốc có thể giúp tình trạng tiêu chảy chấm dứt. Nhưng quan trọng, bạn không nên ngưng dùng thuốc bác sĩ đã kê đơn mà không hỏi ý kiến họ trước nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai sớm hay không?

5. Bổ sung men vi sinh

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Hãy bổ sung thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống. Probiotic trong men vi sinh là những vi khuẩn rất tốt cho hoạt động trong đường tiêu hóa. Việc bổ sung men vi sinh sẽ tạo ra một môi trường đường ruột khỏe mạnh. Hơn nữa, bổ sung lợi khuẩn probiotics có thể đặc biệt hữu ích trong trường hợp tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh.

6. Hãy chờ đợi và nghỉ ngơi

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Bà bầu cần được nghỉ ngơi
Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Bà bầu cần được nghỉ ngơi

Hầu hết các trường hợp bầu bị tiêu chảy sẽ hết sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, bạn cần nên cho bản thân nghỉ ngơi nhiều trong giai đoạn này để nhanh chóng phục hồi.

7. Đi đến bệnh viện

Nếu bà bầu bị tiêu chảy nặng phải làm sao? Bạn hãy đến bệnh viện để thăm khám với bác sĩ sau 2-3 ngày mà tiêu chảy không giảm đi mà còn nặng hơn hoặc ngay từ ngày đầu đã tiêu chảy rất nhiều đến kiệt sức. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe và có thể lấy máu để xác định nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy.

Trong khi bị tiêu chảy, bạn cần tuyệt đối không dùng thuốc chống tiêu chảy không kê đơn mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Dấu hiệu tiêu chảy nặng cần đi bệnh viện

Dưới đây là dấu hiệu bà bị tiêu chảy nặng cần đi bệnh viện ngay:

>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai an toàn mà hiệu quả

Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng tiêu chảy

Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy có thể xuất phát nhiều nguyên nhân khác. Dưới đây là các nguyên nhân khiến bầu đau bụng đi ngoài:

  • Nhiễm vi khuẩn hoặc virus: Trong thực phẩm bạn ăn có thể lẫn các vi khuẩn có hại. Nhiễm vi-rút gây bệnh cũng có thể khiến bầu đau bụng đi ngoài.
  • Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Khi mới biết có thai, bạn có thể đột ngột thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo em bé nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này có thể khiến hệ tiêu hóa không phản ứng kịp với sự thay đổi hoặc bản thân bạn không thể tiêu hoá được một số thành phần có trong thức ăn đó, khiến bạn bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Sự thay đổi nội tiết tố: Đôi khi, sự thay đổi các hormone có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến táo bón hay tiêu chảy. Hầu như bà bầu nào cũng đều có những thay đổi nội tiết tố này. Nhưng một số người sẽ bị tiêu chảy sớm trong thai kỳ do những thay đổi đó.

Bà bầu đau bụng đi ngoài có nguy hiểm không?

Tiêu chảy thông thường hiếm khi đe dọa đến tính mạng, nhưng không nên xem nhẹ, một số loại nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn có thể rất nặng nề, đặc biệt là khi mang thai vì lúc này thai nhi rất nhạy cảm với những tác động xấu đến sức khoẻ người mẹ

Như vậy bạn đã biết bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao rồi đúng không? Khi bà bầu đau bụng đi ngoài thì cần bù nước cho cơ thể tốt nhất là bằng oresol, tránh thức ăn khó tiêu nhiều gia vị, ăn đủ chất dinh dưỡng, uống men vi sinh, nghỉ ngơi,… Nếu thấy có tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng kèm theo dấu hiệu bất thường thì cần đến bệnh viện ngay.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Diarrhea in Pregnancy
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/diarrhea-in-pregnancy/
Truy cập ngày 17/05/2023

2. Diarrhea
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448082/
Truy cập ngày 17/05/2023

3. Use of probiotic Lactobacillus preparation to prevent diarrhoea associated with antibiotics: randomised double blind placebo controlled trial
https://www.bmj.com/content/335/7610/80
Truy cập ngày 17/05/2023

4. Diarrhoea and vomiting in pregnancy
https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/diarrhoea-and-vomiting-pregnancy
Truy cập ngày 17/05/2023

5. Constipation and diarrhea in pregnancy
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9546090/
Truy cập ngày 17/05/2023

6. Tiêu chảy trong thai kỳ
https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/tieu-chay-trong-thai-ky/
Truy cập ngày 17/05/2023

x