Hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ miễn phí dành cho thành viên cộng đồng Mẹ Bầu!
Chuyên mục
Công cụ
Cộng đồng
Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cảnh giác khi bị chảy máu bất thường trong thai kỳ
Bản thân việc âm đạo ra một ít máu khi mang thai không nói lên được điều gì và đây là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nếu âm đạo ra máu nhiều hoặc kèm theo bất kỳ dấu hiệu lạ nào khác, mẹ bầu cần nghĩ ngay tới các biến chứng thai kỳ dưới đây và đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là tình trạng mà trứng sau khi được thụ tinh không về làm tổ trong tử cung mà phát triển ở một vị trí khác ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở ổng dẫn trứng. Các triệu chứng thường gặp của thai ngoài tử cung bao gồm: đau nhói ở bụng, chuột rút dữ dội, xét nghiệm nồng độ hormone thai kỳ hCG thấp và chảy máu âm đạo ở những tuần đầu thai kỳ.
Thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm tính mạng của mẹ nếu không phát hiện sớm, do đó, các chị em nên siêu âm kiểm tra vị trí khối thai ngay khi có kết quả dương tính với que thử thai nhé.
Nhau tiền đạo
Đây là tình trạng thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba khi mà nhau thai che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Điều này sẽ cản trở thai nhi tiến vào đường sinh để ra ngoài khi đủ ngày đủ tháng nên các mẹ bị nhau tiền đạo thường phải sinh mổ.
Bên cạnh đó, do vị trí bám nhau bất thường nên cũng ảnh hướng tới quá trình tiếp nhận chất dinh dưỡng của thai nhi khiến thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng. Khi thấy âm đạo ra máu đỏ tươi hoặc máu cục nhiều lần và lần sau nhiều hơn lần trước, mẹ bầu nên nghĩ ngay đến nhau tiền đạo.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc âm đạo ra máu khi mang thai
Nhau bong non
Bên cạnh nhau tiền đạo, nhau bong non cũng là một bất thường nhau thai thường gặp. Đây là một trong những nguyên nhân gây chảy máu nghiêm trọng nhất ở các bà bầu. Mẹ có thể bị ngất do mất quá nhiều máu hoặc gặp vấn đề về máu khó đông cũng như nguy cơ cao bị suy thận sau này. Nhau bong non khiến thai nhi không nhận đủ oxy dẫn đến thai chết lưu hoặc nếu may mắn hơn là sinh thiếu tháng.
Chảy máu nặng kèm đau bụng nhiều là dấu hiệu của nhau bong non mà mẹ cần đặc biệt chú ý vì tình trạng này đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé nên không thể xem thường.
Sảy thai tự nhiên
Nghe đến sảy thai chắc hẳn chị em đều thấy sợ hãi nhưng thực tế cho thấy đây là hiện tượng rất phổ biến khi mang thai giai đoạn đầu. Có nhiều trường hợp thai bị sảy trước cả khi người mẹ biết mình có thai. Hiện tượng này được gọi là sảy thai tự nhiên, tức sảy thai sớm dưới 12 tuần thai và đa số trường hợp xuất phát từ bất thường nhiễm sắc thể khiến quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng bị lỗi nên thai không phát triển được và tự đào thải ra ngoài.
Đây chỉ là tai biến của sự thụ tinh chứ không phải dấu hiệu cho thấy bố hoặc mẹ có bệnh cũng như không thể làm được gì để ngăn chặn nên chị em đừng quá thất vọng mà nên kiên trì, cố gắng có thai lại.
Bên cạnh các nguyên nhân “đáng sợ” nói trên, vẫn có những tình trạng ra máu âm đạo không nguy hiểm cho mẹ và bé như trường hợp trứng sau khi thụ tinh bám vào thành tử cung gây bong tróc dẫn đến chảy máu. Tuy nhiên, để chắc chắn bé yêu được an toàn trong bụng mẹ, chị em thai phụ nên đi khám nếu thấy xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân nhé.
Hầu hết các trường hợp mang thai kéo dài khoảng 40 tuần (hoặc 38 tuần kể từ khi thụ thai). Vì vậy, cách tốt nhất để ước tính ngày dự sinh là đếm 40 tuần hoặc 280 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối. Một cách khác là lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trừ đi ba tháng và cộng 7 ngày. Vì vậy, nếu kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu vào ngày 11-4-2020, bạn sẽ trừ ngược lại ba tháng là ngày 11-1-2020, sau đó cộng thêm 7 ngày, có nghĩa là ngày dự sinh của bạn sẽ là ngày 18-1-2021. Đây là cách bác sĩ sẽ ước tính ngày dự sinh cho các mẹ bầu. Nhưng hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường nếu bạn sinh sớm hay trễ một tuần so với ngày dự kiến.
Ngày thụ thai
Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ áp dụng cho các cặp đôi nhớ chính xác ngày quan hệ, người nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và xác định được ngày rụng trứng. Nguyên do là tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ sống được 1 ngày. Tinh trùng chỉ có thể thụ tinh cho trứng trong khoảng thời gian này.Theo cách tính này thì ngày đầu tiên của tuổi thai sẽ được tính bắt đầu vào ngày quan hệ có rụng trứng rồi cộng thêm 36 tuần (tức là 266 ngày).
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do đã xác định được chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy ba ngày thì sẽ trừ 3 ngày và 5 ngày thì trừ 5 ngày.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
28 ngày
Lê Tú
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.