Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 15/10/2022

Cách dưỡng thai 3 tháng đầu - Mẹ bầu không thể chủ quan

Cách dưỡng thai 3 tháng đầu - Mẹ bầu không thể chủ quan
3 tháng đầu là giai đoạn nhảy cảm trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng trang bị đầy đủ cho mình cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Mẹ theo dõi ngay!

3 tháng đầu là lúc bé bắt đầu thích ứng với môi trường trong bụng mẹ. Do đó, sẽ là một sai lầm nếu mẹ không ưu tiên tìm hiểu về cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Cùng MarryBaby tìm hiểu bài viết dưới đây mẹ nhé.

Tầm quan trọng của việc biết cách dưỡng thai 3 tháng đầu

Nhìn chung, đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh chóng nhất trong suốt thai kỳ bởi các cơ quan quan trọng được hình thành và não bộ bắt đầu phát triển.

Mặc dù đến cuối tam cá nguyệt đầu tiên (khoảng tuần 13), em bé chỉ có kích thước bằng một quả mận nhưng có đầy đủ các yếu tố di truyền cơ bản, hệ thần kinh và các cơ quan chính.

Trong tháng đầu tiên

• Ngoại bì (ngoài cùng): Ống thần kinh,não bộ của bé, tủy sống, dây thần kinh và xương sống hình thành. Lớp này cũng sẽ tạo ra da, tóc, móng, tuyến vú, mồ hôi và men răng cho bé.

• Trung bì (tầng giữa): Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành. Trên thực tế, trái tim nhỏ bé của con bắt đầu phân chia thành các ngăn và bắt đầu đập cũng như bơm máu. Tầng trung bì cũng sẽ hình thành cơ bắp của bé, sụn, xương và mô dưới da.

• Nội bì: Đây là lớp thứ ba, sẽ là nơi của phổi, ruột và hệ thống tiết niệu thô sơ, cũng như tuyến giáp gan và tuyến tụy của bé. Trong lúc đó, nhau thai và dây rốn cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé, đã hoạt động.

Trong tháng thứ hai

Lúc này, bé nặng bằng quả việt quất hệ thần kinh, hệ tiết niệu, hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa tiếp tục phát triển và phôi thai bắt đầu có hình dạng như con người. Lúc này, em bắt đầu cử động và mẹ có thể nghe thấy nhịp tim.

Trong tháng thứ ba

Thời điểm này, các cơ quan sinh dục ngoài được hình thành. Móng tay, móng chân và mí mắt cũng phát triển. Mẹ thấy đó, thai nhi thay đổi rất nhiều trong thời gian này. Do đó, cơ thể của mẹ cần cung cấp cho bé môi trường an toàn và nuôi dưỡng tốt để bé phát triển khỏe mạnh.

cách dưỡng thai 3 tháng đầu

Cách dưỡng thai trong 3 tháng đầu

Việc ăn uống trong 3 tháng đầu thai kỳ cõ lẽ là điều mẹ bầu băn khoăn nhất vì đây là hoạt động chăm sóc mẹ và bé chủ yếu trong suốt thai kỳ.

Cách dưỡng thai trong 3 tháng đầu bằng chế độ ăn

1. Tập trung vào chất lượng thay vì số lượng

Mẹ thường được khuyên nên ăn thật nhiều vì khi mang thai, mẹ không chỉ ăn cho mẹ mà còn “ăn cho bé”. Tuy nhiên, mẹ sẽ cần nhiều calo và dinh dưỡng vào những giai đoạn sau của thai kỳ hơn giai đoạn này.

Để đảm bảo đúng cách dưỡng thai 3 tháng đầu, mẹ hãy tập trung vào chất lượng thức ăn. Mẹ nên bổ sung năng lượng cho cơ thể bằng những thực phẩm lành mạnh như thực phẩm hữu cơ, hạn chế thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu.

>>Bạn có thể quan tâm: Mẹ có thai 7 tuần tuổi nên ăn gì và tránh gì?

2. Bổ sung axit folic (Vitamin B9 và Folacin)

Bổ sung 600 microgam axit folic mỗi ngày là một trong số các cách dưỡng thai 3 tháng đầu mẹ nên thử. Nếu mẹ chưa bổ sung axit folic trước khi mang thai, bắt đầu ngay bây giờ cũng chưa muộn mẹ nhé.

Axit folic sẽ giúp ngăn ngừa 2 dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi: nứt đốt sống (spina bifida) và thai vô sọ (anencephaly). Một số tổ chức thậm chí còn khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ trong độ tuổi 15 – 45 nên bổ sung 400 microgam axit folic mỗi ngày, chứ không riêng gì phụ nữ mang thai.

Một số loại thực phẩm giàu axit folic mẹ có thể tham khảo như: gạo lứt, súp lơ, đậu bắp, khoai tây…để đảm bảo cách dưỡng thai 3 tháng đầu.

>>Bạn có thể quan tâm: 10 loại thực phẩm dinh dưỡng bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu

3. Bổ sung canxi

Canxi sẽ giúp cho sự phát triển xương và răng của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu

bổ sung canxi là cách dưỡng thai 3 tháng đầu

4. Bổ sung thực phẩm chức năng prenatal care

Loại vitamin này cung cấp vitamin B9, canxi, sắt và kẽm của mẹ. Nó cung cấp lượng DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic), hai loại chất béo omega-3 giúp não của bé phát triển.

>>Bạn có thể quan tâm: 6 loại vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu tốt cho sự phát triển của thai nhi

5. Uống đủ nước

Uống nước đầy đủ giúp mẹ ngăn ngừa chuyển dạ sinh non, đau đầu, sỏi thận và chóng mặt. Nếu mẹ đang “vật lộn” với chứng táo bón và bệnh trĩ, cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giải quyết được tình trạng này.

6. Kiêng một số thực phẩm và đồ uống là điều quan trọng trong số các cách dưỡng thai 3 tháng đầu

6.1. Tránh ăn đồ còn sống

Phụ nữ mang thai ăn thịt và trứng sống hoặc nấu chưa chín có nguy cơ mắc bệnh vi khuẩn listeriosis và bệnh toxoplasma. Điều này sẽ gây đe dọa tính mạng vì có thể gây ra dị tật bẩm sinh và sảy thai.

6.2. Hạn chế caffeine

cách dưỡng thai 3 tháng đầu: Hạn chế caffeine

Đây có thể là một “hình thức tra tấn” nếu mẹ nghiện caffein hoặc không thể tỉnh táo nếu không có caffeine. Tuy nhiên, caffeine có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi đang phát triển. Do đó, mẹ chỉ uống một ít caffeine nếu “thèm” thôi nhé.

6.3. Tránh ăn quá nhiều

Bà bầu tăng cân nhanh khi mang thai làm tăng nguy cơ bé bị béo phì.

6.4. Không ăn các loại thức phẩm có tính hàn

Mẹ nên loại bỏ những loại thức phẩm có tính hàn cao như: bồ ngót, thơm, rau răm…vì chúng có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến tình trạng động thai.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Top 13 nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng đầu giải khát an toàn

Cách dưỡng thai 3 tháng đầu về mặt thể chất

1. Đảm bảo giấc ngủ để đảm bảo cách dưỡng thai 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, cơ thể mẹ không chỉ thay đổi nhiều về nội tiết tố và cảm xúc mà còn trải qua những thay đổi lớn để tạo ra môi trường sống cho bé trong bụng mình.

Khi nhau thai phát triển, mẹ sẽ thấy mình dễ kiệt sức với các thay đổi. Vì thế, mẹ hãy tranh thủ chợp mắt khi có thể. Mẹ bầu cần ngủ vào ban đêm nhiều hơn bình thường, khoảng 8 – 9 tiếng mỗi đêm.

>>Bạn có thể quan tâm: Uống nước lá gì dễ ngủ? 4 thức uống giúp bạn ngủ ngon hơn

2. Tập thể dục rất quan trọng để đảm bảo cách dưỡng thai 3 tháng đầu

Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ chống lại sự mệt mỏi trong tam cá nguyệt đầu tiên. Thói quen này cũng giúp mẹ duy trì cân nặng và chống lại chứng mất ngủ, thậm chí ngủ sâu hơn.

Mẹ có thể tham khảo tập các bài tập yoga dành cho bà bầu, đi bộ…

tập thể dục để dưỡng thai 3 tháng đầu

3. Đối phó với cơn chán ăn

Đối phó với cảm giác chán ăn là điều không thể thiếu trong cẩm nang cách dưỡng thai 3 tháng đầu cho mẹ. Mẹ hãy thử ăn những thực phẩm nhiều màu sắc như cải bó xôi, cà rốt màu cam, táo đỏ, chuối vàng, quả việt quất..

Việc có một chế độ ăn uống đa dạng sẽ giúp bé tiếp xúc với nhiều loại khẩu vị và mùi vị khác nhau vì bé cũng sẽ ăn những gì mà mẹ ăn thông qua nước ối.

>>Bạn có thể quan tâm: 15 món bà bầu không nên bỏ qua trong 3 tháng đầu

4. Đối phó với cơn ốm nghén – không thể thiếu trong các cách dưỡng thai 3 tháng đầu

Mẹ nên tránh xa môi trường nhiều mùi, ngoài ra, mẹ có thể thử giảm nghén với chanh và tinh dầu hương chanh…

Nếu thử những cách này chưa hiệu quả, mẹ có thể tham vấn bác sĩ để có lựa chọn phù hợp và an toàn cho cả mẹ và bé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 20 cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả cho phụ nữ mang thai

5. Khám nha sĩ

Hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG) chỉ ra rằng, làm sạch răng và chụp X-quang nha khoa là an toàn cho người mang thai. Trên thực tế, các bác sĩ sản phụ khoa hiện nay được khuyên nên đánh giá sức khỏe răng miệng trong lần khám tiền sản ban đầu.

Những thay đổi về thể chất khi mang thai có thể ảnh hưởng đến nướu và răng. Thăm khám nha khoa có thể giúp mẹ xác định sớm các nguy cơ về răng miệng và kịp thời chữa trị.

>>Bạn có thể quan tâm: Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Ai làm mẹ lần đầu nhất định phải rõ

6. Hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc trong thai kỳ

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong giai đoạn này, mẹ hãy kiểm tra với bác sĩ về các loại thuốc được phép dùng, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.

Cách dưỡng thai 3 tháng đầu về mặt tinh thần

1. Thai giáo

thai lưu để dưỡng thai 3 tháng đầu

Thai giáo là một trong các cách dưỡng thai 3 tháng đầu cần thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển về trí tuệ và thể chất cho bé.

Một số phương pháp thai giáo mẹ có thể áp dụng ngay: giữ cho tinh thần vui vẻ, thoải mái; massage giúp phát triển xúc giác (đặt tay lên bụng và massage nhẹ nhàng); trò chuyện với thai nhi; cho thai nhi nghe nhạc.

2. Tránh đi tắm hơi

Tắm hơi là một trong những nhu cầu thư giãn của mẹ. Nhưng mẹ nên tránh tắm hơi và xông hơi khô vì việc này chứa các rủi ro cho mẹ bầu như khiến mẹ mất nước và ngất xỉu. Nếu muốn thư giãn, mẹ hãy ngâm mình trong bồn tắm nước nóng vừa đủ.

3. Tránh sơn móng tay

Sơn móng tay không phải là cách dưỡng thai 3 tháng đầu cho mẹ. Nhu cầu làm đẹp ở phụ nữ là một điều chính đáng. Thế nhưng, trong sơn móng tay chứa nhiều thành phần hóa học gây ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh và não bộ của thai nhi.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Hy vọng mẹ đã nắm rõ những thông tin cơ bản về cách dưỡng thai 3 tháng đầu để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. First Trimester

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9699-first-trimester

Truy cập ngày 18/09/2022

2. Pregnancy care

https://medlineplus.gov/ency/article/007214.htm

Truy cập ngày 18/09/2022

3. Experiences and expectations in the first trimester of pregnancy: a qualitative study

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5689234/

Truy cập ngày 18/09/2022

4. Stages of pregnancy

https://www.womenshealth.gov/pregnancy/youre-pregnant-now-what/stages-pregnancy

Truy cập ngày 18/09/2022

5. Your first trimester guide

https://www.unicef.org/parenting/pregnancy-milestones/first-trimester

Truy cập ngày 18/09/2022

x