Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 3 ngày trước

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?
Nếu đang xem bài viết này thì MarryBaby xin chúc mừng bạn đã được làm mẹ. Ngoài việc tận hưởng niềm vui thì bạn nên để ý để biết khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy nhé!

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Trễ kinh bao lâu thì đi khám thai hoặc chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm? Trước đó có phải chuẩn bị gì hay không? Quy trình khám gồm những bước nào hẳn là những thắc mắc chẳng biết hỏi ai của những người vừa hay tin mình có em bé.

Để giải tỏa nỗi lo và giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất, MarryBaby chia sẻ đến bạn những thông tin sau đây:

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy?

Câu trả lời cho thắc mắc khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy chính là ngay khi kết quả thử thai bằng que dương tính (tức là 2 vạch), kèm theo các dấu hiệu khác như trễ kinh 3 tuần, cơ thể mệt mỏi. Lúc này, bạn hãy lập tức đến bệnh viện đăng ký khám thai nhé.

Khi nào nên đi khám thai lần đầu? Thường thì cuộc hẹn khám thai đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng thứ 2, tức là từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Trường hợp nếu cảm thấy lo lắng vì việc mang thai diễn tiến xấu (mẹ đang mắc bệnh mãn tính hoặc đã có tiền sử sảy thai trước đó), bạn hãy liên hệ ngay với bệnh viện để biết bạn có thể đến sớm hơn hay không.

Lần khám thai này sẽ kéo dài khá lâu bởi đây là buổi kiểm tra sức khỏe toàn diện nhất. Bác sĩ không những thu thập thông tin về tình trạng hiện tại, tiền sử bệnh của người mẹ mà còn đặt những câu hỏi cũng như đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?

Lần đầu mẹ khám thai cần chuẩn bị những gì?

khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy và cần chuẩn bị gì

Nên đi khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy?

Khi đã biết rõ lịch khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, lúc này mẹ cần có sự chuẩn bị trước để buổi thăm khám diễn ra suôn sẻ. Việc bạn cần làm trước hết là lên danh mục những thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn. Cụ thể như:

  • Tiền sử bệnh của gia đình bạn và chồng.
  • Những thắc mắc mà bạn muốn hỏi bác sĩ.
  • Tên các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng hiện đang sử dụng bao gồm cả các loại thảo dược.
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn: Bạn có bị trầm cảm, rối loạn lo âu hay các rối loạn sức khỏe tinh thần nào khác hay không?
  • Đã từng tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm hay chưa? Vấn đề này đặc biệt lưu ý với người hay di chuyển ra nước ngoài hoặc làm việc trong bệnh viện.
  • Tiền sử y tế của bản thân bạn: Bạn đã tiêm ngừa những loại vắc xin nào? Đã từng trải qua cuộc đại phẫu nào chưa? Hiện có đang bị dị ứng với chất gì không?
  • Các thông tin về phụ khoa bao gồm: Lần cuối có kinh nguyệt là khi nào, chi tiết về chu kỳ kinh nguyệt, có đang gặp vấn đề về hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hay rối loạn tâm thần kinh nguyệt (PMDD) không? Tiền sử phết tế bào cổ tử cung bất thường hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Sàng lọc trước sinh sớm NIPT nếu mẹ bầu có thai từ 9 tuần.
  • Khám phụ khoa nếu mẹ bầu thấy ra nhiều dịch âm đạo và ngứa,…
  • Xét nghiệm nước tiểu: đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu, các bệnh lý về cầu thận,..
  • Xét nghiệm máu cơ bản như: tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan, chức năng thận, tiểu đường, sắt, canxi, chức năng tuyến giáp, các bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con như viêm gan B, HIV,…
  • Siêu âm thai: Siêu âm thai sẽ giúp bác sĩ xác định có túi thai trong buồng tử cung, thai có nằm ngoài tử cung hay không, vị trí túi thai, có hiện tượng bóc tách túi thai hay không, sự phát triển của thai nhi và xác định tuổi thai,…
  • >> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng dưới khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết

    siêu âm thai lần đầu vào tuần thứ mấy

    Đi khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy và cần chuẩn bị gì?

    Những lưu ý quan trọng trong lần khám thai đầu tiên

    Sau khi đã biết khám thai đầu tiên vào tuần thứ mấy, ngoài việc chuẩn bị theo những gợi ý từ MarryBaby, mẹ nên lưu tâm những vấn đề sau:

  • Lựa chọn bệnh viện phụ sản uy tín để khám thai
  • Bổ sung thêm viên uống vitamin và khoáng chất nếu thấy cần thiết
  • Giữ lại kết quả của lần khám đầu để làm cơ sở cho những lần kiểm tra tiếp theo
  • Nên uống nhiều nước trước khi vào buổi thăm khám để bác sĩ siêu âm quan sát thai dễ hơn
  • Xây dựng nếp sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ và từ bỏ những thói quen xấu khi chưa mang thai, chẳng hạn thức khuya, sử dụng đồ uống có cồn,…
  • Trong lần khám đầu tiên, tuỳ vào từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra một số lời khuyên và tư vấn cho mẹ bầu. Do mẹ bầu cần chuẩn bị một cuốn sổ tay để ghi chép lại những lưu ý của bác sĩ nhé.
  • Vừa rồi là những chia sẻ về vấn đề khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, bao lâu thì siêu âm biết có thai. Mẹ nào đã có kinh nghiệm khám thai từ trước đừng ngần ngại chia sẻ ở ngay dưới phần bình luận để những bà mẹ mới có thể tham khảo nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Prenatal care: 1st trimester visits

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-care/art-20044882

    Truy cập ngày 26/04/2024

    2. Your First Prenatal Visit

    https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/planning/first-prenatal-visit/

    Truy cập ngày 26/04/2024

    3. Your first antenatal visit

    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/your-first-antenatal-visit

    Truy cập ngày 26/04/2024

    4. Your First Prenatal Appointment: What To Expect

    https://health.clevelandclinic.org/first-prenatal-visit

    Truy cập ngày 26/04/2024

    5. Prenatal care in your first trimester

    https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000544.htm

    Truy cập ngày 26/04/2024

    x