Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 4 tuần trước

U nang buồng trứng: Phân loại, triệu chứng và cách điều trị

U nang buồng trứng: Phân loại, triệu chứng và cách điều trị
Ngày nay, do tỷ lệ vô sinh và hiếm muộn đang tăng cao nên vấn đề phụ khoa được nhiều chị em quan tâm, trong đó có u nang buồng trứng. U nang buồng trứng cũng là một bệnh phụ khoa phổ biến và ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai.

Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật các thông tin về u nang buồng trứng cũng như để giải tỏa phần nào nỗi lo cho chị em đang mắc u nang buồng trứng.

1. U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là cấu trúc có vỏ bọc ngoài, bên trong chứa dịch hoặc kèm theo mô đặc khác, phát triển bất thường trên 1 hoặc cả 2 buồng trứng. Các u nang này có bản chất là nang trứng phát triển lớn lên hoặc các tân sinh, có thể lành tính hoặc ác tính, có hay không có triệu chứng. U nang buồng trứng lành tính dạng chức năng (cơ năng) thường có thể tự biến mất và không gây nguy hiểm.

Các dạng u nang buồng trứng phổ biến bao gồm u nang cơ năng, u nang thực thể, nang lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng và buồng trứng đa nang.

U nang cơ năng: Đây là loại u nang buồng trứng phổ biến nhất. Chúng hình thành do rối loạn nội tiết tố bình thường của chu kỳ kinh nguyệt. U nang cơ năng thường vô hại và sẽ tự khỏi trong vòng 2-3 chu kỳ kinh nguyệt.

  • Nang bọc noãn (Follicular cyst): Mỗi chu kỳ sẽ có nang trứng rụng khỏi buồng trứng. Song, nếu các nang noãn này không vỡ, không rụng trứng và cứ tiếp tục phát triển thì sẽ gọi là nang noãn.
  • Nang hoàng thể (Corpus luteum cyst): Sau khi giải phóng trứng, nang trứng co lại và hình thành hoàng thể, bắt đầu sản xuất estrogen và progesterone. Những hormone này cần thiết cho quá trình thụ thai. Sự gia tăng tiết dịch bên trong cấu trúc này hình thành nang hoàng thể.

U nang thực thể

  • U bì buồng trứng (Dermoid cyst): U có thể chứa chất dịch lỏng, tóc, răng và da do u xuất phát từ những tế bào mô phôi. U bì là loại u lành tính, không liên quan đến vô sinh.
  • U nang nước: Đây là loại u lành tính, bên trong chứa dịch trong.Lưu ý là nếu u nang có nhú thường là nang ác tính.
  • U nang nhầy: Khối u này chứa đầy chất lỏng dạng gel hoặc sệt, có màu vàng nhạt hoặc nâu. U nang nhầy buồng trứng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 30 đến 50 tuổi.

Lạc nội mạc tử cung gây u nang: Lạc nội mạc tử cung khiến các mô nội mạc từ tử cung và lớp đệm phát triển lạc chỗ ở bên ngoài lớp lót lòng tử cung. Lạc nội mạc có thể khiến rụng trứng không đều; ảnh hưởng đến buồng trứng gây giảm dự trữ buồng trứng hoặc tổn thương viêm ống dẫn trứng; gây ra phản ứng viêm quá mức, ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

Buồng trứng đa nang (PCOS): Có nhiều nguyên nhân liên quan đến vấn đề này, buồng trứng đa nang có thể xuất hiện trong bối cảnh 1 phụ nữ bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

U nang buồng trứng
Hình ảnh u nang buồng trứng

2. Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của u nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng nếu u nang không quá to, không vỡ ra hoặc xoắn lại. Nếu u nang gây ra các triệu chứng, bạn có thể bị đầy hơi hoặc đau ở vùng bụng dưới bên cạnh u nang.

Trường hợp u nang vỡ ra, bạn sẽ bị đau đột ngột và dữ dội, u nang vỡ có thể tự giới hạn và chỉ cần theo dõi nhưng đôi khi gây xuất huyết nội và choáng mất máu. Nếu u nang gây xoắn buồng trứng, bạn sẽ có triệu chứng đau đột ngột dữ dội, vã mồ hôi, kèm theo nôn mửa, nếu xoắn lâu có thể gây hoại tử và hư hại buồng trứng, không giải quyết kịp thời có thể cần phải cắt bỏ.

Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Đau ngực.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Đau vùng xương chậu.
  • Đau âm ỉ ở lưng dưới và đùi.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • 3. Nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến u nang buồng trứng, nhưng phổ biến nhất là:

    • Rối loạn nội tiết tố: Bất thường nội tiết tố có thể dẫn tới không phóng noãn và gây ra các loại nang chức năng, ngược lại sự tồn tại của các nang trứng do không phóng noãn cũng gây thay đổi nội tiết tố.
    • Lạc nội mạc tử cung: Như đã nói ở trên, u nang buồng trứng có thể do lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô từ nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, có thể bao gồm cả buồng trứng. Mô lạc nội mạc tử cung có thể phát triển thành u nang, được gọi là u nang nội mạc tử cung ở buồng trứng.
    • Nhiễm trùng vùng chậu: Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) hoặc các vi khuẩn, nấm ở bộ phận sinh dục khác có thể lan đến buồng trứng và gây ra các cấu trúc giống u nang.
    • Các tân sinh phát triển tử buồng trứng: Đây là nguyên nhân gây ra các dạng như u bì buồng trứng, u nang nhầy, ung thư buồng trứng.

    >> Xem thêm: Hậu quả khi phụ nữ quan hệ với nhiều người đàn ông có gây ra u nang buồng trứng không?

    4. Ai có nguy cơ bị u nang buồng trứng?

    Ai có nguy cơ bị u nang buồng trứng?

    Trên thực tế, hầu hết phụ nữ sẽ có một nang trứng phát triển, rụng trứng và có một hoàng thể hoặc nang hoàng thể mỗi tháng. Bạn có thể không biết rằng mình có u nang trừ khi có vấn đề khiến u nang phát triển hoặc nếu có nhiều u nang hình thành. Theo nghiên cứu năm 2013, có khoảng 8% phụ nữ tiền mãn kinh phát triển u nang lớn cần điều trị.

    U nang buồng trứng ít phổ biến hơn sau khi mãn kinh. Phụ nữ sau mãn kinh bị u nang buồng trứng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.

    Ở mọi lứa tuổi, hãy đi khám bác sĩ nếu bạn thấy mình có các triệu chứng của u nang buồng trứng. Các triệu chứng như đầy hơi, cần đi tiểu thường xuyên hơn, đau nhức vùng chậu hoặc chảy máu âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu của u nang hoặc vấn đề nghiêm trọng khác.

    >> Xem thêm: Kích thước buồng trứng bình thường là như thế nào, bạn đã biết chưa?

    5. U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

    Phần lớn các u nang buồng trứng thường là lành tính, điều này cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa. Một số loại u nang có nhiều khả năng trở thành ung thư hoặc gây biến chứng, nhưng điều này rất hiếm.

    Một số trường hợp u nang có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

    • Vỡ u nang: U nang vỡ có thể gây đau dữ dội và sưng tấy ở bụng. Càng lớn thì khả năng bị vỡ càng cao. U nang vỡ có thể gây chảy máu trong và thậm chí đe dọa tính mạng.
    • Xoắn u nang: U nang có thể phát triển lớn đến mức làm biến dạng hình dạng buồng trứng, làm tăng khả năng bị xoắn. Việc xoắn buồng trứng có thể ngăn cản lưu lượng máu đến buồng trứng dẫn đến hoại tử, có thể phải cắt bỏ buồng trứng. Đau dữ dội và nôn mửa đều là dấu hiệu của xoắn buồng trứng.
    • Nang chèn ép tiểu khung: U nang phát triển với kích thước lớn có thể gây chèn ép trực tràng, bàng quang và niệu quản. Tình trạng này có thể tiến triển trong nhiều năm, khiến u nang choán hết ổ bụng và chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, dẫn đến phù nề.
    • Có thai kèm u nang: U nang buồng trứng xuất hiện trong thai kỳ có thể gây bất kì biến chứng nào như người không mang thai, thai kèm u nang buồng trứng cần khám chuyên khoa để có phương án xử trí phù hợp (bóc nang buồng trứng, nếu cần).
    • U nang buồng trứng phát triển thành ung thư: Một khối tân sinh tại buồng trứng có thể bản chất là ác tính (không phải là nang hoá ác tính). U nang buồng trứng phát triển sau mãn kinh có nhiều khả năng gây ung thư hơn u nang hình thành trước mãn kinh.
    xoắn buồng trứng
    Hình ảnh xoắn buồng trứng

    6. U nang buồng trứng có thai được không?

    U nang buồng trứng hoàn toàn vẫn có thể có khả năng mang thai như bình thường trong một số trường hợp. Nếu bạn mắc các loại u nang cơ năng hoặc bì u nang thì khả năng mang thai không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu mắc các loại u nang như lạc nội mạc tử cung hay buồng trứng đa nang, thì các loại u nang này gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

    >> Xem thêm: U nang buồng trứng có thai được không?

    7. Cách chẩn đoán u nang buồng trứng

    Dưới đây là một số cách chẩn đoán u nang buồng trứng phổ biến:

    • Khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn, tiền sử bệnh lý và tiền sử gia đình mắc u nang buồng trứng. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện khám phụ khoa để kiểm tra kích thước và vị trí của buồng trứng.
    • Siêu âm: Siêu âm là phương pháp chẩn đoán u nang buồng trứng phổ biến nhất. Siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định kích thước, vị trí và loại u nang buồng trứng.
    • Xét nghiệm máu: Đôi khi bạn sẽ cần xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone trong cơ thể, có thể giúp bác sĩ chẩn đoán u nang cơ năng. Xét nghiệm máu cũng có thể được sử dụng để kiểm tra các dấu hiệu ung thư buồng trứng.
    • Chụp CT hoặc MRI: Chụp CT hoặc MRI có thể được sử dụng để chẩn đoán u nang buồng trứng nếu u nang lớn hoặc nếu siêu âm không cung cấp đủ thông tin.

    >> Xem thêm: Ăn gì để cô bé nhiều nước và thơm? TOP 7 cách để cô bé tăng chất nhờn

    8. Cách điều trị u nang buồng trứng

    Cách điều trị u nang buồng trứng
    Cách điều trị u nang buồng trứng

    U nang buồng trứng cơ năng thường không cần điều trị vì chúng thường tự khỏi trong vòng 2-3 chu kỳ kinh nguyệt.

    Nếu tình trạng bệnh là nhẹ và phát hiện sớm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn (thuốc tránh thai hoặc viên uống tăng nội tiết tố). Thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ phát triển u nang mới, nhưng thuốc không làm giảm kích thước của u nang hiện tại.

    Bạn sẽ cần phẫu thuật để xác định bản chất của u nang. Một số loại u nang cần phải thực hiện phẫu thuật bao gồm:

    • U nang buồng trứng thực thể.
    • U nang gây ra các triệu chứng và không biến mất.
    • Các u nang ngày càng tăng kích thước.
    • U nang buồng trứng có kích thước lớn hơn 5 cm.
    • Phụ nữ gần mãn kinh hoặc đã mãn kinh.
    • Khối u nghi ngờ liên quan đến ung thư
    • Buồng trứng phát triển gây vỡ và xuất huyết hoặc xoắn.

    Các loại phẫu thuật điều trị u nang buồng trứng bao gồm:

    • Mổ nội soi: Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn được sử dụng để loại bỏ u nang buồng trứng.
    • Mổ hở: Mổ hở là phương pháp phẫu thuật truyền thống được sử dụng để loại bỏ u nang buồng trứng trong một số trường hợp cần thiết.

    Bạn có thể cần các phương pháp điều trị khác nếu bạn mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc rối loạn khác có thể gây ra u nang.

    Hy vọng sau khi xem xong bài viết này bạn đã có thêm nhiều thông tin về u nang buồng trứng. Đa số nang buồng trứng không hề nguy hiểm như bạn nghĩ. Nếu là u nang cơ năng thường sẽ tự khỏi trong vài chu kỳ và không cần điều trị. Tuy nhiên có một số loại u nang sẽ gây nguy hiểm. Vì thế, nếu thấy mình có các triệu chứng của u nang buồng trứng thì bạn cần đi khám bác sĩ để biết thêm thông tin.

    Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp bạn tính được Ngày rụng trứng để bạn nắm tình hình chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe của mình. Bạn còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay bạn nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Ovarian Cysts: Causes, Symptoms, Diagnosis & Treatment
    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9133-ovarian-cysts
    Ngày truy cập: 12/03/2024

    2. Ovarian Cyst – Symptoms and Causes
    https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/ovarian-cyst
    Ngày truy cập: 12/03/2024

    3. Ovarian cysts | Office on Women’s Health
    https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/ovarian-cysts
    Ngày truy cập: 12/03/2024

    4. Ovarian cysts | healthdirect
    https://www.healthdirect.gov.au/ovarian-cysts
    Ngày truy cập: 12/03/2024

    5. What are Ovarian Cysts? | Symptoms, Causes, and Treatment
    https://www.plannedparenthood.org/learn/health-and-wellness/ovarian-cysts
    Ngày truy cập: 12/03/2024

    6. Incidental ovarian cysts: When to reassure, when to reassess, when to refer
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23908107/
    Ngày truy cập: 12/03/2024

    x