của bé
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để giữ cho đường huyết được ổn định và phòng ngừa các biến chứng? Sau đây sẽ là thông tin về một số loại thực phẩm nên ăn và nên tránh, giúp bạn từng bước thoát khỏi gánh nặng bệnh tiểu đường.
Nội dung bài viết
Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì gì luôn là câu hỏi thường trực của mỗi người bệnh. Vì dù bạn đã bị tiểu đường hay mới được chẩn đoán thì bên cạnh việc dùng thuốc điều trị các bác sỹ luôn khuyên bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng để có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Sau đây sẽ các những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh, giúp bạn thoát khỏi gánh nặng bệnh tiểu đường.
Tiểu đường là căn bệnh liên quan tới nội tiết bởi rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat do insulin của tuyến tụy thiếu hụt hay giảm tác động bên trong cơ thể. Tiểu đường là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim, suy thận, mạch vành, tai biến mạch máu não…
Vì thế, ngoài thuốc điều trị, chế độ ăn uống đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm quá trình phát triển của bệnh.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Rau xanh, trái cây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống ô-xy hóa & hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.
Khi bị bệnh tiểu đường, bạn có thể bổ sung các thực phẩm có chứa hàm lượng chất carbohydrat & calo thấp như: mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina…

Lợi và hại khi cho thai nhi nghe nhạc Cái lợi khi cho thai nhi nghe nhạc Khi tế bào thính giác nói riêng, hay tế bào thần kinh của thai nhi nói chung biệt hóa đến một mức độ nào đó đủ tiếp nhận sự tác động trực tiếp của những âm thanh...
Với trái cây, bạn có thể bổ sung các loại trái cây tươi chứa ít đường như bưởi, cam, quýt, táo… Với các loại trái cây tươi khác tuy có chứa đường nhưng đây đều là các loại đường chậm (tức là đường cần phải trải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào trong cơ thể) không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu, bạn có thể bổ sung.
Chất đạm
Người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò có chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường ở trong máu.
Chất béo tốt
Thay vì các chất béo có nguồn gốc từ động vật, bạn nên sử dụng nguồn chất béo có trong quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu ô-liu… Nguồn chất béo có thể giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Với dầu ô liu cần lưu ý sử dụng ở nhiệt độ thường, thay vì trong nền nhiệt độ cao, vì chúng có thể sinh thêm nhiều chất độc hại cho cơ thể.
Cá
Cá là nguồn cung cấp ra chất béo và chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu rất giàu axit béo omega-3 không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ịch lớn cho sức khỏe tim mạch. Với cá, những người bị bệnh tiểu đường được khuyến khích dùng 2 lần/tuần với các cách chế biến đa dạng như: hấp, súp…
Hạn chế chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.
Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Thực phẩm ngọt
Tiểu đường là tình trạng cơ thể có lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép. Do đó các thực phẩm ngọt, đặc biệt là có vị ngọt nhân tạo như: Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ngọt có gas… hoặc vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt…cần được hạn chế mức tối đa.
Tinh bột
Bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo là không nên ăn nhiều cơm trong mỗi bữa. Kể cả các thực phẩm như cơm, phở, bún…cũng cần phải hạn chế.
Những loại thức ăn ăn liền như phở – cháo ăn liền cần phải kiêng kị tuyệt đối vì chúng không hề có lợi cho sức khỏe kể cả đối với người bình thường.
Thay vào đó bạn có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác trong chế độ ăn của mình.
Đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa
Các chất béo có nguồn gốc động vật như: thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, phô mai, bơ sữa; hay có nguồn gốc từ thực vật như: sữa dừa, nước cốt dừa, kem… có chứa các chất béo bão hòa & cholesterol không có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm có chứa chất béo trans như: dầu ăn đã chiên đi chiên lại; thực phẩm đóng hộp sẵn như bánh nướng, xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt, các loại thức ăn nhanh như lạp sườn, mì tôm, khoai tây chiên…
Trái cây khô
Tuy có chứa chất xơ và thành phần dinh dưỡng cao nhưng các loại trái cây khô lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh sử dụng.
Sữa
Sữa có chứa nhiều chất béo mà những thành phần này sẽ làm giảm đề kháng isulin, không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu cần có thể thay thế bằng các loại sữa không đường, ít béo.
Rượu bia, những loại đồ uống có cồn, các thực phẩm có chứa chất kích thích
Đây là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối tránh xa, bởi những thức uống này khi kết hợp cùng các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.
Nguyên tắc ăn uống của bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý để làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng, kéo dài tuổi thọ. Đó là áp dụng chế độ ăn:
- Chia khẩu phần thành nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường huyết sau khi ăn.
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để quá đói và cũng không ăn quá no.
- Không nên thay đổi quá nhanh & nhiều cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn.
Ngoài các loại thực phẩm trên, người bệnh có thể chơi một số môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe, đây cũng được xem là một phương pháp rất tốt giúp hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Hi vọng với những thông tin sức khỏe trên, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích, từ đó hạn chế được căn bệnh tiểu đường có thể tấn công bất cứ lúc nào.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!