Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 28/02/2023

Que thử thai và những điều chị em cần biết khi sử dụng

Que thử thai và những điều chị em cần biết khi sử dụng
Sau bao nhiêu ngày chờ mong “tin vui”, cơ thể của chị em đã xuất hiện dấu hiệu có thai. Để chắc chắn những dấu hiệu này không nhầm lẫn, chúng ta thường dùng que thử thai để kiểm tra.

Tuy nhiên, kết quả thử thai của que sẽ cho kết không chính xác nếu sử dụng sai cách. Để hiểu hơn về que thử thai cũng như cách sử dụng hiệu quả, mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.

Que thử thai là gì?

Que thử thai là một dụng cụ để xác định xem bạn có thai hay không. Nếu sau khi kiểm tra, kết quả thử thai của bạn là dương tính, tức là đang mang thai. Nếu xét nghiệm âm tính, điều đó có nghĩa là bạn không có thai.

Cơ chế hoạt động của que thử thai như thế nào?

Khi thử thai, dụng cụ thử thai sẽ tìm kiếm một hormone do tế bào nuôi (được hình thành sau khi thai làm tổ thành công) tiết ra trong máu của bạn, gọi là hCG. Bạn có thể tìm thấy hCG trong nước tiểu hoặc máu của mình. hCG cần thời gian để tích tụ trong cơ thể, sẽ tăng theo tuổi thai và đạt đỉnh khoảng 8-10 tuần.

Que thử thai hoạt động bằng cách phản ứng với lượng hCG trong nước tiểu hoặc máu của bạn. Trong xét nghiệm nước tiểu, mảnh giấy trên que sẽ phản ứng và phát hiện hCG. Sau thử nghiệm, que có thể hiển thị một dấu cộng, hai vạch thẳng đứng hoặc thậm chí là từ “có thai” tùy vào mỗi loại que thử thai khác nhau.

>> Bạn có thể xem thêm: Que thử thai điện tử có hiệu quả hơn loại truyền thống hay không?

Những điều bạn cần biết khi sử dụng que thử thai

1. Bạn nên thử thai khi nào?

Khi bạn nghĩ rằng, mình có thể mang thai và cần làm xét nghiệm để biết chắc chắn. Việc thử thai tại nhà có thể cho kết quả khác nhau. Về nguyên lý, hCG thường xuất hiện trong máu của bạn khoảng 10-12 ngày sau khi quá trình thụ tinh xảy ra, một số loại nhạy có thể phát hiện ngay cả khi bạn chưa trễ kinh.

Nhưng để có kết quả chính xác hơn, bạn hãy đợi dấu hiệu trễ kinh khoảng 5-7 ngày thì hãy dùng que thử. Bởi vì, nếu bạn làm xét nghiệm quá sớm có thể cho kết quả âm tính giả ngay cả khi bạn đang mang thai. Hoặc nếu lần đầu âm tính hãy đợi sau trễ kinh vài ngày rồi thử lại.

bạn nên dùng que thử thai khi nào

2. Bạn nên thử thai lúc mấy giờ?

Hiện tại chưa có bằng chứng hay khuyến cáo nào nói rằng bạn nên thử thai khi nào trong ngày, quan trọng là thử đúng cách và đọc kết quả chính xác. Nếu nghi ngờ, có thể thử lại vào một lần khác với một que thử khác để khẳng định. Mặc dù một số tài liệu nói bạn nên sử dụng nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Nếu bạn thử thai vào một thời điểm khác trong ngày, hãy đảm bảo sử dụng nước tiểu ít nhất ba giờ sau khi thử thai lần đầu tiên. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường phần lớn que thử thai đủ nhạy để phát hiện HCG bất kể thời điểm nào trong ngày khi bạn thử thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Thử thai buổi chiều có chính xác không và câu trả lời cho bạn!

3. Hướng dẫn cách sử dụng que thử thai

Có ba cách sử dụng que thử thai tại nhà bạn có thể áp dụng:

  • Đặt que thử thai vào dòng nước tiểu khi bạn đi tiểu.
  • Tiểu vào cốc sạch, sau đó nhúng que thử vào nước tiểu.
  • Bạn hãy đi tiểu vào một cái cốc sạch. Sau đó, bạn nhỏ một đến vài giọt nước tiểu lên que thử.

Que thử thai có thể nhận được nồng độ HCG trong nước tiểu khoảng 10 ngày sau khi thụ thai. Hoặc bạn có thể đợi đến khi trễ kinh để có kết quả chính xác nhất, thường vào khoảng 14 ngày sau khi thụ thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách dùng que thử thai và những điều cần biết để có kết quả chính xác

4. Tại sao que thử thai 1 vạch nhưng có thai?

Que thử thai 1 vạch nhưng vẫn có thai chủ yếu xảy ra do các trường hợp sau:

  • Thời gian bạn thử thai quá sớm trước khi thụ thai.
  • Bạn sử dụng quá nhiều hoặc quá ít nước tiểu khi xét nghiệm.
  • Bạn thực hiện xét nghiệm không đúng như hướng dẫn sử dụng.

Tại sao que thử thai 1 vạch nhưng có thai?

5. Tại sao que thử 2 vạch nhưng không có thai?

Kết quả que thử 2 vạch nhưng không có thai là trường hợp dương tính giả. Đây là trường hợp rất hiếm xảy ra. Hoặc bạn phát hiện có thai vào thời điểm đó là đúng nhưng thai bị thất bại sớm trong quá trình tiếp tục phát triển nên kết cục sau đó bạn không có thai.

6. Loại thuốc nào gây ảnh hưởng đến kết quả thử thai?

Phần lớn các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và rượu không ảnh hưởng đến kết quả thử thai. Tuy nhiên, các loại thuốc hỗ trợ sinh sản đôi khi có thể gây ra kết quả dương tính giả khi thử thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Sử dụng que thử thai hết hạn có được không? Bạn cập nhật ngay nhé!

7. Ưu điểm của việc sử dụng que thử thai

Có nhiều lợi ích khi sử dụng que thử thai tại nhà như:

Những lưu ý khi sử dụng que thử thai

Khi sử dụng que thử thai, bạn cần lưu ý thực hiện đúng hướng dẫn để có kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chờ cho đến khi bạn trễ kinh một vài ngày.
  • Đọc hướng dẫn sử dụng cẩn thận trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Uống quá nhiều nước trước khi thử nghiệm tại những thời điểm quá sớm có thể ảnh hưởng đến kết quả thử thai.

Như vậy bạn đã hiểu rõ tất cả về que thử thai cũng như cách sử dụng thế nào để có kết quả chính xác nhất. Quan trọng khi dùng que thử thai, bạn hãy dùng vào sáng sớm, tránh uống nhiều nước trước khi thử thai và làm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để có kết quả chính xác nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy Tests

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9703-pregnancy-tests

Truy cập ngày 09/02/2023

2. Doing a pregnancy test

https://www.nhs.uk/pregnancy/trying-for-a-baby/doing-a-pregnancy-test/

Truy cập ngày 09/02/2023

3. Pregnancy Test

https://medlineplus.gov/lab-tests/pregnancy-test/

Truy cập ngày 09/02/2023

4. Pregnancy tests

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pregnancy-tests

Truy cập ngày 09/02/2023

5. How early can home pregnancy tests show positive results?

https://utswmed.org/medblog/home-pregnancy-tests/

Truy cập ngày 09/02/2023

x