Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 05/12/2022

Kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì có thực sự nguy hiểm?

Kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì có thực sự nguy hiểm?
Màu sắc kinh nguyệt là một dấu hiệu thông báo tình trạng sức khỏe của nữ giới. Kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì có thể khiến các bé gái cũng như phụ huynh không khỏi lo lắng.

Vậy kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không? Có cách nào điều trị?

1. Tại sao kinh nguyệt có màu đen ở tuổi dậy thì?

Kinh nguyệt ra ít và có màu nâu đen; máu kinh màu đen sậm vón cục có cặn; kinh nguyệt ra máu cục đen; máu kinh màu nâu đen ngày đầu,… là những triệu chứng rất thường gặp khi nhắc đến tình trạng máu kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì.

Nguyên nhân kinh nguyệt có màu đen ở tuổi dậy thì và một số độ tuổi khác là do máu bị oxy hóa trong quá trình thoát ra khỏi tử cung và âm đạo. Do đó, tùy vào thời gian hành kinh kéo dài bao nhiêu; màu sắc kinh nguyệt sẽ có sự thay đổi; và có thể chuyển sang các màu như nâu, nâu sẫm, đen; thậm chí đậm như màu bã cà phê.

kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì

Nếu trẻ dậy thì có kinh nguyệt màu đen ngày đầu hoặc ngày cuối kỳ hành kinh thì không cần quá lo. Bởi nguyên nhân đa phần là do thời gian này; máu kinh xuất ra chậm và cần nhiều thời gian để tống xuất ra khỏi cơ thể. Do đó, màu sắc có thể thay đổi từ màu đỏ bình thường; sang màu nâu hoặc đen.

Còn nếu có khí hư màu đen trước kỳ kinh nguyệt; đó có thể là do phần máu còn sót lại ở kỳ hành kinh trước được cơ thể tống xuất ra ngoài nhờ cơ chế tiết dịch. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt màu đen đi kèm với những dấu hiệu bất thường; tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đi khám vì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý. Hãy cùng tìm hiểu các bệnh lý gây tình trạng máu kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì trong phần tiếp theo.

>> Mẹ có thể tham khảo: Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì? Những lưu ý quan trọng

2. Kinh nguyệt có màu đen ở tuổi dậy thì là biểu hiện của bệnh gì?

2.1 Rối loạn nội tiết tố khiến kinh nguyệt ra ít, có màu đen ở tuổi dậy thì

Nếu kinh nguyệt có màu đen ra ít hay máu kinh màu đen ra ít, kéo dài ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố. Tình trạng này rất thường gặp ở tuổi dậy thì do hoạt động nội tiết của vùng dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng chưa ổn định.

Tình trạng rối loạn nội tiết tố diễn ra còn có thể là do các vấn đề về tuyến giáp; sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách; lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, lo lắng cũng làm ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể; có thể làm giảm độ dày của thành tử cung; khiến kinh nguyệt xuất ra chậm nên máu dễ bị oxy hóa khiến chị em dễ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều ra máu đen, kinh nguyệt màu đen vón cục.

2.2 Kinh nguyệt màu nâu đen ở tuổi dậy thì do mắc bệnh viêm vùng chậu (PID)

bệnh viêm vùng chậu

Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI); đặc biệt là bệnh lậu và chlamydia; có thể đi kèm với một loạt các triệu chứng như tiết dịch khó chịu, đau, rát khi đi tiểu, ngứa và thậm chí tiết dịch màu đen.

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan từ cổ tử cung và âm đạo đến đường sinh dục trên; gây ra bệnh viêm vùng chậu (Pelvic Inflamatory Disease – PID). PID nếu không được điều trị có thể dẫn đến vô sinh.

2.3 Tích tụ kinh nguyệt âm đạo khiến kinh nguyệt ra ít màu đen

Tình trạng tích tụ kinh nguyệt âm đạo (hematocolpos) xảy ra khi máu kinh bị tắc nghẽn không ra khỏi tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo.

Do đó, máu kinh nguyệt bị giữ lại có thể chuyển sang màu đen theo thời gian. Sự tắc nghẽn có thể được gây ra bởi bất kỳ vấn đề bẩm sinh nào với màng trinh; vách ngăn âm đạo; hoặc trong một số trường hợp hiếm hoi là không có cổ tử cung (cổ tử cung bị lão hóa).

Một số trẻ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Nếu sự tắc nghẽn trở nên nghiêm trọng; trẻ có thể bị vô kinh hoặc mất kinh hoàn toàn. Các biến chứng khác bao gồm đau, dính; và lạc nội mạc tử cung.

>> Mẹ có thể tham khảo: Ăn gì để kinh nguyệt ra nhiều? Điểm danh ngay 8 thực phẩm vàng!

2.4 Các bệnh lý ở tử cung và cổ tử cung

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tình trạng kinh nguyệt ra ít màu đen; kinh nguyệt có màu đen ở tuổi dậy thì vón cục; có mùi hôi tanh, khó chịu có thể là do các bệnh lý về tử cung, cổ tử cung; khiến niêm mạc tử cung bong không đều; chảy máu kéo dài; làm thay đổi màu sắc kinh nguyệt:

  • Viêm lộ tuyến tử cung: Tình trạng các tuyến trong ống cổ tử cung phát triển và xâm lấn ra ngoài gây tổn thương cổ tử cung. Triệu chứng đặc trưng là khí hư ra nhiều; có màu bất thường, có mùi hôi tanh khó chịu; đau bụng dưới, ra máu khi quan hệ; kinh nguyệt không đều
  • Viêm nội mạc tử cung: Tình trạng viêm nhiễm buồng tử cung phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Triệu chứng thường gặp là đau bụng dữ dội khi hành kinh; đau khi quan hệ, ra khí hư, đi tiểu buốt.
  • U nang tử cung: Có thể đi kèm với các triệu chứng như kinh nguyệt không đều; khí hư ra nhiều, có mùi hôi; xuất huyết âm đạo giữa kỳ kinh; đau vùng bụng dưới; đau khi quan hệ tình dục.
  • U xơ tử cung: Ngoài kinh nguyệt có màu đen, bạn còn có thể bị căng tức tại vùng chậu; đau khi giao hợp, đau bụng bất thường, đi tiểu thường xuyên.

2.5 Kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì là dấu hiệu cảnh báo sảy thai

Kinh nguyệt màu đen ra ít, kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai ở tuổi dậy thì cũng có thể là dấu hiệu sảy thai; khi phôi thai ngừng phát triển nhưng không được cơ thể đào thải ra ngoài trong 4 tuần hoặc hơn.

Trên thực tế, một số người không phát hiện ra sảy thai cho đến khi họ đi siêu âm định kỳ. Một số thì có dấu hiệu mang thai, đau bụng hoặc ngất xỉu….

2.6 Kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì là máu mang thai

kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì là máu báo thai

Ra máu kinh nguyệt màu đen trong giai đoạn đầu thai kỳ là hiện tượng phổ biến; đặc biệt là lúc bị trễ kinh ở độ tuổi dậy thì. Chảy máu như một phần của quá trình làm tổ. Trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng và vào tử cung để làm tổ trên niêm mạc tử cung.

Khi đó, các mô hình thành quanh trứng (gọi là nguyên bào nuôi phôi) có thể gây tổn thương một số mạch máu; dẫn đến xuất huyết tử cung. Hiện tượng này có thể gặp trong khoảng 10 – 14 ngày sau khi thụ thai.

Các dấu hiệu mang thai sớm khác bao gồm:

Không phải tất cả các trường hợp ra máu kinh nguyệt màu nâu đen ở tuổi dậy thì đều là mang thai. Nếu kinh nguyệt nhỏ thành đốm hay chảy thành dòng chảy hoặc kéo dài hơn một vài ngày, hãy cho trẻ khám bác sĩ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Máu báo thai xuất hiện khi nào và máu báo thai là gì? Cập nhật ngay bạn nhé!

2.7 Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

Trong một số trường hợp hiếm hoi, máu kinh có màu đen hoặc tiết dịch màu đen ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Nếu nó kết hợp với các dấu hiệu khác như chảy máu bất thường sau khi quan hệ tình dục hoặc giữa các kỳ kinh, đó có thể là cảnh báo của bệnh ung thư cổ tử cung.

Trong các giai đoạn tiến triển hơn của ung thư cổ tử cung, các triệu chứng khác bao gồm giảm cân, mệt mỏi, đau vùng chậu, sưng chân, khó đi tiểu và đi tiêu.

2.8 Có vật lạ mắc kẹt trong âm đạo

Ra kinh nguyệt ít màu đen ở tuổi dậy thì có thể là một dấu hiệu cho thấy một vật lạ bị mắc kẹt trong âm đạo của trẻ.

Các đồ vật thông thường khác có thể bị mắc kẹt trong âm đạo bao gồm bao cao su, dụng cụ tránh thai… Theo thời gian, dị vật gây kích ứng niêm mạc âm đạo của trẻ và có thể gây nhiễm trùng.

Các triệu chứng khác mà trẻ có thể gặp khi ra kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì do vật thể lạ kẹt trong âm đạo là:

  • Dịch âm đạo có mùi hôi.
  • Ngứa hoặc khó chịu trong và xung quanh âm đạo.
  • Sưng tấy hoặc phát ban xung quanh bộ phận sinh dục.
  • Khó đi tiểu.
  • Sốt.

>> Mẹ có thể tham khảo: Top 9 thực phẩm giúp kinh nguyệt đến sớm đi nhanh

3. Làm sao để chữa kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì?

cách chữa kinh nguyệt màu sắc bất thường

Ra kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì có thể là một phần của chu kỳ kinh nguyệt của trẻ; và không cần điều trị đặc biệt. Nhưng khi máu kinh tiết ra nhiều và kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau hoặc có mùi hôi, cha mẹ nên cho trẻ nên đi khám.

Cách điều trị kinh nguyệt máu đen ở tuổi dậy thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân:

  • Các dị vật trong âm đạo nên được bác sĩ lấy ra. Đặc biệt nếu trẻ đang có các triệu chứng như đau hoặc sốt.
  • Các bệnh nhiễm trùng như PID được chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Ngoài ra trẻ cũng nên có biện pháp bảo vệ bản thân như thực hành tình dục an toàn.
  • Sẩy thai có thể tự khỏi. Nếu không, bác sĩ có thể đề nghị thủ thuật nong và nạo. Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng các dụng cụ y tế và thuốc để làm giãn cổ tử cung trong khi trẻ đang gây mê. Một dụng cụ phẫu thuật được gọi là nạo sau đó được sử dụng để loại bỏ mô dư thừa.
  • Kinh nguyệt tồn đọng có thể được phẫu thuật để điều trị bất kỳ tình trạng cơ bản nào dẫn đến tắc nghẽn.
  • Điều trị ung thư cổ tử cung có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp điều trị này.

4. Cách ngăn ngừa kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt màu đen xuất hiện vào ngày đầu và ngày cuối kỳ hành kinh là dấu hiệu bình thường; trẻ thường không phải lo lắng quá nhiều về tình trạng này. Tuy nhiên, trẻ cũng cần lưu ý những điều sau để ngăn ngừa kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì:

  • Chú ý vệ sinh vùng kín, nhất là trong những ngày hành kinh, thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh máu kinh tích tụ, gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học.
  • Tập thể dục thường xuyên, kể cả khi có kinh với các bộ môn như yoga, thiền, đi bộ, bơi lội…
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc căng thẳng, quá sức.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
  • Không quan hệ trong những ngày hành kinh; do quan hệ thời điểm này rất dễ gây viêm nhiễm.
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc thay đổi các biện pháp tránh thai.
  • Không tự ý dùng các loại thuốc nội tiết nếu không có chỉ định của bác sĩ.

>> Mẹ có thể tham khảo: 12 cách để nhanh hết kinh mọi chị em nên biết

Kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì là do máu ra ngoài không khí bị oxy hóa dẫn đến màu đen. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Thế nhưng nếu kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy kèm một số triệu chứng như đau bụng, đau âm đạo, máu kinh có mùi khó chịu, nôn, sốt,… thì hãy đi khám bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Abnormal Menstruation (Periods)
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14633-abnormal-menstruation-periods
Ngày truy cập: 01/08/2022

2. Menstrual cycle: What’s normal, what’s not
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/menstrual-cycle/art-20047186
Ngày truy cập: 01/08/2022

3. Vaginal discharge
https://www.mayoclinic.org/symptoms/vaginal-discharge/basics/definition/sym-20050825
Ngày truy cập: 01/08/2022

4. Vaginal bleeding – irregular
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/vaginal-bleeding-irregular
Ngày truy cập: 01/08/2022

5. What Does the Color of Your Period Mean?
https://health.clevelandclinic.org/what-does-the-color-of-your-period-mean/
Ngày truy cập: 01/08/2022

x