Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/05/2021

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì phải làm sao?

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì phải làm sao?
Kinh nguyệt là dấu mốc khẳng định “tiểu công chúa” giờ đây đã là thiếu nữ. Nhưng nhiều thiếu nữ lại thường gặp phải hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. MarryBaby mách bạn giúp con đối diện tình trạng này nhé!

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là trăn trở của nhiều bạn gái mới lớn. Đây là giai đoạn mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tâm sinh lý khiến trẻ lúng túng chẳng biết phải chia sẻ cùng ai. Việc giúp trẻ hiểu biết đầy đủ về tình trạng này chính là cách tốt nhất để con có những giải pháp hữu ích giúp cho kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Dưới đây là những chia sẻ từ MarryBaby về nguyên nhân, các giải pháp khắc phục kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì cũng như trẻ thuộc trường hợp nào thì nên thăm khám bác sĩ.

Như thế nào là kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?

Để hiểu hơn về kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, bạn cần nắm rõ một chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra thế nào. Theo giới chuyên gia, hầu hết các bé gái sẽ hành kinh lần đầu (thuật ngữ y khoa gọi là menarche) trong khoảng 10 – 15 tuổi (nhiều trường hợp có thể bắt đầu sớm hoặc muộn hơn). Chu kỳ hàng tháng của các bạn nữ lúc này sẽ được tính từ ngày đầu có kinh cho đến lần hành kinh kế tiếp (trung bình sẽ là 28 ngày nhưng độ dài thực tế có thể ngắn hoặc dài hơn thế).

Vào đầu chu kỳ, tuyến yên sẽ “lệnh” cho buồng trứng xuất ra một quả trứng, song song với đó niêm mạc tử cung sẽ dày lên nhằm chuẩn bị nơi làm tổ cho trứng thụ tinh trong trường hợp mang thai. Khoảng 2 tuần trước khi trẻ có kinh, trứng sẽ được phóng thích từ buồng trứng (sự rụng trứng) rồi theo ống dẫn trứng vào tử cung. Nếu không xảy ra hiện tượng thụ thai, trứng sẽ được đào thải ra ngoài cùng với lớp niêm mạc tử cung qua đường âm đạo (đây chính là máu kinh). Toàn bộ quá trình trên thường diễn ra 1 tháng/lần và có tính chất lặp lại.

Do đó, hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì chính là độ dài của chu kỳ có thể dài hoặc ngắn hơn mức trung bình. Một số trường hợp trẻ có hiện tượng thiểu kinh (lượng máu ra dưới 30ml hoặc cường kinh (lượng máu nhiều hơn 80ml).

Khoảng thời gian hành kinh ở mỗi trẻ có giống nhau hay không?

kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì do đâu

Câu trả lời là “Không” bạn nhé. Trong hai năm đầu có kinh, độ dài chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi từ 20 đến 45 ngày (trung bình là 32 ngày) tùy vào mỗi trẻ. Sau đó, khoảng thời gian này sẽ dao động 21 – 34 ngày (trung bình là 28 ngày). Một vài trường hợp có thể phải mất ít nhất 1 – 2 tháng thì trẻ mới có kinh lần thứ 2 sau lần hành kinh đầu tiên.

Nên nhớ kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì sẽ không giống tình trạng vô kinh (hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt trong một thời gian nhất định). Tuy vậy, các chuyên gia cũng nhận thấy các yếu tố dẫn đến kinh nguyệt không đều cũng góp phần đưa đến chứng vô kinh. Vô kinh cụ thể có hai loại:

  • Vô kinh nguyên phát: là tình trạng bé gái đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh
  • Vô kinh thứ phát: là hiện tượng nữ giới đã dậy thì và có kinh nguyệt nhưng vì một lý do nào đó mà kinh nguyệt không đều đặn. Theo tần suất cứ phải 3 hoặc 6 tháng mới có kinh một lần.

Nguyên nhân dẫn đên kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Một trong những lý do chính yếu dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở các bạn tuổi teen đó là sự biến động về nội tiết tố, điển hình là hormone progesterone và estrogen tăng cao ảnh hưởng đến lượng máu thải ra và thời gian hành kinh. Chưa kể, buồng trứng lúc này vẫn chưa ổn định làm cho kinh nguyệt thất thường trong 1 – 2 năm đầu rồi mới đi vào hoạt động đều đặn.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài thì có thể bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân sau đây:

1. Tăng hoặc giảm cân đột ngột

Trên thực tế, việc tăng cân không kiểm soát sẽ làm cơ thể bài tiết một lượng estrogen khiến cho lớp nội mạc tử cung không kịp thích ứng, từ đó gây ra chứng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Ngược lại việc giảm cân quá mức cũng có thể dẫn đến tình trạng mất kinh. Sở dĩ như vậy là vì lúc này cơ thể không được cung cấp lượng calo cần thiết cho việc sản sinh hormone điều tiết quá trình rụng trứng.

2. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì do căng thẳng thần kinh kéo dài

Dậy thì là giai đoạn tâm lý trẻ khá nhạy cảm. Các bạn nữ rất dễ bị stress do một số vấn đề như: áp lực từ việc học, kỳ vọng gia đình, mối quan hệ với bạn bè… Tình trạng này tác động tiêu cực đến vùng dưới đồi tuyến yên (cơ quan điều tiết việc sản xuất nội tiết tố của cơ thể), từ đó gây hiện tượng kinh nguyệt không đều.

3. Thói quen sống kém lành mạnh

Lối sống thiếu khoa học, chẳng hạn: bỏ bữa sáng, thức khuya, lười vận động, tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên… cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Lý do là bởi những việc này sẽ khiến trẻ không được cung cấp năng lượng đầy đủ, từ đó làm cho cơ thể suy nhược ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài những nguyên nhân vừa trình bày, các bạn tuổi teen còn bị hành kinh thất thường do tập thể dục quá sức, mắc một số bệnh phụ khoa, đang có thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai…

Cách khắc phục kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì hiệu quả

chế độ sinh hoạt lành mạnh

Thực tế, kinh nguyệt thất thường chẳng phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nên hầu hết trường hợp sẽ không cần can thiệp y tế. Các chuyên gia khuyến cáo trẻ nên thay đổi lối sống theo hướng tích cực, duy trì chế độ ăn uống hợp lý, có chế độ rèn luyện thể chất thích hợp và học cách quản lý căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là do bệnh phụ khoa hoặc tình trạng này kéo dài làm cản trở sinh hoạt của trẻ, lúc này bạn nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tìm nguyên nhân và có phương án điều trị thích hợp.

Song song với việc hướng dẫn con thực hiện nếp sống lành mạnh, bố mẹ nên giúp trẻ hiểu được đâu là những dấu hiệu báo trước trẻ sắp có kinh, chẳng hạn: đau bụng, xuất hiện mụn trứng cá hoặc thay đổi tâm trạng. Ngoài ra, bạn cũng hãy khuyên trẻ nên mang theo băng vệ sinh hoặc tampon trong túi khi đi học nhằm kiểm soát tình huống hành kinh thất thường.

Vừa rồi là những chia sẻ về vấn đề kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Mong rằng những thông tin hữu ích mà MarryBaby chia sẻ vừa rồi sẽ có ích cho bạn trong việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho tuổi mới lớn.

M.P

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x