Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/11/2020

Cột mốc phát triển của trẻ 6 tuổi

Cột mốc phát triển của trẻ 6 tuổi
Ở tuổi lên 6, con của bạn đang bước vào một giai đoạn tiến bộ tương đối ổn định so với những bước nhảy vọt của những năm đầu đời. Cơ thể tăng trưởng chậm lại nhưng dần đi vào ổn định, cho tới khi bước vào những thay đổi của tuổi dậy thì sớm. Trong khi đó, những khả năng mới dần dần tích luỹ tạo ra kỹ năng cần thiết cho tuổi trưởng thành.

Điều bạn cần lưu ý là trẻ không phát triển dựa theo thời gian biểu cố định. Tốc độ trưởng thành của mỗi đứa trẻ biến đổi rất đa dạng, và con của bạn có thể đạt đạt đến một số giai đoạn sớm hơn hay chậm hơn những trẻ khác cùng độ tuổi. Trẻ 6 tuổi có những biểu hiện phát triển như sau:

Phát triển thể chất

Nói chung, trong thời thơ ấu của trẻ, từ 6 tuổi đến 12 tuổi, trẻ em có thể phát triển cân nặng ở các mức độ khác nhau, bạn có thể mong đợi con của bạn đạt khoảng 2 – 3kg cân và 4-6cm chiều cao mỗi năm. Ở tuổi này, chiếc răng sữa đầu tiên sẽ rụng đi. Trẻ có nhiều bức ảnh khoe chiếc răng sún, rất đáng yêu. Bạn nên nói cho con hiểu răng sữa rụng sớm chứng tỏ con đang phát triển nhanh hơn so với bạn mình, và sẽ có răng mới sớm hơn.

Trẻ 6 tuổi
Trẻ bước vào độ tuổi thay răng, cột mốc quan trọng trong sự phát triển

Phát triển vận động

Vận động thô

Trẻ 6 tuổi có có tầm nhìn như sắc nét gần như người lớn, tăng nhận thức về cơ thể, khả năng cân bằng tốt hơn. Khả năng phối hợp chuyển động, tức kỹ năng vận động cùng lúc nhiều nhóm cơ thể hiện sắc nét hơn. Theo lứa tuổi này, trẻ 6 tuổi có thể nhảy, nhảy chân sáo, nhảy cò cò, kết hợp đi bộ cân bằng trên những bậc thềm thấp.

  • Trẻ cũng có thể bắt bóng bằng tay mà không còn phải ôm ghì vào ngực như khi còn nhỏ. Tuổi này cũng có thể bắt đầu dạy con đi xe đạp mini không bánh phụ, dù có thể con trẻ sẽ chống chân và dùng chân đẩy khi chạy xe.
Trẻ 6 tuổi
Trẻ đã có thể cân bằng khá tốt so với khi còn độ tuổi mẫu giáo

Vận động tinh

Hầu hết trẻ 6 tuổi đều có thể phân biệt trái – phải. Trẻ kiểm soát tốt các thao tác phức tạp trong dải kỹ năng vận động. Trẻ có thể viết, vẽ chính xác hơn, và thể hiện được ý tưởng cho người khác hiểu. Trẻ tự thay quần áo thuần thục, biết cách mang giày, mang vớ cho mình dù đó là loại vớ ren khá phiền phức. Trẻ cũng thích những trò giải trí phức tạp hơn như tạo ra bức tranh vẽ chi tiết, xây dựng các hình khối có cấu trúc phức tạp bằng gạch nhựa, đồ chơi Lego, chơi ghép hình phức tạp…

Trẻ 6 tuổi
Con có thể tự thay đồ, tự thắt dây giày cho mình.

Khả năng nhận thức

Trẻ nói chuyện trôi chảy, vào vào độ tuổi này trẻ dường như không bao giờ ngừng nói chuyện. Điều con trẻ nói đến nói chung là dễ hiểu, và câu luôn đủ chủ ngữ vị ngữ. Trẻ biết được họ tên, tuổi, ngày sinh và nơi sinh sống của mình. Trẻ 6 tuổi thường thích vần điệu, ca hát và những câu chuyện cười đơn giản.

Kỹ năng vận động tinh phát triển, trẻ sao chép được dòng chữ từ sách vở. Nội dung của các tranh vẽ của trẻ trở nên ngày càng chi tiết và tinh vi hơn. Và có thể vẽ theo ý tưởng mà không cần người lớn ra đề, hoặc gợi ý

Trẻ ở lứa tuổi này nắm bắt tốt về khái niệm số, và biết được số lượng ngón tay, ngón chân của mình.

Trẻ có thể tính đến 100, lặp lại ba con số. Trẻ hiểu nhiều hơn về cách thức mọi thứ có mối quan hệ với nhau, do đó có thể kể một câu chuyện mạch lạc về người và đồ vật trong bức tranh hoặc dự đoán một sự kiện sẽ đi theo một sự kiện khác. Chẳng hạn nhìn bức tranh, trẻ có thể tưởng tượng và kể ra câu chuyện theo ý mình.

Trẻ nắm bắt khái niệm về sự bảo tồn trọng lượng, ví dụ như lấy 1 chai nước đổ đầy vào 1 chiếc ca, khi được hỏi, trẻ hiểu lượng nước chứa trong 2 vật chứa này bằng nhau, dù thùng chứa có kích thước hoặc hình dạng khác nhau.

Khả năng ngôn ngữ

Trẻ 6 tuổi đã có thể phát âm chính xác nhất, mặc dù trẻ có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt một số chữ cái đúng cách (thường nói ngọng, đọc sai chính tả). Trẻ hiểu được những khái niệm đối lập chung lớn – nhỏ, tối – sáng, nhẹ – nặng… Trẻ cũng nhận ra khi những từ không quen thuộc và có thể theo mẹ hoặc người lớn suốt ngày để hỏi ý nghĩa của chúng.

Ngôn ngữ ngày càng mang tính mô tả và chi tiết, với từ vựng trung bình trên 5.000 từ.Trẻ có thể sao chép những ngắn một cách chính xác và có thể viết lại những từ này mà không cần người lớn hướng dẫn.

Trẻ 6 tuổi
Hầu hết trẻ em ở 6 tuổi đều có thể đọc được ít nhất 10 từ dễ hiểu, chẳng hạn như “cà”, “cá”, nón…, và đọc những quyển sách đơn giản.

Tăng trưởng tình cảm xã hội

Gia đình có tầm quan trọng nhất đối với con trẻ. Nhưng ở tuổi lên sáu, bắt đầu làm quen với trường lớp, tình bạn ngày càng trở nên quan trọng với trẻ. Khả năng giao tiếp và tương tác với trẻ đồng trang lứa và với những người khác ngoài gia đình là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Con trẻ vẫn muốn chơi một mình với đồ chơi của mình, ngày càng ngày hình thành thêm tình cảm bạn bè. Trẻ có thể chia sẻ và hợp tác trong các trò chơi vận động, trò chơi nhập vai.

Trẻ bắt đầu học cách tuân theo quy định, mặc dù vẫn còn đó tính cách trẻ con: giận dỗi, mè nheo và ganh tị với anh chị hoặc trẻ em khác

Trẻ 6 tuổi
Trẻ 6 tuổi bắt đầu kết bạn và chơi các trò chơi đòi hỏi tính hợp tác

Cha mẹ có thể làm gì để thúc đẩy sự phát triển của trẻ 6 tuổi

Vừa chia tay môi trường mầm non và bước vào con đường học tập, trẻ 6 tuổi hiếu động và tò mò đưa đến việc gia tăng nguy cơ tai nạn. Bố mẹ nên duy trì việc giám sát và cảnh giác con về nguy cơ gây thương tích cho con, chẳng hạn khi con tham gia giao thông, đi dã ngoại, leo núi…

Đừng đặt ra quá nhiều quy tắc khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt và mệt mỏi việc phải trưởng thành. Tuy vậy, có những quy tắc tối quan trọng phải duy trì: ngủ sớm, cư xử lễ phép lịch sự, thời gian xem tivi và thức ăn vặt con được phép. Bạn nên tập cho con tính tự giác và hợp tác, kiên quyết nói không với việc đánh mắng con. Thay vào đó, khuyến khích và khen ngợi khi con tập được thói quen tốt. Với những việc trẻ làm chưa tốt như chưa có ý thức học tập, còn đợi mẹ nhắc đánh răng, cách xây dựng hành vi tốt cho con không phải là chê bai mà tập trung khen ngợi những việc con đã làm tốt.

Trẻ 6 tuổi thích sao chép, bắt chước người lớn. Bạn có thể tập cho con tinh thần trách nhiệm bằng cách nhờ trẻ giúp đỡ những công việc vặt quanh nhà, chẳng hạn như dọn bàn ăn hoặc đi mua hàng với mẹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x