Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể bị đau đầu. Đây là một hiện tượng tương đối phổ biến và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau đầu buồn nôn thì đây có thể là một dấu hiệu bất thường trong sức khỏe của con và cần kịp thời can thiệp, xử lý.
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể bị đau đầu. Đây là một hiện tượng tương đối phổ biến và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau đầu buồn nôn thì đây có thể là một dấu hiệu bất thường trong sức khỏe của con và cần kịp thời can thiệp, xử lý.
Nếu thấy trẻ bị nhức đầu buồn nôn, cần quan sát các biểu hiện sức khỏe của con để có thể chăm sóc đúng cách và kịp thời đưa con đến bệnh viện chẩn đoán, điều trị.
Nguyên nhân trẻ bị đau đầu buồn nôn
Đau đầu ở trẻ em rất phổ biến và có nhiều mức độ khác nhau nhưng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau đầu buồn nôn thì đây là dấu hiệu ba mẹ không nên chủ quan và cần đưa con đi khám. Sau đây là một số nguyên nhân chính gây nhức đầu ở trẻ mà bạn cần lưu ý:
1. Đau đầu buồn nôn ở trẻ em là do chấn thương đầu
Trẻ nhỏ thường hiếu động và có nguy cơ bị té ngã nhiều hơn người lớn. Vì vậy, các vết sưng tấy và bầm tím vùng đầu có thể gây đau đầu ở trẻ.
Nếu tai nạn không nghiêm trọng thì hầu hết các chấn thương ở đầu chỉ ở mức nhẹ. Tuy nhiên, nếu con ngã và đầu bị va đập mạnh thì không nên chủ quan. Đặc biệt là khi trẻ bị đau đầu buồn nôn hay có dấu hiệu lừ đừ, mệt mỏi… sau khi té thì cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt vì chấn thương đầu lúc này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Trẻ bị đau đầu buồn nôn do chứng đau nửa đầu
Trẻ bị đau đầu buồn nôn có thể là triệu chứng điển hình của bệnh đau nửa đầu. Tương tự như người lớn, trẻ em cũng có thể bị đau nửa đầu và hội chứng này thường là do di truyền. Các triệu chứng của đau nửa đầu bao gồm:
Nhói hoặc đau đầu
Đau đầu nặng hơn khi vận động
Làn da nhợt nhạt
Đau bụng
Buồn nôn, nôn mửa
Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
Chứng đau nửa đầu có thể dẫn đến tình trạng trẻ đau đầu buồn nôn
3. Trẻ bị đau đầu buồn nôn do ngộ độc thực phẩm
Trẻ bị ngộ độc thức ăn sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị đau đầu buồn nôn sau khi ăn. Bên cạnh đó, nitrat là một chất bảo quản thực phẩm được tìm thấy trong các loại thịt đã qua xử lý như thịt xông khói, xúc xích… hoặc chất phụ gia có trong bột ngọt cũng có thể gây đau đầu ở trẻ em.
Ngoài ra, nếu trẻ nhỏ uống nhiều soda, đồ uống thể thao… cũng có thể bị nhức đầu. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho con ăn những thực phẩm không lành mạnh.
4. Bệnh tật và nhiễm trùng là dấu hiệu trẻ bị chóng mặt buồn nôn
Những căn bệnh thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng tai và xoang là những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu ở trẻ em. Bên cạnh đó, viêm màng não hoặc viêm não cũng có thể gây nhức đầu nhưng trường hợp này khá hiếm gặp.
5. Đau đầu buồn nôn, sốt nhẹ ở trẻ em do các vấn đề trong não
Một số vấn đề bên trong não như khối u, áp xe hoặc chảy máu bên trong hiếm khi gây đau đầu nghiêm trọng nhưng mẹ vẫn cần lưu ý. Bởi vì các vấn đề trong não có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng khác như vấn đề thị giác, chóng mặt và thiếu phối hợp tay chân ở trẻ.
Tình trạng căng thẳng, lo lắng vì áp lực học tập hoặc các mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô và bạn bè đều có thể góp phần gây ra chứng đau đầu ở trẻ. Hơn nữa, trẻ em có thể biết mình đau đầu nhưng thường khó nhận ra cảm giác buồn, cô đơn hoặc trầm cảm.
Trong trường hợp này, bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe của con thì cha mẹ cũng cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ nhiều hơn để góp phần làm giảm chứng đau đầu do căng thẳng.
Nhìn chung, tình trạng trẻ bị đau đầu thường không nghiêm trọng nhưng nếu bé bị đau đầu buồn nôn do chấn thương, ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh lý nào đó thì sẽ cần được chăm sóc y tế kịp thời.
Ngoại trừ trường hợp trẻ bị đau đầu buồn nôn nghiêm trọng cần đi khám thì đối với những lúc trẻ bị đau đầu thông thường, mẹ nên chăm sóc con theo những lời khuyên sau:
Cho trẻ nằm nghỉ trên giường với điều kiện phòng mát mẻ, yên tĩnh và giảm ánh sáng.
Chườm khăn mát lên trán, cổ hoặc mắt của trẻ khi con ngủ.
Hướng dẫn trẻ hít thở sâu.
Cho trẻ ăn uống đủ chất và khuyến khích con uống nhiều nước lọc mỗi ngày.
Không gây áp lực và căng thẳng cho trẻ. Mẹ nên cởi mở và thường xuyên trò chuyện với con.
Có thể cho trẻ dùng thêm thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn về việc dùng thuốc và không nên quá lạm dụng thuốc để làm giảm cơn đau đầu ở trẻ. Ngoài ra, cần lưu ý không cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên uống aspirin trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Đối với chứng đau nửa đầu ở trẻ, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị hoặc phòng ngừa. Đồng thời, mẹ cũng cần giúp con tránh xa các tác nhân gây nhức đầu như thực phẩm, đồ uống, vận động mạnh…
Khi trẻ bị đau đầu buồn nôn, nên cho con uống nhiều nước lọc
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Vì tình trạng trẻ bị đau đầu buồn nôn có thể là biểu hiện của những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe nên trong một số trường hợp, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời chẩn đoán và can thiệp:
Cơn đau ngày một nghiêm trọng, kéo dài liên tục
Tần suất đau ngày một tăng (hơn 3 lần/tuần)
Trẻ trở nên đau đầu buồn nôn sau khi gặp một chấn thương nào đó, đặc biệt là chấn thương ở vùng đầu
Tình trạng buồn nôn đau đầu có thể đi kèm với sốt, hiện tượng đau cứng cổ
Trẻ cảm thấy đau mỗi khi vận động, ho, cúi người hoặc gắng sức làm gì đó
Trẻ bị mất thăng bằng, mất sức cơ ở các chi, gặp các vấn đề về thị lực, chóng mặt hoặc mất ý thức
Gia đình có tiền sử mắc bệnh thần kinh
Trẻ trở nên lờ đờ, uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ
Trẻ thay đổi tính cách – hành động, thường xuyên cảm thấy buồn hoặc chán nản, thay đổi tâm trạng nhanh chóng từ vui sang buồn hoặc buồn sang hạnh phúc.
Nói lắp bắp
Nhiệt độ, nhịp thở, mạch hoặc huyết áp bất thường
Mẹ nên ghi lại các biểu hiện lâm sàng của trẻ để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất
Trước khi đưa trẻ đến gặp bác sĩ, mẹ nên quan sát tình trạng đau đầu của con để ghi nhận các thông tin giúp bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng hơn:
Khi nào trẻ bị đau đầu buồn nôn (vào buổi sáng, khi vừa ngủ dậy, sau khi đi học về, vào buổi tối,…)
Triệu chứng buồn nôn đau đầu kéo dài trong bao lâu thì hết
Cơn đau xuất hiện đột ngột hay có các dấu hiệu báo trước
Có áp dụng các biện pháp nào để khắc phục tình trạng trẻ bị đau đầu buồn nôn không? Nếu có thì biện pháp đó có hiệu quả không?
Tần suất diễn ra các cơn đau
Các vấn đề khác liên quan đến việc buồn nôn đau đầu của trẻ
Trẻ bị đau đầu buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế, không nên chủ quan mà hãy theo dõi trẻ, tìm ra nguyên nhân và hướng xử lý phù hợp mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!