Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Lâm Nguyệt Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 27/10/2022

Trẻ sơ sinh môi thâm có phải cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?

Trẻ sơ sinh môi thâm có phải cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?
Trẻ sơ sinh môi thâm là trường hợp thường xuyên xảy ra, nhưng nó có đang ngầm cảnh báo những căn bệnh nào ở trẻ hay không? Đây là những điều mẹ nên biết.

Để có thể chăm sóc một em bé sơ sinh khỏe mạnh vốn là điều không hề dễ dàng. Người mẹ không chỉ phải có những kiến thức cơ bản, mà còn phải chú ý quan sát những thay đổi dù là nhỏ nhất trên cơ thể bé. Trong đó, tình trạng trẻ sơ sinh bị môi thâm là điều dễ khiến các mẹ lơ là. Tuy nhiên, đó lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khó lường ở trẻ.

Trẻ sơ sinh môi thâm (circumoral cyanosis) là khi bé bị xanh tím quanh vùng miệng. Đặc biệt là môi trên. Nếu bé nhà mình có làn da màu sẫm hơn; môi của bé bị thâm sẽ trông có vẻ xám hoặc trắng hơn. Mẹ cũng sẽ thấy tình trạng này ở trên bàn tay hoặc bàn chân của trẻ.

Tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm được chia thành 2 loại:

  • Da tím tái trung ương (central cyanosis): Tình trạng có thể do các bệnh về tim, phổi hoặc do các loại hemoglobin (một protein trong hồng cầu đảm nhận chức năng vận chuyển oxy) bất thường như methemoglobin hoặc sulfhemoglobin, v.v … Biểu hiện thường thấy là sự đổi màu xanh hoặc tím của lưỡi và niêm mạc miệng.
  • Da tím tái ngoại vi (peripheral cyanosis): Tình trạng này là kết quả của việc giảm lưu thông máu cục bộ ở các cơ quan ngoại vi, cánh tay và chân. Điều này thường thấy nếu máu động mạch bị ứ đọng quá lâu ở các chi và mất hầu hết oxy.
  • Da tím tái tạm thời (transient cyanosis): Ngay sau khi sinh có hiện tượng tím tái thoáng qua. Điều này thường biến mất trong vòng vài phút.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Nhịp tim trẻ em theo tuổi bình thường là bao nhiêu?

Để làm được điều đó, mẹ cần biết nguyên nhân dẫn đến các loại tình trạng trẻ sơ sinh bị thâm môi.

Trẻ sơ sinh môi bị thâm là tình trạng gì?

2. Tại sao môi trẻ sơ sinh bị thâm?

Trẻ nhỏ bị thâm môi là hiện tượng môi của bé không có màu hồng như bình thường mà lại là màu tím. Thông thường, sự xuất hiện của tình trạng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lí nào đó trong cơ thể. Nguyên nhân trẻ sơ sinh môi thâm tùy thuộc vào loại tình trạng da tím tái bé gặp phải.

Tím tái trung ương có liên quan đến phổi là do:

  • Chấn thương khi sinh hoặc ngạt.
  • Cơn thở thoáng qua (transient tachypnoea).
  • Hội chứng suy hô hấp.
  • Tràn khí màng phổi.
  • Phù phổi.
  • Vô tình hít phải hoặc bị sặc phân su.
  • Thoát vị cơ hoành.
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Lỗ rò khí quản-thực quản (tracheaoesophageal fistula).
  • Tắc nghẽn đường hô hấp trên.

Da tím tái trung tâm ở trẻ mới sinh cũng có thể do lượng đường trong máu thấp, magiê trong máu thấp và do nhiễm trùng hoặc do động kinh hoặc các cơn co giật khác.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt: Là hiện tượng gì, nguyên nhân, cách xử trí ra sao?

  • Các nguyên nhân gây ra tình trạng da tím tái trung ương nêu trên.
  • Giảm bơm máu của tim hoặc giảm cung lượng tim. Điều này gặp trong suy tim hoặc sốc tuần hoàn.
  • Các bệnh về tuần hoàn như huyết khối hoặc tắc mạch.
  • Co thắt mạch máu tứ chi, ngón tay, ngón chân. Điều này có thể là do:
  • Tiếp xúc với thời tiết, không khí, bất kỳ điều gì đó lạnh.
  • Hiện tượng Raynaud: bệnh lý co thắt các mạch máu khi gặp lạnh hoặc các tình huống căng thẳng, giảm lưu lượng máu đến cung cấp cho các mô và tế bào.
  • Co thắt các mao mạch hoặc động mạch da nhỏ hơn được gọi là acrocyanosis.
  • Chứng tăng hồng cầu xảy ra ở phụ nữ trẻ và do tác dụng phụ của thuốc chẹn beta dùng cho bệnh cao huyết áp.

2.3 Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác cũng giải thích vì sao trẻ sơ sinh môi thâm:

  • Bé bị cảm lạnh: Đây là một nguyên nhân chủ quan được bắt nguồn từ cách chăm sóc chưa được khéo léo của mẹ. Nếu như nhiệt độ ngoại trời đang thấp mà mẹ lại không ủ ấm kịp thời cho bé thì sẽ khiến các sắc tố môi trở nên nhợt nhạt, từ đó dẫn đến tình trạng môi thâm.
  • Bé khóc liên tục: Không chỉ có trẻ sơ sinh mà ngay với cả người lớn, khi phải gồng mình khóc quá nhiều thì sẽ khó tránh khỏi tình trạng khuôn mặt trở nên nóng đỏ và môi thì thâm tím.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để nhanh ‘đuổi’ bệnh đi ngay

4. Phương pháp điều trị môi thâm cho trẻ sơ sinh

Môi bé bị thâm không liên quan đến bệnh lý nguy hiểm; hoặc không đi kèm những dấu hiệu báo động nào; môi bé sẽ thường tự hồng hào trở lại. Đối với trẻ sơ sinh, môi bé sẽ hết tím tái vài ngày sau khi sinh.

Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, đặc biệt là liên quan đến hô hấp, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.

Bác sĩ có thể sẽ cần phải ổn định đường thở, hơi thở và tuần hoàn của trẻ sơ sinh trước khi cố gắng tìm ra nguyên nhân cơ bản.

5. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị môi thâm

Mặc dù tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm thường không quá nguy hiểm, nhưng chắc hẳn sẽ không có người mẹ nào cảm thấy dễ chịu khi đứa con yêu quý gặp phải tình trạng này. Vì vậy nên việc phòng ngừa thâm môi ở trẻ là điều thật sự cần thiết.

Trong đó, một số biện pháp mà bố mẹ cần lưu ý có thể kể đến như:

  • Cho trẻ mặc đủ ấm và thường xuyên kiểm tra nhiệt độ.
  • Nghiên cứu chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ vì sẽ là người trực tiếp cho bé bú.
  • Đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng bé bị thâm môi. Từ đó sẽ có được cách chăm sóc phù hợp nhất, nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Các dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh
http://benhviensannhibacgiang.vn/s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m/cac-dau-hieu-bat-thuong-o-tre-so-sinh/
Truy cập ngày: 27/10/2022

2. Một số dấu hiệu cha mẹ cần biết để đưa trẻ đi khám sớm
https://benhviennhitrunguong.gov.vn/mot-so-dau-hieu-cha-me-can-biet-de-dua-tre-di-kham-som.html
Truy cập ngày: 27/10/2022

3. Skin findings in newborns
https://medlineplus.gov/ency/article/002301.htm
Truy cập ngày: 27/10/2022

4. Blue skin or lips (cyanosis)
https://www.nhs.uk/conditions/blue-skin-or-lips-cyanosis/
Truy cập ngày: 27/10/2022

5. What is Cyanosis in Infants and Children?
https://www.cincinnatichildrens.org/health/c/cyanosis
Truy cập ngày: 27/10/2022

6. Is circumoral cyanosis a sign of peripheral or of central cyanosis?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2797223/
Truy cập ngày: 27/10/2022

x