Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ sơ sinh không đi tiểu được rất thường hay xảy ra. Tuy nhiên, nếu trường hợp này kéo dài và liên tục sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm hiểu về vấn đề trên và cách để khắc phục giúp con vui khỏe hơn mỗi ngày.
Để biết tình trạng trẻ sơ sinh không đi tiểu được có đáng lo hay không? Và liệu trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi không đi tiểu có sao không? Mẹ cần biết tần suất đi tiểu của bé.
Trẻ sơ sinh sau bao lâu thì đi tiểu? Thông thường, trong 24h đầu tiên trong cuộc đời không phải bé sơ sinh nào cũng đi tiểu. Nếu có thì con cũng chỉ đi 1 lần. Điều đó có thể do chức năng thận của bé chưa hoàn thiện. Hoặc do trẻ bị thiếu nước vì chưa hấp thụ được nước nhiều và mất nước qua hô hấp, da…
Nếu sau 2 ngày, trẻ sơ sinh vẫn không đi tiểu thì mẹ nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ ngay nhé.
Thông thường, bàng quang của trẻ sơ sinh có thể chứa một lượng nước tiểu khoảng 60–300ml. Khi chứa đầy nước, bàng quang sẽ phát tín hiệu buồn tiểu và khiến trẻ đi tiểu. Vì thế, mỗi trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu từ 6–8 lần/ngày; tùy theo lượng sữa trẻ bú được.
Trẻ em cả ngày không đi tiểu có sao không? Nếu bé không đi tiểu được trên 12 giờ có nghĩa là trẻ sơ sinh không đi tiểu được; hay còn gọi là bí tiểu. Đây là một trong những trường hợp cần được xử lý cấp tốc nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cho sức khỏe.
>> Mẹ có thể xem thêm: 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng
Sau đây là biể hiện trẻ sơ sinh không đi tiểu được mẹ cần chú ý:
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?
Trẻ sơ sinh tiểu tiện khoảng 6-20 lần mỗi ngày, trong những tháng tiếp theo số lần tiểu của bé sẽ ít đi và lượng nước tiểu trong 1 lần sẽ nhiều hơn. Nếu trẻ sơ sinh đi tiểu ít rất có thể là dấu hiệu cho biết bé đang bị sốt, thời tiết nắng nóng, hoặc do bé bú ít so với nhu cầu. Còn có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi tiểu được, thông thường là do:
Tình trạng bí tiểu hay trẻ sơ sinh không đi tiểu được cũng có liên quan đến một số bệnh lý, cụ thể như:
Khi chăm sóc bé sơ sinh, nếu trẻ sơ sinh không thể đi tiểu được như ngày thường, mẹ phải xử trí ngay. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe con yêu. Bước đầu, mẹ có thể chữa tình trạng trẻ sơ sinh không đi tiểu được theo những cách sau:
Nếu đã thử những cách trên mà tình trạng bí tiểu ở trẻ vẫn không thuyên giảm. Mẹ cần đưa trẻ sơ sinh không đi tiểu được đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Các y bác sĩ có thể thông tiểu cho trẻ sơ sinh bằng cách:
>> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết
Để phòng ngừa việc trẻ sơ sinh không đi tiểu được hay trẻ sơ sinh đi tiểu ít; mẹ cần theo dõi kỹ thói quen đi tiểu và màu sắc nước tiểu của bé. Dưới đây là những dấu hiệu mẹ nên quan sát:
Nước tiểu và phân của trẻ sơ sinh được cho là một loại thước đo tình trạng sức khỏe của bé. Khi thay tã, mẹ hãy nhớ kiểm tra trước khi vứt bỏ. Nếu mẹ phát hiện ra những dấu hiệu bất ổn hãy mang tã của con đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ giúp mẹ tìm được hướng chữa trị cho con sớm nhất.
Khi trẻ sơ sinh không đi tiểu được, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và căn cứ vào những dấu hiệu để có hướng điều trị kịp thời. Mẹ cũng đừng quên ghé thăm MarryBaby mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. First Aid: Pain With Urinating (Peeing)
https://kidshealth.org/en/parents/urination-pain-sheet.html
Truy cập ngày: 16/10/2022
2. Urine Tests
https://kidshealth.org/en/parents/labtest7.html
Truy cập ngày: 16/10/2022
3. Baby’s First Days: Bowel Movements & Urination
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Babys-First-Days-Bowel-Movements-and-Urination.aspx
Truy cập ngày: 16/10/2022
4. The Meaning Behind the Color of Urine
https://www.urologyhealth.org/healthy-living/care-blog/2018/the-meaning-behind-the-color-of-urine
Truy cập ngày: 16/10/2022
5. Ask the Experts: What Does the Color of my Urine mean about my Health?
urologyhealth.org/healthy-living/urologyhealth-extra/magazine-archives/winter-2017/ask-the-experts-what-does-the-color-of-my-urine-mean-about-my-health
Truy cập ngày: 16/10/2022
6. Urine Blockage in Newborns
https://www.niddk.nih.gov/-/media/Files/Urologic-Diseases/UrineBlockage_508.pdf
Truy cập ngày: 16/10/2022