Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thư
Cập nhật 07/03/2023

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không, có ảnh hưởng gì không?

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không, có ảnh hưởng gì không?
Mặc dù trẻ sơ sinh chưa thể nói chuyện với cha mẹ, nhưng con vẫn có thể dùng ngôn ngữ cơ thể và tiếng khóc để ra tín hiệu cho cha mẹ

Vậy trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Dấu hiệu nhận biết, và cách dỗ dành khi con khóc là gì? Cha mẹ xem thêm trong bài viết này nhé.

1. Tại sao trẻ sơ sinh khóc nhiều? Nguyên nhân phổ biến

Thật ra, tất cả trẻ sơ sinh đều khóc khoảng từ 2-3 tiếng mỗi ngày, trong 6 tuần đầu tiên. Và phần lớn cha mẹ khi lần đầu có con thường bị thiếu ngủ, và cảm thấy lo lắng, vì sợ rằng, con khóc là do con đang gặp một vấn đề nào đó.

Bên cạnh đó, khóc còn là một trong những cách tối thiểu mà trẻ sơ sinh dùng để thể hiện cảm xúc; và giao tiếp với cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ khóc cũng có nguyên nhân và dấu hiệu rõ ràng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều.

1.1 Trẻ đói bụng

Lý do đầu tiên, cũng là phổ biến nhất khi trẻ khóc chính là con đang đói. Cha mẹ biết không, ngay cả khi con chưa thể nói chuyện, nhưng mỗi khi con cảm thấy đói, con sẽ có những tín hiệu mà cha mẹ cần biết.

Dấu hiệu thường thấy như: trẻ khóc, mút tay, liếm môi, quay đầu tìm kiếm, cơn càng đói thì khóc càng to.

1.2 Bỉm/tã của trẻ bị ướt, bị bẩn

Phần lớn cha mẹ sẽ dễ nhận biết khi con khóc vì bỉm/tã của con bị bẩn, bị ướt. Một số bé sẽ im lặng và mặc tã bẩn, nhưng cũng có một số bé sẽ vừa khóc, vừa hét to để gây sự chú ý cho cha mẹ.

Dấu hiệu trẻ muốn thay tã là: bé quấy khóc, khó chịu hoặc bỉm sẽ xệ nặng và bị tràn.

Trường hợp cha mẹ kiểm tra tã của bé và phát hiện màu phân bất thường, phân lỏng, nhão; hay thậm chí thấy bé hoàn toàn không đi ngoài từ 3 ngày trở lên; thì đó có thể là những báo hiệu vấn đề bệnh lý như tiêu chảy, táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa.

1.3 Trẻ buồn ngủ

Trẻ buồn ngủ thường sẽ quấy khóc?
Trẻ sơ sinh khóc nhiều đến khàn tiếng có sao không? Có phải do con buồn ngủ không?

Trẻ con sẽ khác người lớn khi buồn ngủ. Người lớn buồn ngủ sẽ đi ngủ, nhưng ngược lại, khi trẻ buồn ngủ con sẽ bắt đầu khó chịu và quấy khóc. Hiểu được điều đó, khi cha mẹ những thấy những dấu hiệu con buồn ngủ, hãy ôm con và dỗ cho con ngủ nhé.

Dấu hiệu bé buồn ngủ thường thấy là: ngáp, nắm chặt tay, tự mút ngón tay, cau mày,..

1.4 Trẻ muốn nhõng nhẽo

Cha mẹ có sợ rằng, nếu ôm và bế con quá nhiều, sẽ làm con ỷ lại và bám cha mẹ không? Thật ra, điều này còn phụ thuộc vào mỗi giai đoạn và độ tuổi của con. Hoặc cũng có thể trẻ đang trong giai đoạn bám mẹ.

Tuy nhiên, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời, trẻ rất cần được cha mẹ bế bồng, cụ thể là giao tiếp với con, và thể hiện cảm xúc với con.

Dấu hiệu trẻ muốn được bồng bế: Con muốn nhìn và nghe thấy cha mẹ, con nhìn vào mắt cha mẹ,..

1.5 Trẻ bị khó chịu ở bụng do đầy hơi

Khi trẻ bị đau bụng đầy hơi, và quấy khóc dai dẳng, rất có thể trẻ đang mắc hội chứng Colic, một hội chứng khóc ở trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ khóc liên tục 3 giờ một ngày, 3 ngày một tuần; và xảy ra 3 tuần liên tục.

Dấu hiệu trẻ bị đầy hơi: bụng của trẻ hơi căng tròn, và con xì hơi nhiều hơn bình thường. Khi gặp trường hợp này mẹ có thể massage bụng nhẹ nhàng cho con và cho bé đạp xe chân; kiểm tra tư thế cho bé bú đã đúng chưa bé đã ngậm đúng khớp ti chưa

>> Trẻ từ 0-3 tháng khóc nhiều có sao không: Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh là gì?

Trên đây là những lý do phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều; tuy nhiên, nếu bé khóc nhiều, kèm những dấu hiệu lạ như sốt, tiếng khóc khác bình thường, hơi thở của bé gấp gáp, khóc thét từng cơn không dỗ được, v.v. thì tiếng khóc đó báo hiệu vấn đề bệnh lý. Sau đây là tổng hợp các nguyên nhân khiến bé quấy khóc nhiều.

Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc nhiều

  • Trẻ đói bụng.
  • Trẻ buồn ngủ.
  • Trẻ muốn được ợ hơi.
  • Trẻ nhõng nhẽo và đòi bế.
  • Bỉm/tã của trẻ bị bẩn, bị ướt.
  • Trẻ bị khó chịu ở bụng do đầy hơi.
  • Trẻ có thể quấy khóc do trẻ mọc răng.
  • Trẻ khó chịu vì quá nóng, hoặc quá lạnh.
  • Trẻ cần được yên tĩnh, vì xung có nhiều tiếng ồn.

>> Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khóc nhiều có sao không: Bé 2 tháng tuổi biết làm gì và những cột mốc phát triển

2. Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không? Thông thường, trẻ sơ sinh khóc nhiều HOÀN TOÀN KHÔNG GÂY HẠI cho bé, không quá nguy hiểm. Vì khóc là một trong những cách giao tiếp; và cách để trẻ giành lại sự chú ý từ cha mẹ cho con.

Tuy nhiên, ở những trẻ thoát vị rốn cần hạn chế việc khóc; vì làm tăng áp lực lên ổ bụng có thể làm nặng hơn tình trạng thoát vị rốn trước đó ở trẻ.

Dù biết rằng trẻ sơ sinh khóc nhiều hoàn toàn không gây hại cho con; và việc khóc nhiều cũng thường xảy ra ở những trẻ cùng độ tuổi khác. Tuy nhiên, nếu trẻ khóc dài và kèm theo những biểu hiện bất thường, cha mẹ nên ưu tiên cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi ngay.

>> Trẻ sơ sinh khóc nhiều do hăm tã có sao không: Dấu hiệu bé gái bị hăm tã, hăm vùng kín

3. Cha mẹ phải làm sao khi thấy trẻ sơ sinh khóc nhiều?

Cách dỗ dành con
Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không và có ảnh hưởng gì không? Cha mẹ cần làm gì?

Sau khi đã biết trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao hay không, điều cha mẹ nên làm lúc này chính là tập làm quen với việc khóc của con; và có những cách xử trí phù hợp.

3.1 Giữ bình tĩnh để nhận ra tín hiệu của trẻ

Nếu đây là lần đầu tiên cha mẹ có con, thì cha mẹ cần làm quen và giữ bình tĩnh mỗi khi con khóc. Vì chỉ khi cha mẹ hiểu được thông điệp của con mỗi khi con khóc, thì khi đó cha mẹ sẽ biết cách xử trí phù hợp.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dỗ dành con bằng cách bế và nhìn vào mắt của con. Phương pháp vỗ đúng nhất là ôm con vào lòng vừa đủ chặt; đồng thời vỗ về vuốt ve nhẹ nhàng; tránh trường hợp rung lắc mạnh gây ảnh hưởng đến bé; và có thể khiến cơn khóc của trẻ kéo dài hơn đối với những trẻ khóc dạ đề

3.2 Xác định thời điểm trẻ khóc

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ có những thời điểm khóc nhất định trong một ngày. Khi xác định được những thời điểm này; cha mẹ sẽ dễ dàng dành đúng thời gian bên cạnh con mỗi khi con khóc.

>> Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không: Nuôi con theo phương pháp EASY cho mẹ khỏe, bé ngoan

3.3 Dỗ dành và nói chuyện với con

Cách tốt nhất cha mẹ nên làm lúc này là vuốt ve, âu yếm con, để con cảm thấy đỡ lo lắng và bất an. Trước đây, trong bài viết 15 cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm giúp bé nín khóc, Marrybaby đã hướng dẫn cha mẹ cách dỗ dành; và vuốt ve trẻ sơ sinh mỗi khi con khóc.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách bế trẻ sơ sinh “chuẩn” theo từng giai đoạn tuổi

Vậy tóm lại, trẻ sơ sinh khóc nhiều thì có sao không và cha mẹ có cần phải làm gì không? Điều cha mẹ cần làm là theo dõi và xác định thời điểm con khóc; khoanh vùng những nguyên nhân làm cho con khóc.

Quan trọng hơn là cho con đi khám bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Hy vọng bài viết đã giải đáp cho cha mẹ biết “trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không.”

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Seven reasons babies cry and how to soothe them
https://www.babycentre.co.uk/a536698/seven-reasons-babies-cry-and-how-to-soothe-them
Ngày truy cập 29/11/2022

2. Excessive crying in infants
https://medlineplus.gov/ency/article/003023.htm
Ngày truy cập 29/11/2022

3. What to Do When Babies Cry
https://kidshealth.org/en/parents/babies-cry.html
Ngày truy cập 29/11/2022

4. When Your Baby Won’t Stop Crying
https://www.helpguide.org/articles/parenting-family/when-your-baby-wont-stop-crying.htm
Ngày truy cập 29/11/2022

5. Crying Baby – Before 3 Months Old
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/crying-baby-before-3-months-old/
Ngày truy cập 29/11/2022

x