Những thay đổi nhỏ của trẻ sơ sinh cũng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Trong đó, hiện tượng rụng tóc theo nhiều đồn thổi là do thiếu Vitamin D hoặc biểu hiện còi xương càng khiến bố mẹ lo lắng.
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Những thay đổi nhỏ của trẻ sơ sinh cũng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Trong đó, hiện tượng rụng tóc theo nhiều đồn thổi là do thiếu Vitamin D hoặc biểu hiện còi xương càng khiến bố mẹ lo lắng.
Theo các chuyên gia tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là một dấu hiệu không đáng lo. Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh thường diễn ra vào thời điểm 6 tháng đầu tiên sau khi sinh. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là gì? Đó có phải do vấn đề về sức khỏe? Bố mẹ đọc thêm trong bài viết sau nhé!
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là hiện tượng tóc bé rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Rụng tóc vành khăn ở trẻ 4 tháng tuổi trở đi là một trong những dấu hiệu của tình trạng thiếu Vitamin D. Do đó, nghi vấn đầu tiên được các ông bố bà mẹ đặt ra khi nhận thấy hiện tượng rụng tóc hình vành khăn ở trẻ là có thể trẻ đã mắc bệnh còi xương.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn chỉ là một trong số rất nhiều dấu hiệu của bệnh còi xương. Các dấu hiệu còi xương khác bao gồm:
Tóm lại, không thể khẳng định trẻ bị còi xương chỉ vì trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn. Phụ huynh không nên hoang mang khi thấy con mình bị rụng tóc nhiều; thay vào đó là bình tĩnh quan sát những biểu hiện khác của bé; và tham khảo ý kiến tư vấn từ các bác sĩ nhi khoa nhiều kinh nghiệm.
>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc có phải do bệnh lý hay không?
Có đáng lo khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc? Nếu đơn thuần là trẻ rụng tóc sau khi sinh mẹ không cần lo lắng. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Và rụng tóc vành khăn cũng vậy, không ảnh hưởng đến tăng trưởng hay dinh dưỡng của bé.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là do bé thiếu các vi chất dinh dưỡng, trong đó thiếu vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó, thiếu vitamin H, kẽm, sắt, vitamin C, canxi đều có thể dẫn đến rụng tóc vành khăn.
Ngoài ra, rẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có thể do các nguyên nhân sau:
>> Cha mẹ xem thêm: Ngày cắt tóc cho bé nào giúp mang lại sức khỏe may mắn?
Tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh không cần điều trị. Đặc biệt là không bổ sung thuốc bổ sung canxi. Chỉ cần hiểu đơn giản đây là bé đang phát triển hoàn toàn tự nhiên; mẹ chỉ cần chờ đợi một thời gian bé yêu sẽ mọc tóc lại mái tóc đẹp bình thường.
Việc bổ sung thuốc tùy tiện do những lời khuyên không khoa học sẽ làm tình trạng thêm phức tạp. Nếu có quá nhiều luồng ý kiến xung quanh, mẹ có thắc mắc và băn khoăn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
Rụng tóc vành khăn ở trẻ tuy không gây nguy hiểm đến bé nhưng các bé bị rụng tóc vành khăn sẽ có thể có thể trạng kém hơn các bé cùng lứa tuổi. Các hoạt động như biết lẫy, biết bò, mọc răng hay đi cũng sẽ chậm hơn bình thường.
Để làm giảm hiện tượng này mẹ nên
>> Cha mẹ xem thêm: Cắt tóc cho bé gái với 6 kiểu tóc cực xinh là hot trending năm 2023
Với bé sơ sinh mẹ không nên đặt trẻ nằm nhiều quá và cũng không nên cho trẻ ở trong nhà suốt trong những năm tháng đầu đời. Một vài thời điểm tốt trong ngày như buổi sáng có nắng sớm hay chiều mát; mẹ cho trẻ ra ngoài giúp trẻ cứng cáp hơn.
Nếu muốn tổng hợp vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng mẹ cần hiểu rằng: Thời gian tắm nắng cho trẻ tốt nhất là từ 7h đến 8h sáng. Vào mùa hè thì nên tắm nắng vào lúc 6h đến 7h30. Tuyệt đối không cho trẻ tắm nắng mặt trời lên cao, chói chang, vì khi ấy ánh nắng chứa tia cực tím rất hại cho da và mắt của bé.
Lưu ý không cho trẻ tắm nắng ở phía sau cửa kính. Vì lúc này ánh sáng mặt trời sẽ chiếu rọi vào cửa kính phản xạ vào chúng ta với cường độ rất mạnh, rất nguy hiểm
Khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều; mẹ nên tin tưởng rằng trẻ không phải bị bị còi xương hay suy dinh dưỡng; mà đơn giản đó là do mẹ đã chọn tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bé. Khi trẻ lớn hơn nhưng vẫn có hiện tượng rụng tóc; sau 2 tháng khắc phục không tiến triển mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Hair Loss
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/hair-loss/
Ngày truy cập: 29/01/2023
2. Hair Loss (Alopecia)
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/skin/Pages/Hair-Loss-Alopecia.aspx
Ngày truy cập: 29/01/2023
3. Hair loss or alopecia
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/hair-loss
Ngày truy cập: 29/01/2023
4. Annular Hair Loss and Persistent Crusting in a Baby
https://www.actasdermo.org/en-annular-hair-loss-persistent-crusting-articulo-S1578219019303555
Ngày truy cập: 29/01/2023
5. Prevalence and Factors Associated with Neonatal Occipital Alopecia: A Retrospective Study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3162256/
Ngày truy cập: 29/01/2023