Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 16/11/2022

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Hiểu về chứng lác mắt ở trẻ

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Hiểu về chứng lác mắt ở trẻ
Trẻ nhỏ thường dễ gặp tình trạng mắt lé hay còn gọi là mắt lác. Vậy tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Liệu đấy có phải là tình trạng bệnh lý gì không? Cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết để tìm ra câu trả lời nhé!

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Mắt lác là gì? Bé có thể xuất hiện tình trạng lác một bên mắt từ lúc mới sinh hoặc trong giai đoạn 1-4 tuổi. Tình trạng này hiếm gặp ở bé lớn hơn 6 tuổi.

Do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt: 2 mắt của bé hoạt động nhịp nhàng; thông qua sự chi phối của các dây thần kinh và các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Vì một lý do nào đó, sự phối hợp này bị trục trặc. Khi ấy, mắt bé không cùng nhìn về một hướng nên xuất hiện dấu hiệu bị lác (lé).

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh mắt lác

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Trước tiên mẹ hãy xem dấu hiệu mắt trẻ bị lác là như thế nào nhé!

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị lác mắt (strabismus):

  • Hai mắt bé không đều nhau.
  • Một bên hoặc cả hai mắt của trẻ không nhìn qua theo cùng một hướng.
  • Từng mắt có thể nhìn theo hướng khác nhau, từ hướng trong, hướng ngoài, hướng lên và hướng xuống.

Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và kỹ năng đọc, việc học của bé sau này. Những đứa trẻ chưa biết nói có thể nheo mắt nhiều và quay hoặc nghiêng đầu để cố gắng nhìn rõ hơn.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Tại sao trẻ sơ sinh nháy mắt liên tục, thái quá? Có phải do hay làm mắt lé?Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Mẹ chớ chủ quan

2. Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé?

tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé
Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Do trẻ gặp vấn đề về cơ mắt

Các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn xác định được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé. Nhưng có thể chắc rằng nguyên nhân trẻ bị mắt lé (lác) là kết quả của việc các cơ mắt không hoạt động giống nhau.

2.1 Một số yếu tố giải thích tại sao tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé

  • Trẻ gặp vấn đề về cơ.
  • Trẻ bị suy giảm thị lực.
  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Cấu tạo thần kinh bé bất thường.
  • Gia đình có thành viên bị mắt lác.
  • Trẻ mắc bệnh về võng mạc do sinh non.
  • Trẻ mắc các bệnh ảnh hưởng đến thị lực như đục thủy tinh thể; chấn thương mắt, có sẹo giác mạc.

2.2 Nguyên nhân trẻ bị lé mắt cũng có thể do mắc các bệnh lý

  • Chấn thương não.
  • Gãy vách quỹ đạo.
  • Hội chứng Duane.
  • Hội chứng Moebius.
  • Bệnh mắt tuyến giáp.
  • Tổn thương thần kinh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ thường bị chóng mặt có phải là đang mắc bệnh không?

3. Khi nào trẻ sơ sinh mắt lác cần đến bác sĩ nhi khoa?

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây của bệnh mắt lác; mẹ hãy lên lịch hẹn khám mắt với bác sĩ nhãn khoa:

  • Nếu anh chị em của bé cũng bị lác mắt.
  • Lác mắt gây ảnh hưởng đến khả năng quan sát, việc đọc, thực hiện các hoạt động thường ngày của trẻ.
  • Mặc cho lý do tại sao hay làm mắt lé là gì, trẻ sơ sinh, trẻ từ 1-4 tuổi nên cho đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • >> Cha mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn do lác mắt, nên khắc phục như thế nào?

    4. Các phương pháp điều trị mắt lác ở trẻ sơ sinh là gì?

    Trẻ sơ sinh bị lé mắt phải làm sao? Việc điều trị cụ thể cho bệnh lác mắt sẽ do bác sĩ xác định dựa trên:

    • Mức độ mắc bệnh.
    • Tình trạng, diễn biến của bệnh.
    • Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé.
    • Tuổi, sức khỏe tổng thể và tiền sử mắc bệnh của trẻ.
    • Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp cụ thể.
    Cách điều trị hội chứng mắt lác ở trẻ sơ sinh
    Cách điều trị hội chứng mắt lác tùy thuộc nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé

    Các phương pháp điều trị bệnh mắt lác ở trẻ em và trẻ sơ sinh bao gồm:

    • Cho trẻ tập bài tập mắt.
    • Sử dụng thuốc nhỏ mắt.
    • Phẫu thuật làm thẳng mắt.
    • Cho trẻ đeo kính mắt thuốc.
    • Tiêm botox làm giãn cơ mắt.
    • Đeo miếng che mắt ở mắt khỏe mạnh (nếu bị trẻ giảm thị lực) để cải thiện mắt yếu.
    • Nếu đã biết tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé là do mắc các bệnh lý; bác sĩ sẽ chuyển trẻ đến các khoa tương ứng để điều trị.

    Hy vọng với bài viết này, cha mẹ sẽ không còn lo lắng về vấn đề tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé. Tất cả các nguyên nhân gây mắt lác ở trẻ em đều có phương pháp điều trị tương ứng. Vì thế, nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mắt lác, hãy đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Strabismus
    https://kidshealth.org/en/parents/strabismus.html
    Ngày truy cập: 27/10/2022

    2. Strabismus and Amblyopia
    https://www.childrenshospital.org/conditions/strabismus-and-amblyopia
    Ngày truy cập: 27/10/2022

    3. Strabismus in Children
    https://www.aao.org/eye-health/diseases/strabismus-in-children
    Ngày truy cập: 27/10/2022

    4. Strabismus
    https://www.childrens.health.qld.gov.au/fact-sheet-strabismus/
    Ngày truy cập: 27/10/2022

    5. Crossed-Eyes (Strabismus)
    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=crossed-eyes-strabismus-90-P02109
    Ngày truy cập: 27/10/2022

    x