Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huyền Nguyễn
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 16/03/2022

Cảnh báo: Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị sớm sẽ gây biến chứng ung thư

Cảnh báo: Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị sớm sẽ gây biến chứng ung thư
Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bé mà để lâu còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, các bậc làm cha làm mẹ cần đặc biệt lưu tâm khi trẻ bị bệnh rò hậu môn.

Hiểu được vấn đề nghiêm trọng của bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh. Bài viết dưới đây có chia sẻ đầy đủ thông tin liên quan về bệnh lý này như nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị… Các bậc phụ huynh nhớ theo dõi để biết mình phải làm gì khi con không may mắc phải bệnh rò hậu môn.

Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì?

Hậu môn là phần cuối cùng của ống tiêu hóa, nằm giữa 2 mông và là nơi loại bỏ phân ra khỏi cơ thể. Rò hậu môn là tình trạng xuất hiện một “đường hầm” bất thường hình thành từ ống hậu môn đến vùng da gần hậu môn. Lỗ rò này cũng có thể xuất phát từ ống hậu môn đến các cơ quan khác như âm đạo hoặc đường tiết niệu.

Rò hậu môn thường bị nhầm lẫn với áp xe hậu môn do cả hai đều có các biểu hiện tương tự. Thực chất, hai căn bệnh này là hai giai đoạn khác nhau của tình trạng nhiễm trùng xoang tuyến hậu môn. Trong đó, áp xe hậu môn là giai đoạn cấp tính, còn rò hậu môn là giai đoạn mãn tính.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là bệnh khá nguy hiểm

Phân loại rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể được phân thành các loại sau đây:

1. Dựa vào đặc điểm đường rò

  • Rò hoàn toàn: Là tình trạng lỗ rò xuyên suốt từ bên trong ra bên ngoài da hậu môn.
  • Rò không hoàn toàn: Là hiện tượng đường rò chỉ có 1 lỗ rò. Lỗ đó có thể nằm bên trong hoặc bên ngoài hậu môn.
  • Rò phức tạp (rò móng ngựa): Là tình trạng đường rò ngoằn ngoèo theo nhiều ngóc ngách, có nhiều lỗ thông ra bên ngoài da.
  • Rò đơn giản: Là hiện tượng đường rò thẳng, ngắn, không có nhiều ngóc ngách và lỗ thông như rò phức tạp.

2. Dựa vào vị trí đường rò so với cơ thắt hậu môn

  • Rò trong cơ thắt (rò nông).
  • Rò ngoài cơ thắt (rò trên cơ thắt).
  • Rò qua cơ thắt.

Nguyên nhân nào gây rò hậu môn ở trẻ sơ sinh?

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều trẻ bị rò hậu môn do các bất thường bẩm sinh tại xoang ở tuyến hậu môn.

Chính những bất thường này đã tạo điều kiện để phân và dị vật ứ đọng bên trong tuyến, gây ra tình trạng nhiễm trùng và áp xe hậu môn.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể do táo bón

Áp xe không được điều trị sẽ vỡ ra, tạo thành vùng liên kết giữa ống hậu môn, khoang áp xe và da. Sau vài tuần, vùng liên kết này sẽ hình thành các đường rò ra ngoài hậu môn hoặc các khu vực lân cận.

Bên cạnh đó, rò hậu môn ở trẻ còn có thể do táo bón lâu ngày, rặn mạnh khi đi đại tiện gây nứt, rách hậu môn. Ngoài ra, một số ít trẻ bị rò hậu môn bẩm sinh, lỗ rò tự có mà không do áp xe, mưng mủ tạo thành.

Triệu chứng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết nhất

Các triệu chứng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, bao gồm:

  • Xuất hiện các khối sưng, cứng và mưng mủ tại vùng da xung quanh hậu môn
  • Có cảm giác ngứa ngáy ở hậu môn
  • Đau hậu môn kéo dài
  • Vùng da quanh hậu môn chảy dịch vàng hoặc chảy mủ, có mùi hôi tanh, khó chịu, đáy tã luôn vấy bẩn
  • Đại tiện ra mủ hoặc ra máu
  • Thường xuyên quấy khóc và bỏ bú
  • Sốt cao do nhiễm trùng

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh rò hậu môn thường gặp ở trẻ mới sinh từ 7-10 ngày. Nếu người lớn gặp phải chứng rò hậu môn thì chỉ gây đau đớn, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Nó ít gây những biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng.

Còn với bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh thì hoàn toác khác nhé các bậc phụ huynh. Theo các bác sĩ, bệnh rò hậu môn không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.

Nhiều bé gặp phải những biến chứng nặng sẽ để lại những tổn thương nghiêm trọng sau nay. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến mà trẻ sơ sinh gặp phải khi mắc bệnh rò hậu môn.

  • Tình trạng nhiễm trùng hậu môn ngày càng nặng và lan rộng: Bố mẹ quan sát sẽ thấy các vùng xung quanh hậu môn bắt đầu sưng tấy, các lỗ rò bắt đầu có triệu chứng lở loét, chảy mủ. Em bé cảm thấy rất đau đớn, khó chịu và nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, cơ thể suy nhược.
  • Tăng nguy cơ phát triển các đường rò phức tạp: Các đường rò hậu môn không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ liên tục chảy dịch và gây nên hiện tượng viêm nhiễm nặng. Vậy là hình thành nên các đường rò hậu môn mới. Đường rò mới rồi lỗ cũ tái đi tái lại sẽ gây nên tình trạng rò hậu môn đa phát. Nhất là hiện tượng này không chỉ dừng lại ở hậu môn mà còn lan rộng đến các cơ quan khác trên cơ thể như trực tràng, bàng quang, niệu đạo… Việc điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu bố mẹ để con đến tình trạng này.
  • Bị rò hậu môn mãn tính: Bệnh rõ hậu môn ở con mà chuyển sang mãn tính thì việc điều trị rất khó khăn và cứ tái đi tái lại.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn: Khi các đường rò hậu môn phát triển thành các đường rò đa giác. Sức đề kháng của bé sẽ bị suy giảm nghiêm trọng tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Chính những đường rò phát triển cùng tình trạng viêm nhiễm lan rộng sẽ làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh ung thư ở hậu môn.

Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ đi khám?

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần đưa con mình đến ngay các cơ sở y tế nếu trẻ có những biểu hiện bất thường sau:

  • Sốt cao
  • Đau bụng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Đại tiện bất thường
  • Đau đỏ, sưng, chảy máu hoặc tiết dịch tại khu vực gần hậu môn – trực tràng
  • Phân có lẫn máu, dịch nhầy hoặc mủ có màu đỏ sẫm hoặc sáng màu, lẫn dịch, mủ và máu
  • Nôn ói liên tục

Phương pháp điều trị rò hậu môn ở trẻ nhỏ dứt điểm ngăn ngừa biến chứng

Bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo đó, nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé ở hiện tại và cả tương lai. Do đó, nếu bố mẹ thấy con có dấu hiệu của bệnh rò hậu môn cần đưa bé đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Bác sĩ tiến hành chụp chiếu, làm xét nghiệm… để xác định tình trạng rò hậu môn chính xác của trẻ. Phương pháp phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh ít khi được dùng.

Mà sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ vệ hậu môn vệ sinh thật sạch sẽ. Họ thường ngâm hậu môn của trẻ vào trong chất povidine-iod pha loãng. Thực hiện bước này có tác dụng sát trùng vết rò. Bước tiếp theo là bác sĩ tiến hành thoa thuốc cho bé.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể chữa trị hiệu quả bằng cách thoa thuốc đặc trị

Song song với việc điều trị rò hậu môn cho bé bằng biện pháp y tế, các bậc phụ huynh cần chăm sóc và cho con ăn uống hợp lý. Nên bổ sung thêm cho con các thực phẩm chất xơ, vitamin và uống nhiều nước giúp nhuận tràng ngăn ngừa táo bón.

Các bậc làm cha làm mẹ cũng cần cho con đi khám định kỳ để biết rõ tình trạng bệnh của bé. Qua đó, bố mẹ có thể thấy bệnh tình của con có thuyên giảm và phương án xử lý nếu tình trạng bệnh xu hướng nặng hơn.

Bật mí cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị rò hậu môn đúng cách

Nhiều bố mẹ không chú ý đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị rò hậu môn tại nhà. Nhưng chính điều này góp phần không nhỏ đến việc hỗ trợ điều trị rò hậu môn phục hồi nhanh hơn. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý một số cách chăm sóc trẻ bị rò hậu môn tại nhà dưới đây.

  • Cần theo dõi sát sao biểu hiện của trẻ trong và sau quá trình điều trị bệnh.
  • Bố mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ khi trẻ sốt, đau tức hậu môn, nhiễm trùng, rối loạn đại tiện… để có phương án điều trị kịp thời.
  • Hãy vệ sinh lỗ rò và những vùng da quanh hậu môn nhẹ nhàng, đúng cách.
  • Ngâm sát khuẩn hậu môn cho trẻ nhiều lần/ 1 ngày và nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh.
  • Thay tã cho con thường xuyên, sau khi mặc lại cần lau khô để ngăn ngừa sự ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn.
  • Các bậc phụ huynh hạn chế đổi sữa cho con vì có thể gây táo bón.
  • Nhớ cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Chế độ ăn cần bổ sung các chất xơ để ngăn chặn tình trạng táo bón và giảm tái phát.
  • Lựa chọn những bộ đồ với chất liệu thoáng mát và phù hợp với cân nặng của trẻ.

Gợi ý cách phòng ngừa bệnh rò hậu môn cho trẻ sơ sinh

Dù bé bị bệnh rò hậu môn nặng hay nhẹ đều có ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bé. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú trọng đến việc phòng ngừa bệnh cho con với một số gợi ý dưới đây:

  • Vệ sinh vùng hậu môn đúng cách cho trẻ.
  • Thường xuyên thay tã cho trẻ và nhớ lau khô để để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Mẹ có thể cho con tập làm quen với việc uống dần sữa bên ngoài và nhớ là hạn chế thay đổi sữa đột ngột. Bởi điều này có thể khiến trẻ bị táo bón.
  • Cho con mặc quần áo thoải mái với chất liệu thoáng mát.

Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nhất là biến chứng để lại rất nguy hiểm. Vì vậy, các bậc làm cha làm mẹ không được chủ quan và phải đưa con đi khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh để được điều trị càng sớm càng tốt.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Anal fistula in infants: etiology, features, management

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8308691/

Ngày truy cập: 23/02/2022

Anal Fistula (Child)

https://www.fairview.org/patient-education/511238EN

Ngày truy cập: 23/02/2022

Anal Fistula

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=anal-fistula-134-173

Ngày truy cập: 23/02/2022

4. ANAL FISTULA [INFANT/TODDLER]

https://www.mhealth.org/patient-education/511269en

Ngày truy cập: 23/02/2022

Anal fistula

https://www.nhs.uk/conditions/anal-fistula/

Ngày truy cập: 23/02/2022

Anal fistula (infant/toddler)

https://www.mhealth.org/patient-education/511269en

Ngày truy cập: 23/02/2022

x