Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/05/2021

Trẻ trên 6 tháng ra nhiều mồ hôi có tốt không?

Trẻ trên 6 tháng ra nhiều mồ hôi có tốt không?
Trẻ ra nhiều mồ hôi có tốt không, hay đó là dấu hiệu bệnh lý cần được người lớn quan tâm? Mẹ cập nhật ngay để đồng hành cùng con vượt qua trở ngại này nhé!

Trẻ ra nhiều mồ hôi có tốt không? Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy trẻ sơ sinh khác với trẻ từ 6 tháng tuổi ở chỗ: Bé không có nước mắt và hầu như không tiết mồ hôi. Càng lớn, tuyến lệ và tuyến mồ hôi càng hoạt động nhiều hơn.

Lý do là khi bé mới chào đời, tuyến lệ và tuyến mồ hôi chưa phát triển đầy đủ, chính vì vậy mà mắt và da bé đều có xu hướng bị khô. Sau 3-4 tuần, khi hai tuyến này đã hoàn thiện hơn trẻ bắt đầu ra mồ hôi và đặc biệt rõ ràng nhất là từ 6 tháng tuổi.

Vì sao trẻ bắt đầu ra nhiều mồ hôi sau 6 tháng tuổi?

Vì sao trẻ bắt đầu ra nhiều mồ hôi sau 6 tháng tuổi?

Con người có hai loại tuyến mồ hôi: tuyến ngoại tiết (eccrine) và tuyến đầu tiết (apocrine). Cả hai đều được hình thành ở trẻ sơ sinh ngay cả khi chưa tiết mồ hôi.

Các tuyến apocrine tiết ra mồ hôi qua các nang lông nhưng không được kích hoạt cho đến khi xuất hiện những thay đổi nội tiết tố diễn ra trong tuổi dậy thì. Mặc dù ban đầu mồ hôi apocrine không có mùi, nhưng có thể dần trở nên nặng mùi. Nó chứa đầy nước, chất điện giải, steroid, lipid và protein – những thứ khiến vi khuẩn phân hủy và tạo ra mùi.

Các tuyến eccrine bắt đầu hình thành trong tháng thứ tư của thai kỳ, xuất hiện đầu tiên trên lòng bàn tay và lòng bàn chân của thai nhi. Đến tháng thứ năm, tuyến eccrine bao phủ gần như toàn bộ cơ thể.

Sau khi bé chào đời, tuyến eccrine hoạt động mạnh nhất ở vùng trán. Sau đó, trẻ sơ sinh bắt đầu đổ mồ hôi ở thân cụ thể là lưng, bụng và tay chân. Lúc này, bé cần người lớn chăm sóc để giữ mát cơ thể. Bạn hãy để ý xem con có các triệu chứng như: da đỏ bừng, người ấm, thở nhanh, tiết một ít mồ hôi, giảm hoạt động tay chân… Nếu thấy bé bị nóng, mẹ chỉ cần thay quần áo mỏng nhẹ, dùng quạt máy lưu thông không khí hoặc điều chỉnh nhiệt độ phòng.

Trẻ ra nhiều mồ hôi có tốt không?

Một khi các tuyến bắt đầu tiết mồ hôi, không ít phụ huynh lo lắng rằng con mình đổ mồ hôi quá nhiều lúc bú hoặc ngủ.

Một nghiên cứu năm 2021 đã xem xét 6.381 trẻ từ 7 đến 11 tuổi và nhận thấy gần 12% bị đổ mồ hôi ban đêm hàng tuần. Đổ mồ hôi ban đêm có thể xảy ra với trẻ ở mọi lứa tuổi, chỉ khác nhau ở mức độ thường xuyên hay thỉnh thoảng.

Tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ thường không phải là vấn đề đáng lo ngại, nếu đã được kiểm tra các bệnh chuyển hóa và các vấn đề về tim, bé tăng cân tốt. Tuy nhiên, nếu không giải quyết tốt, tình trạng đổ mồ hôi của bé, đặc biệt là đổ mồ hôi ở lưng, cũng gây ra nhiều tác hại khó lường, ví dụ như viêm phổi, khó ngủ, sụt cân, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của con yêu.

Tại sao bé bị đổ mồ hôi trộm?

Hiểu được lý do con ra nhiều mồ hôi, bạn có thể giúp bé giải quyết kịp thời, không ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.

1. Khóc toát mồ hôi

Khóc cần rất nhiều năng lượng. Vì vậy, bạn nên xoa dịu con khi bé quấy khóc. Nếu con khóc dữ dội hoặc khóc dai dẳng một lúc lâu, bé có thể đổ mồ hôi và đỏ mặt.

Nếu đây là nguyên nhân, mồ hôi chỉ là vấn đề tạm thời. Bé sẽ khô ráo khi nín khóc, bình tĩnh trở lại và được mẹ lau khô người.

2. Quấn con quá kỹ hoặc sử dụng quần áo và bỉm, tã không thấm mồ hôi

Trẻ trên 6 tháng ra nhiều mồ hôi có tốt không

Có phải bạn thường quấn thêm cho bé nhiều lớp quần áo hoặc đắp chăn để đảm bảo bé không bị lạnh vào ban đêm? Điều đó tốt thôi, nhưng nếu quấn quá nhiều, trẻ có thể bị nóng, khó chịu và đổ mồ hôi vì da không thở được. Nhiệt độ trung bình của trẻ dao động khoảng 36,6 – 37,2°C. Tuy nhiên, bạn mặc đồ cho con phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như môi trường xung quanh, vì những điều kiện này có thể khiến nhiệt độ của trẻ lên xuống thất thường. Ngoài ra, những phần cơ thể khác nhau cũng có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ, chỉ số thân nhiệt bình thường ở hậu môn là 36,6 – 38°C, tai là 35,8 – 38°C, miệng là 35,5 – 37,5°C, nách là 34,7 – 37,3°C.

Ngoài ra, việc cho trẻ mặc tã giúp bé ngủ sâu hơn, không bị thức giấc giữa chừng vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu mẹ lựa chọn loại tã thấm hút không tốt gây hầm bí sẽ khiến bé thường xuyên đổ mồ hôi trộm vào ban đêm. Trẻ ra nhiều mồ hôi có tốt không? Nguy hiểm hơn bạn nghĩ, nếu mẹ không xử lý kịp thời mồ hôi và ẩm ướt vùng mông và lưng thì sẽ dẫn đến nguy cơ bị cảm lạnh, viêm nhiễm, hăm đỏ,… khiến trẻ bị hầm bí, ra mồ hôi trộm gấp bội, thậm chí con có nguy cơ bị viêm nhiễm vùng kín.

3. Ngủ sâu

Trẻ thường ngủ theo từng đoạn ngắn, khoảng 3 hoặc 4 giờ mỗi lần. Trong thời gian này, con sẽ chuyển sang các chu kỳ giấc ngủ khác nhau, bao gồm cả giấc ngủ rất sâu.

Trong giấc ngủ sâu, một số trẻ có thể đổ mồ hôi nhiều và thức giấc khi cả người ướt đẫm.

4. Cảm lạnh, sốt hoặc nhiễm trùng

Bình thường, con bạn không đổ mồ hôi hoặc đổ ít, nhưng hôm nay lại đổ mồ hôi đầm đìa? Có thể bé bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đấy.

Sốt là một dấu hiệu báo trước của chứng nhiễm trùng, vì vậy hãy đo nhiệt độ của con. Nếu bạn muốn cho con dùng thuốc, phải trao đổi với bác sĩ về liều lượng và các khuyến nghị nếu con dưới 6 tháng.

5. Chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ hoặc hội chứng tăng tiết mồ hôi ở trẻ sơ sinh (hyperhidrosis) hay bệnh tim bẩm sinh.

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng tạm dừng từ 20 giây trở lên giữa các nhịp thở trong khi ngủ. Điều này rất hiếm xảy ra ở trẻ nhưng có thể gặp trong những tháng đầu sau khi sinh, đặc biệt là ở trẻ sinh non.

Hyperhidrosis là tình trạng ra mồ hôi quá nhiều, ngay cả khi nhiệt độ mát mẻ. Chứng này hiếm nhưng không nghiêm trọng, thường cải thiện khi em bé lớn lên.

Những em bé mắc bệnh tim bẩm sinh thường đổ mồ hôi vì cơ thể đang bù đắp và làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Trẻ sẽ khó ăn và bắt đầu đổ mồ hôi khi cố gắng ăn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm da hơi xanh, thở nhanh, hơi thở gấp.

Bí quyết đối phó với chứng đổ mồ hôi của trẻ

Sau khi biết trẻ ra nhiều mồ hôi có tốt không, dưới đây là những việc đơn giản bạn có thể làm để khắc phục tình trạng ra mồ hôi nhiều của con.

1. Điều chỉnh nhiệt độ phòng

Đảm bảo rằng nhiệt độ phòng luôn mát mẻ (từ 27 – 28 độ C). Bỏ bớt chăn và quần áo không cần thiết ra khỏi nôi/giường để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và thoải mái.

2. Cho bé uống đủ nước

Điều cần thiết là bạn phải cung cấp đủ nước cho trẻ trước khi bé ngủ để giúp bù đắp lượng chất lỏng mất đi do đổ mồ hôi.

3. Cho bé ăn mặc phù hợp

Nhớ mặc quần áo thoáng và nhẹ cho bé, mẹ nhé! Điều này sẽ giữ cho nhiệt độ cơ thể của con được kiểm soát và giảm tiết mồ hôi.

4. Chọn loại tã thấm hút mồ hôi tốt

Chọn loại tã thấm hút mồ hôi tốt

Khi bé đổ mồ hôi, bạn có thể dễ dàng kiểm tra và lau khô cho con ở những vùng cơ thể như trán, tay chân, cổ, ngực, lưng. Nhưng chúng ta rất dễ bỏ qua phần lưng quần, nơi tiếp xúc với tã. Đây lại là nơi dễ bị hăm và nổi rôm sảy nhất.

Phần lưng tã ướt đẫm mồ hôi cũng là một trong những lý do khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm, gián đoạn giấc ngủ.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, Bobby cho ra mắt tã quần với đệm lưng thấm mồ hôi. Ứng dụng công nghệ green-tissue trên hệ thun lưng mềm mại, tã quần Bobby giúp thấm mồ hôi hiệu quả, từ đó giữ cho vùng lưng bé luôn khô thoáng tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược gây cảm sốt, ngủ không sâu giấc ở trẻ… Nhờ vậy, mẹ cũng không còn quá mệt mỏi thức thâu đêm để lau mồ hôi trộm cho bé nữa.

tã quần Bobby

Ngoài ra, tã quần Bobby nay cải tiến bề mặt với 3.000 lỗ thấm siêu tốc và rãnh thấm kim cương giúp chất lỏng thấm nhanh tức thì và được dàn đều tránh tình trạng vón cục. Bề mặt tã nay khô thoáng tuyệt đối và ngăn thấm ngược trở lại.

Thêm nữa, tã quần Bobby còn có phần hệ thun bụng – hông – đùi mềm mại không gây hằn da và tinh chất trà xanh giúp ngăn ngừa tình trạng hăm da.

Bobby hiểu rằng tâm trạng thoải mái, vui vẻ chính là tiền đề tốt để bé phát triển đầy thuận lợi, và ba mẹ cũng đỡ vất vả hơn bội phần. Chính vì vậy, tã quần Bobby với những công nghệ tiên tiến nhất luôn đồng hành với bé, đáp ứng nhu cầu bức thiết của con trẻ, giúp mẹ chăm con được nhẹ nhàng hơn.

Đường Thiên Khuê

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x