Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 15/02/2023

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và nhiễm trùng là như thế nào?

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và nhiễm trùng là như thế nào?
Dây rốn ở trẻ sơ sinh (umbilical cord) là sợi dây liên kết giữa mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Dây rốn có chức năng dẫn truyền oxy, chất dinh dưỡng; đồng thời cũng giúp đào thải chất thải của bé. Mặc dù vậy, dây rốn cũng sẽ bị cắt đi sau khi bé được sinh ra; và chỉ còn lại phần cuống rốn. Theo thời gian, cuống rốn của bé cũng sẽ tự khô và rụng đi một cách tự nhiên. Và đó là cách hoạt động bình thường của cuống rốn. Nhưng làm sao để mẹ biết rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? Và làm sao để chăm sóc rốn nếu rốn bị nhiễm trùng?

Dưới đây, Marrybaby sẽ gửi đến cha mẹ một số hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và nhiễm trùng sẽ trông như thế nào. Để mẹ có thể phân biệt, cũng như có cách chăm sóc phù hợp.

  • Rốn trẻ sơ sinh bình thường sẽ rụng từ khoảng 7-10 ngày sau sinh.
  • Rốn ở trẻ sơ sinh bình thường sau khi cắt sẽ còn cuống rốn khoảng từ 2-3 cm.
  • Đôi khi, ở một số bé sẽ gặp tình trạng chảy máu sau khi rụng rốn; và tình trạng này thường không quá đáng lo ngại.
Hình ảnh kẹp cuống rốn trẻ sơ sinh
Hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh bình thường khi khô có màu đen tức là sắp rụng
Hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh bình thường khi khô có màu đen tức là sắp rụng

Cách chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng:

  • Mẹ sử dụng tăm bông và nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh cuống rốn cho con tối thiểu mỗi ngày 1 lần.
  • Mẹ hạn chế để cuống rốn của con bị ướt quá lâu khi tắm.
  • Khi mặc tã cho con mẹ nhớ để hở phần cuống rốn, để rốn luôn khô thoáng.
  • Trong quá trình đợi cuống rốn lành hẳn, mẹ ưu tiên cho con mặc quần áo thoáng mát.

Một số vấn đề liên quan mẹ nên biết thêm:

Hay còn gọi là rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng (Umbilical Cord Infection).

2.2 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Dưới đây là những hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sau khi rụng. Nguyên nhân rất có thể là do vệ sinh không đúng cách.

Hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh không bình thường, do bị nhiễm trùng sẽ bị ướt do dịch mủ
Chân cuống rốn của trẻ bị nhiễm trùng sẽ có dịch mủ và mùi hôi
Phía chân cuống rốn của trẻ bị nhiễm trùng sẽ có dịch mủ và có mùi hôi

  • Nhẹ: Đỏ khu trú ở chân rốn, da bụng quanh rốn bình thường.
  • Trung bình: Đỏ quanh chân rốn lan rộng ra da, đường kính >= 2 cm.
  • Nặng: Đỏ quanh chân rốn lan rộng ra da, đường kính >2 cm, không kèm viêm tĩnh mạch vùng hạ vị.

Cách chăm sóc và vệ sinh cuống rốn bị nhiễm trùng như sau:

  • Cho con uống thuốc theo đúng và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ luôn rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh rốn cho con.
  • Mẹ dùng cồn 70 độ hoặc Povidone Iodine 2 – 3% để vệ sinh cuống rốn cho.
  • Nếu con mặc tã cạp cao, mẹ nên kéo quần cạp phía trước để phần rốn được của con được thoáng khí cả ngày.

>> Mẹ nên xem thêm: Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị lồi trông như thế nào? Và có nguy hiểm không?

Tóm lại, nội dung và những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và nhiễm trùng đã nêu trên, chắc hẳn mẹ cũng đã biết cách theo dõi và chăm sóc con. Trường hợp con của mẹ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cách tốt nhất là cho con nhập viện ngay mẹ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Umbilical Cord
https://med.stanford.edu/newborns/professional-education/photo-gallery/umbilical-cord.html
Ngày truy cập: 03/02/2023

2. Umbilical Cord Care
https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/11308-umbilical-cord-appearance-and-care
Ngày truy cập: 03/02/2023

3. Umbilical Cord Symptoms
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/umbilical-cord-symptoms/
Ngày truy cập: 03/02/2023

4. Umbilical Cord Infection (Newborn)
https://www.fairview.org/patient-education/511571EN
Ngày truy cập: 03/02/2023

5. The umbilical cord: normal parameters
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1941874/
Ngày truy cập: 03/02/2023

x