Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Giang Trần
Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Bùi Bình
Cập nhật 20/06/2024

Trẻ bị dị ứng sữa mẹ: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

TÀI TRỢ BỞI:

Trẻ bị dị ứng sữa mẹ: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp
Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), sữa mẹ được liệt vào hàng “siêu thực phẩm” giúp cung cấp tất cả các dưỡng chất cần thiết và an toàn nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [1]. Do đó, trên thực tế, dị ứng sữa mẹ rất hiếm khi xảy ra [2]. Vậy tại sao mẹ lại thấy con có biểu hiện bất thường và nghi ngờ con dị ứng sữa mẹ? Hãy cùng xem qua bài viết để có lời giải đáp cho băn khoăn này nhé!

Dị ứng sữa mẹ: Con dị ứng hay chỉ là do cơ địa mẫn cảm?

Dị ứng sữa là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch ở cơ thể trẻ. Theo đó, các phản ứng dị ứng thường xảy ra ngay sau khi trẻ tiếp xúc với dị nguyên, chẳng hạn như các chất gây dị ứng trong sữa và thường có các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như khò khè, nôn mửa, nổi mề đay và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa [3].

Tuy nhiên, thực tế, trẻ dị ứng sữa mẹ hiếm khi xảy ra mà đa phần trẻ có các biểu hiện kể trên chỉ là do trẻ mẫn cảm với đạm có trong các loại thực phẩm mà mẹ ăn vào, sau đó được truyền qua bé thông qua sữa mẹ [3], [4]. Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non nớt và dễ bị kích thích với môi trường xung quanh. Nếu bé có cơ địa mẫn cảm thì sẽ càng làm bé dễ phản ứng nhiều hơn với các yếu tố bên ngoài, bao gồm cả các thành phần có trong thực phẩm mà mẹ ăn mỗi ngày [6].

Dù mẫn cảm không phải là bệnh và các triệu chứng cũng không nghiêm trọng như dị ứng, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng cũng như làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng sau này [5]. Vì vậy, khi thấy con có các triệu chứng mẫn cảm như viêm da cơ địa, chàm; các biểu hiện về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón…., mẹ cần nghĩ đến nguyên nhân này và tư vấn với bác sĩ để có hướng can thiệp và hỗ trợ phòng ngừa mẫn cảm cho trẻ [7].

Biểu hiện khi bé có cơ địa mẫn cảm

Tất cả các bé đều có nguy cơ gặp phải các triệu chứng mẫn cảm. Do đó, trong quá trình chăm sóc bé, bạn sẽ cần “nằm lòng” triệu chứng mẫn cảm để kịp thời nhận diện và can thiệp phù hợp. Các triệu chứng mẫn cảm có thể được thể hiện qua [8], [9]:

  • Da & niêm mạc: Da trẻ có các biểu hiện như viêm da cơ địa, chàm, mề đay, phù mạch, mẩn đỏ, ngứa, hăm tã.
  • Tiêu hóa: Các biểu hiện bao gồm nôn mửa, đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt, đau dạ dày, biếng ăn…
  • Hô hấp: Các biểu hiện gồm hắt hơi, sổ mũi, ho, thở khò khè hoặc khó thở. Đây có thể là triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn ở trẻ
  • Các biểu hiện toàn thân: Chẳng hạn như quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, mệt mỏi, thờ ơ, bồn chồn, ngủ kém…

Phải làm gì khi trẻ có biểu hiện mẫn cảm?

Mẹ nên hiểu thực tế rất hiếm khi xảy ra trường hợp bé không hợp với sữa mẹ mà đa phần chỉ là do bé đang quá mẫn cảm với các thành phần mẹ ăn vào. Do đó, khi thấy có các triệu chứng mẫn cảm kể trên, mẹ vẫn nên duy trì việc cho bé bú, đồng thời xem và điều chỉnh lại chế độ ăn bởi sữa mẹ vẫn luôn là nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [3], [4]. Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là giải pháp giúp hỗ trợ trẻ có cơ địa mẫn cảm bởi nghiên cứu đã chứng minh, sữa mẹ có thể giúp: [10], [11], [12]

  • Giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi
  • Giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi
  • Giảm tần suất dị ứng đạm sữa bò trong 2 năm đầu đời (nhưng không giảm dị ứng thức ăn nói chung)

Trường hợp bé qua giai đoạn bú mẹ thì sẽ cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm sữa để giúp con tránh gặp phải các triệu chứng mẫn cảm. Mẹ có thể tham khảo Nan Supreme Pro, công thức sữa có thành phần 100% đạm whey thủy phân một phần bởi công thức này đã được chứng minh lâm sàng giúp:

  • Giảm 41% nguy cơ mẫn cảm da, viêm da cơ địa đến 20 tuổi, chứng minh được khả năng phòng ngừa lâu dài đối với triệu chứng mẫn cảm trên da [13], [14], [15], [16], [17], [18]
  • Giảm 53% nguy cơ mẫn cảm tiêu hóa], dễ tiêu hóa, giảm thời gian làm rỗng dạ dày , cải thiện tần suất đại tiện và tính đồng nhất của phân, phân mềm và ít cứng hơn [19], [20], [21], [22]
  • Giảm 55% nguy cơ mắc bệnh hen với lứa tuổi sau dậy thì (16-20 tuổi) [18]

Một số trường hợp nếu mẹ thấy các triệu chứng của bé ngày càng nghiêm trọng thì cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám, nhất là đối với những trường hợp [4], [23]:

  • Có dấu hiệu khó thở, thở khò khè
  • Cổ họng bị sưng
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Không tăng cân
  • Bé xanh xao, mềm nhũn hoặc bất tỉnh.
be-bi-man-do-da
Bé bị dị ứng sữa thường bị chàm, mẩn đỏ da.

Những loại thực phẩm nào mẹ nên kiêng khi cho con bú mẹ

Trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần để ý đến trạng thái của bé mỗi khi mẹ ăn một món mới. Điều này sẽ giúp mẹ phát hiện ra rằng loại thức ăn đó có gây khó chịu cho bé hay không [23]. Ngoài ra, trong quá trình cho con bú, mẹ cũng nên kiêng những loại thực phẩm như [7]:

  • Trứng
  • Đậu nành
  • Sữa không béo, phô mai, sữa chua
  • Lúa mì, lúa mạch, yến mạch, bột ngô…

Vài nghiên cứu nhỏ nhận thấy một số loại thực phẩm khi mẹ ăn vào có thể làm cho bé quấy khóc hơn bình thường như thức ăn có gia vị cay hoặc thực phẩm có vị cay như ớt. Tuy nhiên, tình trạng mẫn cảm do các thực phẩm này gây ra ít nghiêm trọng và thường chỉ kéo dài dưới 24 giờ [24]

Mặc dù tình trạng mẫn cảm phần lớn không quá nghiêm trọng nhưng nếu không can thiệp, tình trạng này vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng. Vì vậy, mẹ cần hết sức lưu tâm để giúp bé giảm thiểu các tình trạng khó chịu và phát triển tốt hơn.

Mời mẹ tìm hiểu thêm nhiều thông tin liên quan đến vấn đề chăm sóc con có cơ địa mẫn cảm tại đây.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Can Your Baby Be Allergic to Your Breast Milk? https://health.clevelandclinic.org/can-babies-be-allergic-to-breastmilk Ngày truy cập: 12/06/2024

2. Incidence of cow’s milk protein allergy https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5033286/ Ngày truy cập: 12/06/2024

3. Milk allergy https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/milk-allergy/symptoms-causes/syc-20375101 Ngày truy cập: 12/06/2024

4. Can Your Baby Be Allergic to Your Breast Milk? https://health.clevelandclinic.org/can-babies-be-allergic-to-breastmilk Ngày truy cập: 12/06/2024

5. Short-term symptom improvement in infants with suspected cow’s milk protein allergy using amino acid formula: a prospective cohort analysis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10318537/ Ngày truy cập: 5/6/2024

6. Allergies in children https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2805592/ Ngày truy cập: 12/06/2024

7. Food allergy and intolerance https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/food-allergy-and-intolerance Ngày truy cập: 12/06/2024

8. What is a cow’s milk allergy? https://www.allergyuk.org/about-allergy/allergy-in-childhood/cows-milk-allergy/ 

9. Moreno MA. Atopic Diseases in Children. JAMA Pediatr. 2016;170(1):96. doi:10.1001/jamapediatrics.2015.3886

10. Nuzzi G, Di Cicco ME, Peroni DG. Breastfeeding and Allergic Diseases: What’s New? Children (Basel). 2021 Apr 24;8(5):330. doi: 10.3390/children8050330. PMID: 33923294; PMCID: PMC8145659.

11. Muraro A, Halken S, Arshad SH, Beyer K, Dubois AE, Du Toit G, et al. EAACI food allergy and anaphylaxis guidelines. Primary prevention of food allergy. Allergy. (2014) 69:590–601. 10.1111/all.12398.

12. Fleischer DM, Spergel JM, Assa’ad AH, Pongracic JA. Primary prevention of allergic disease through nutritional interventions. J Allergy Clin Immunol Pract. (2013) 1:29–36. 10.1016/j.jaip.2012.09.003

13. von Berg A et al., The effect of hydrolyzed cow’s milk formula for allergy prevention in the first year of life: the German Infant Nutritional Intervention Study, a randomized double-blind trial. J Allergy Clin Immunol. 2003;111:533-40.

14. von Berg A, Koletzko S, Filipiak-Pittroff B, et al. Certain hydrolyzed formulas reduce the incidence of atopic dermatitis but not that of asthma: three-year results of the German Infant Nutritional Intervention Study. J Allergy Clin Immunol. 2007;119(3):718-725. doi:10.1016/j.jaci.2006.11.017.

15. von Berg A, Filipiak-Pittroff B, Krämer U, et al. Preventive effect of hydrolyzed infant formulas persists until age 6 years: long-term results from the German Infant Nutritional Intervention Study (GINI). J Allergy Clin Immunol. 2008;121(6):1442-1447. doi:10.1016/j.jaci.2008.04.021.

16. von Berg A, Filipiak-Pittroff B, Krämer U, et al. Allergies in high-risk schoolchildren after early intervention with cow’s milk protein hydrolysates: 10-year results from the German Infant Nutritional Intervention (GINI) study. J Allergy Clin Immunol. 2013;131(6):1565-1573. doi:10.1016/j.jaci.2013.01.006.

17. von Berg A et al., Allergic manifestation 15 years after early intervention with hydrolyzed formulas – the GINI study. Allergy. 2016;71:210-9.

18. Gappa M, Filipiak-Pittroff B, Libuda L, et al. Long-term effects of hydrolyzed formulae on atopic diseases in the GINI study. Allergy. 2021;76(6):1903-1907. doi:10.1111/all.14709.

19. Billeaud C, Guillet J, Sandler B. Gastric emptying in infants with or without gastro-oesophageal reflux according to the type of milk. Eur J Clin Nutr. 1990;44(8):577-583.

20. Clemens RA et al., In vitro digestibility assessment of intact and hydrolyzed proteins in infant formula. J Am Coll Nutr 2002;21(5):482[abstract].

21. Czerkies LA et al., A pooled analysis of growth and tolerance of infants exclusively fed partially hydrolyzed whey or intact protein-based infant formulas. Int J Pediatr. 2018;2018:4969576.

22. Berseth CL, Mitmesser SH, Ziegler EE, Marunycz JD, Vanderhoof J. Tolerance of a standard intact protein formula versus a partially hydrolyzed formula in healthy, term infants. Nutr J. 2009;8:27. Published 2009 Jun 19. doi:10.1186/1475-2891-8-27.

23. Milk allergy and lactose intolerance in babies and children https://www.pregnancybirthbaby.org.au/milk-intolerance-in-babies-and-children Ngày truy cập: 12/06/2024

24. Infant Allergies and Food Sensitivities https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Infant-Allergies-and-Food-Sensitivities.aspx Ngày truy cập: 12/06/2024

x