Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/03/2023

11 cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh đơn giản và cực kỳ hiệu quả

11 cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh đơn giản và cực kỳ hiệu quả
Khi mắc các bệnh về đường hô hấp, bé sẽ hay bị thở khò khè và quấy khóc. Một số cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà từ nguyên liệu tự nhiên dưới đây sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe của bé vô cùng hiệu quả.

Nếu không biết rõ nguyên nhân, mẹ sẽ dễ rơi vào tình trạng lo lắng và bất an cho sức khỏe của bé. Thay vào đó, mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng căn bệnh trẻ em này cũng như những cách chữa trị khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà tốt nhất để điều trị cho bé. Dưới đây là những cách chữa trị khò khè ở trẻ sơ sinh tại nhà.

Tiếng khò khè cũng gần giống như tiếng ngáy nhưng nếu để ý kỹ mẹ sẽ thấy tiếng khò khè có phần lạ và không đều so với tiếng ngáy bình thường. Trường hợp nặng, tiếng khò khè sẽ kèm theo tiếng rít và tiếng thở của bé sẽ kéo dài, nặng nhọc.

  • Ho: Trẻ bị ho có thể có các triệu chứng là khf khè; vì đờm khiến ống hô hấp của bé bị tắc nghẽn.
  • Dị ứng: Thường thì dị ứng có thể xảy ra khi bé tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm trong không khí hoặc khi thử một loại thức ăn mới không phù hợp với thể trạng. Việc này sẽ khiến cơ thể bé tiết ra một số chất gây co thắt phế quản, từ đó dẫn đến tình trạng thở khò khè. Tuy nhiên, nguyên nhân dị ứng thường không phổ biến đối với trẻ dưới 1 tuổi.
  • Viêm tiểu phế quản: Đây là một bệnh nhiễm trùng hô hấp. Tình trạng phổi của bé bị viêm do virus dẫn đến tắc nghẽn. Từ đó bé dễ khò khè, khó thở. Cách chữa trị khò khè cho trẻ sơ sinh chính là loại bỏ tình trạng viêm nhiễm ở phổi bé.
  • Bệnh hen suyễn: Đôi khi khò khè cũng là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Nguyên nhân có thể do cha mẹ bé hút thuốc hoặc có tiền sử bị bệnh. Nếu thấy trẻ khò khè và khó thở liên tục; cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Vì đó trẻ có thể bị hen suyễn.
  • Bệnh mềm sụn thanh quản: Trẻ sơ sinh bị khò khè còn là dấu hiệu của bệnh mềm sụn thanh quản. Đây là một chứng bệnh bất thường bẩm sinh của sụn thanh quản. Bệnh gây nên các tiếng thở rít trên lâm sàng, tần suất xuất hiện ở bé trai sẽ gấp 2 lần bé gái.
  • Ngoài ra, một số bệnh như viêm phổi hoặc bé bị ho gà cũng gây khò khè ở trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, bé bị khò khè là do bị bệnh mãn tính, bẩm sinh như xơ năng. Tuy nhiên, trường hợp này cũng rất hiếm khi xuất hiện ở trẻ.

Những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, hiệu quả mẹ nên áp dụng

Đối với trẻ sơ sinh, khi bị khò khè thì cách chữa trị tốt nhất là mẹ nên đưa bé đến bệnh viện. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ bé đang mắc phải, mẹ có thể áp dụng những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản. Như vậy sẽ ngăn ngừa bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.

Dưới đây sẽ là một số cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh hiệu quả, đặc biệt là trẻ từ 1-2 tháng tuổi; các mẹ nên áp dụng khi cần thiết nhé:

1. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà: Vệ sinh tai mũi họng

Để tránh trường hợp bé thở khò khè do dị ứng bụi bẩn trong không khí, mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng tai mũi họng cho bé luôn sạch sẽ. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ giúp đường thở của bé thông thoáng, không để các chất đờm ứ đọng trên miệng.

Đồng thời, mẹ cũng nhớ vệ sinh nhà cửa, giường chiếu… Môi trường sạch sẽ, không khí lưu thông sẽ giúp bé ít bị bệnh tai mũi họng hơn.

2. Cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh: Dùng nước muối sinh lý

Đây là việc làm khá hiệu quả trong số những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi bé.

Khi bé bị thở khò khè, cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh lúc này là bổ sung đủ nước cho cơ thể của bé. Việc giữ bé đủ nước sẽ giúp làm giảm chất nhầy và thông thoáng mũi cho bé. Với trẻ dưới 6 tháng, cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh là mẹ cho con bú sữa chứ không uống nước nhé. Với trẻ đã ăn dặm, bên cạnh nước lọc, nước trái cây, mẹ cũng nên cho bé bú nhiều hơn bình thường nữa nhé. Nên chọn nước hơi ấm để giúp bé thông đường thở nhé mẹ.

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Ngoài ra, mẹ có thể chữa trị khò khè cho trẻ sơ sinh bằng các mẹo dân gian dưới đây. Mẹ có thể chữa khò khè cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi bằng những loại nguyên liệu tự nhiên có sẵn ở nhà như chanh, gừng, tỏi hoặc mật ong…

cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh 4
Một số nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nhà cũng sẽ giúp mẹ chữa khò khè ở trẻ rất hiệu quả

Cách làm:

  • Lấy 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước cho vào cối giã thật nhuyễn, Cho vào nồi, thêm chút nước vo gạo rồi đun khoảng 20 phút.
  • Lọc lấy nước cốt, bỏ bã và cho trẻ uống. Mẹ có thể cho 1 chút đường cho bé dễ uống hơn. Ngày uống 2 – 3 lần.

Lưu ý: Mẹ nên bé uống sau ăn khoảng 60 phút. Với những trẻ sơ sinh đã ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn thịt gà, tôm, cua.

5. Cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá húng chanh

Húng chanh chính là 1 trong những cách dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Lá húng chanh chứa nhiều tinh dầu. Thành phần chính của húng chanh là cavaron có tác dụng thải độc, tiêu đờm rất tốt cho trẻ ho có đờm sổ mũi.

Cách làm:

Rửa sạch lá húng chanh, giã nát. Cho 10ml nước sôi vào ngâm để tinh dầu tiết ra nước. Mẹ dùng nước húng chanh cho trẻ uống ngày 2 lần.

6. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng tỏi

Mẹ có thể đun sôi 1/2 tép tỏi trong 1/4 cốc sữa, để nguội và cho bé uống để bé thở nhẹ nhàng hơn.

Mặc dù những cách chữa trị khò khè cho trẻ sơ sinh vừa rồi có thể được áp dụng ở nhà nhưng với trường hợp bé xuất hiện những triệu chứng như khò khè ở cổ họng, sốt cao, ho nhiều hoặc do tím tái thì mẹ nên lập tức đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để khám và điều trị ngay nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. My Baby Is Wheezing. Is it Asthma?
https://kidshealth.org/en/parents/wheezing-asthma.html
Ngày truy cập: 04/11/2022

2. Bronchiolitis
https://www.nhs.uk/conditions/bronchiolitis/
Ngày truy cập: 04/11/2022

3. Should you worry if your child is wheezing?
https://news.christianacare.org/2013/06/what-is-wheezing/
Ngày truy cập: 04/11/2022

4. Signs That Children Are Struggling To Breathe
https://www.kidshealth.org.nz/signs-children-are-struggling-breathe
Ngày truy cập: 04/11/2022

5. Coughing and wheezing in children
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/coughing-and-wheezing-in-children
Ngày truy cập: 04/11/2022

x