Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 17/03/2023

8 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả tại nhà

8 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả tại nhà
Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh từ phương pháp dân gian không hề khó. Mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm hay lá hẹ, những nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà để giúp bé sớm chào tạm biết tình trạng đờm đọng nhiều trong cổ họng này.

Thuốc không nhất thiết phải là cách trị đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Thay vào đó, mẹ nên tìm hiểu những cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đây để giúp bé loại bỏ đờm dễ dàng.

Trẻ sơ sinh có đờm trong khoang mũi, họng khá phổ biến. Phần lớn các trường hợp không gây vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị đờm sẽ gây khó khăn cho việc hít thở, dẫn đến thở khò khè, ngủ không ngon giấc. Mẹ nên tìm hiểu lý do trẻ bị đờm cũng như cách trị đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà.

1. Trẻ sơ sinh bị đờm là do đâu?

Trẻ sơ sinh bị đờm: Vì đâu nên nỗi?
Ho kèm theo đờm nhiều có thể là lời cảnh báo trẻ đang bị bệnh

Để biết cách trị đờm cho trẻ sơ sinh mẹ, cần tìm hiểu về tình trạng này. Không “đóng vai ác” như trong suy nghĩ của nhiều người, thực tế đờm chính là chất nhầy được cơ thể sản sinh để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Khi việc sản sinh và loại bỏ chất nhầy mất cân bằng, làm lượng chất nhầy bị ứ đọng quá nhiều sẽ tạo thành đờm.

Trong thời gian 1 năm đầu sau khi sinh, khả năng loại bỏ chất nhầy ở trẻ còn kém nên các bé thường có đờm trong khoang mũi, họng. Chất nhầy tích tụ càng nhiều sẽ làm trẻ càng khó hít thở, thở khò khè hoặc tạo thành phản xạ ho, tống đờm ra ngoài cơ thể.

Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm thường không liên quan đến cảm lạnh hay cảm cúm. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên loại trừ những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý. Bởi trong giai đoạn sơ sinh, sức đề kháng của trẻ còn rất yếu. Bé rất dễ bị vi khuẩn tấn công, hoặc lây nhiễm bệnh từ người xung quanh.

Các tác nhân gây chất nhầy phổ biến cho trẻ sơ sinh là:

  • Hóa chất.
  • Khói thuốc lá.
  • Thời tiết thay đổi.
  • Bụi và chất ô nhiễm.
  • Virus và vi trùng khác.

Những điều sau đây cũng có thể dẫn đến chất nhầy nhiều hơn bình thường:

Trong một số trường hợp hiếm, tắc nghẽn quá nhiều chất nhầy trong cổ họng và ngực của em bé là do một căn bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh xơ nang. Sau khi biết các nguyên nhân gây ra đờm cho bé, mẹ đọc tiếp để hiểu cách trị đờm cho trẻ sơ sinh nhé.

2. Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà dễ thực hiện

Trẻ sơ sinh bị đờm nhiều phải làm sao? Dưới đây sẽ là 11 cách điều trị tan đờm cho trẻ sơ sinh:

2.1 Hút mũi cho bé

Một trong những cách tống đờm cho trẻ sơ sinh chính là hút mũi cho bé. Không giống người lớn có thể chủ động “tống” đờm bằng cách hỉ mũi hay khạc nhổ, cách trị đờm cho trẻ sơ sinh này phải cần tới sự hỗ trợ của mẹ và bộ dụng cụ hút mũi.

Hút mũi là cách trị đờm cho trẻ sơ sinh không mấy dễ chịu. Mẹ hãy hiểu cho bé và đừng la mắng, quát nạt mỗi khi bé không chịu hút mũi. Thay vào đó, mẹ nên nói chuyện nhẹ nhàng và thực hiện từng bước sau đây để việc hút mũi đạt hiệu quả cao nhất.

  • Dùng nước muối sinh lý dành cho trẻ em (nồng độ 0,9%) nhỏ vào mũi của bé để làm ẩm, lỏng các chất nhầy. Bước này sẽ giúp mẹ dễ hút chất nhầy ra ngoài, đồng thời giúp bé đỡ đau hơn.
  • Đặt bé nằm trên gối, hoặc nằm nghiêng sang bên. Tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của bé. Chú ý làm thật nhẹ nhàng, tránh tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
  • Dùng ngón tay đè nhẹ cánh mũi bên còn lại, từ từ thả bóng ra. Lau sạch đầu hút. Tiếp tục làm với bên mũi còn lại.

Mẹ có thể hút mũi cho bé thêm lần nữa nếu sau 5-10 phút trẻ vẫn còn khò khè, khó chịu. Tuy nhiên, không nên sử dụng cách trị đờm cho trẻ sơ sinh này quá 4 lần/ngày. Hút mũi quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm tình trạng ứ đọng chất nhầy trở nên nghiêm trọng hơn.

cách trị đờm cho trẻ sơ sinh

2.2 Tăng cữ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Một trong những cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đó là đảm bảo bé có đủ nước bằng cách tăng các cữ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức; khi đó, đờm sẽ loãng hơn và bé cũng dễ hắt hơi, ho hay xì mũi để làm tan đờm trong cổ họng.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước nếu không có khuyến cáo của bác sĩ, nhất là với trẻ sơ sinh vì có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước.

>> Mẹ có thể tham khảo: Phương pháp kích sữa power pumping giúp gọi sữa mẹ về dồi dào

2.3 Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh: Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý mua ở các hiệu thuốc được xem là cách trị đờm cho trẻ sơ sinh an toàn. Ngoài công dụng làm loãng đờm giúp ích cho việc hút mũi dễ dàng hơn, nước muối sinh lý cũng được khuyến cáo sử dụng bất cứ khi nào mẹ thấy trẻ bị nghẹt mũi, khó thở do đờm hay trước khi bú sữa.

Với trẻ nhỏ, mẹ hãy nhỏ 2-3 giọt vào mỗi bên mũi, bế trẻ theo tư thế đứng để dịch đờm nhầy dễ dàng thoát ra. Với trẻ lớn, sau khi nhỏ mũi cho trẻ, mẹ hãy khuyến khích con xì mũi và lau sạch lại bằng khăn mềm một cách nhẹ nhàng.

2.4 Vỗ lưng là cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ sơ sinh

Đặt trẻ trên đầu gối, khum bàn tay lại và nhẹ nhàng vỗ vào lưng trẻ để giúp tiêu đờm ở phế quản. Lưu ý khi sử dụng cách trị đờm cho trẻ sơ sinh: mẹ chỉ nên vỗ nhẹ vào vùng phổi, tránh vỗ vào cột sống hay phần bụng (dạ dày) của trẻ.

2.5 Loại bỏ tác nhân kích ứng đường hô hấp

Bé sơ sinh bị đờm phải làm sao? Khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ cần loại bỏ các tác nhân kích ứng xung quanh trẻ như: khói thuốc lá, bụi bẩn, nấm mốc hay bất cứ thứ gì có thể gây dị ứng ở trẻ (đã được bác sĩ chẩn đoán).

Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả đó là thường xuyên vệ sinh chăn, gối, đệm, quần áo của trẻ và các vật dụng khác trong nhà. Những việc này cũng giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé bị sổ mũi và bí quyết giải cứu không cần dùng thuốc

2.6 Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm

Trẻ sơ sinh có đờm phải làm sao? Tinh dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm gió, có thể dùng để điều trị nhiều bệnh, nhất là các bệnh hô hấp. Hơn nữa, mùi hương của tinh dầu cũng rửa sạch bầu không khí trong phòng cũng như đi vào hệ hô hấp, làm tan chảy các chất nhày và đặc (đờm) trong khí quản, giúp bé hít thở dễ dàng hơn.

Cách trị đờm cho trẻ bằng tinh dầu tràm
Sử dụng dầu tràm đúng cách sẽ giúp giảm bớt triệu chứng bệnh liên quan đến hô hấp

Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm cho vào máy xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương, hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm của bé. Một cách khác là mẹ có thể nhỏ tinh dầu vào khăn hoặc yếm của bé. Tuy nhiên, lưu ý không để tinh dầu chạm trực tiếp vào làn da của trẻ, nhất là tinh dầu cô đặc.

2.7 Trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm cho phòng của trẻ

Việc tăng độ ẩm trong phòng của trẻ giúp giữ độ ẩm cho đường hô hấp của trẻ, góp phần làm loãng đờm, tạo cảm giác dễ chịu.

2.8 Trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng cách bổ sung đủ dịch

Bé sơ sinh bị đờm phải làm sao? Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất lỏng, chất nhầy mà cơ thể tiết ra sẽ loãng hơn và bé dễ hắt hơi, ho hay xì mũi để loại bỏ chúng. Ngoài việc tăng cữ bú nhằm tăng dịch cho con, mẹ có thể cho bé uống thêm chút nước nếu trời quá nóng, da bé quá khô.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước nếu không có khuyến cáo của bác sĩ, nhất là với trẻ sơ sinh vì có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước. Để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất lỏng cho cơ thể, mẹ cần đảm bảo bé bú đầy đủ (sữa mẹ hoặc sữa công thức), tăng số cữ bú, thời gian trong mỗi cữ bú.

>> Mẹ có thể tham khảo: Vì sao cần bổ sung kali cho bé? Nguồn thực phẩm giàu kali

3. Khi nào cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ?

Ngoài việc biết cách trị đờm cho trẻ sơ sinh, điều quan trọng là mẹ phải cho bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Hãy cho bác sĩ biết nếu con thường xuyên bị nghẹt mũi hoặc tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.

Gặp bác sĩ nhi khoa nếu trẻ sơ sinh có những dấu hiệu sau:

  • Nôn mửa.
  • Tã của bé bị ướt.
  • Giảm sự thèm ăn.
  • Nhiệt độ từ 38 độ C hoặc cao hơn.
  • Các triệu chứng khác của nhiễm trùng, như sốt.
  • Đờm có màu xanh lá cây, nâu hoặc đỏ (màu đỏ có thể ám chỉ máu trong chất nhầy)

Trẻ sơ sinh bị đờm sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu kèm những cơn ho dai dẳng, kéo dài không dứt. Nắm vững những cách trị đờm cho trẻ sơ sinh trên đây sẽ giúp mẹ nhanh chóng loại bỏ đờm trong khoang mũi, họng của bé, làm con dễ chịu hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Common cold in babies
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold-in-babies/diagnosis-treatment/drc-20351657
Ngày truy cập: 29/07/2022

2. Cystic Fibrosis: Helping Your Child Cough Up Mucus
https://www.uofmhealth.org/health-library/ug1720
Ngày truy cập: 29/07/2022

3. Colds, coughs and ear infections in children
https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/colds-coughs-and-ear-infections-in-children/
Ngày truy cập: 29/07/2022

4. Suctioning Your Childs Nose and Mouth
https://www.chkd.org/patients-and-families/health-library/way-to-grow/suctioning-your-childs-nose-and-mouth/
Ngày truy cập: 29/07/2022

5. Common infant problems and conditions
https://www.healthhub.sg/live-healthy/1197/baby-common-infant-problems-and-conditions
Ngày truy cập: 29/07/2022

6. Child’s Cough: Is No Medicine the Best Medicine?
https://www.cedars-sinai.org/blog/best-medicine-childs-cough.html
Ngày truy cập: 29/07/2022

x