Viêm tai giữa ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ làm cho bé bị đau, giảm khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bé. Mẹ đã hiểu rõ về căn bệnh này chưa?
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Viêm tai giữa ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ làm cho bé bị đau, giảm khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bé. Mẹ đã hiểu rõ về căn bệnh này chưa?
Qua bài viết này, hy vọng mẹ của bé sẽ hiểu rõ hơn về bệnh viêm tai giữa có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và cái cách để phát hiện những triệu chứng của nó. Nội dung bài viết cũng giải đáp một số thắc mắc thường thấy như: Viêm tai giữa ở trẻ em trong độ tuổi này có nguy hiểm không và nó có thể tự khỏi được không?
Trước khi biết về viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về “cái tai” nhé. Đôi tai dùng để “nghe”, nó có 3 phần là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Những phần này tiếp giáp nhau và hoạt động liên hoàn để dẫn truyền sóng âm, tuy nhiên chúng không “thông thống” với nhau.
Tuy bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cho đến khi “chập chững” những bước đầu đời là rất phổ biến; nhưng may mắn là đa phần đều tự khỏi mà “chẳng ai biết”. Phần nhỏ còn lại, với những biểu hiện “ầm ĩ” thì mới được phát hiện và phải nhờ sự can thiệp của y tế.
Những trường hợp này cần phải được điều trị “đến nơi, đến chốn” để tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và tránh những tổn thương về sức nghe mà những tổn thương đó sẽ làm chậm, thậm chí làm gián đoạn quá trình hình thành ngôn ngữ ở trẻ. Trẻ “nghe kém” sẽ “nói kém” và trẻ “điếc” thì sẽ “câm”.
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng tai giữa của bé bị nhiễm trùng bởi virus, vi khuẩn gây nên tình trạng phù nề, sưng tấy, tụ dịch, tụ mủ, đau nhức… Ảnh hưởng tới “sự yên bình” và sức khỏe của bé.
Vậy, lũ vi trùng “đáng ghét” kia từ đâu tới? Xin thưa rằng, chúng “đột kích” từ ngoài vào thông qua cái vòi nhĩ. Cửa của vòi nhĩ nằm ở sau hốc mũi, ngay chỗ tiếp giáp của đường mũi và đường họng. Bình thường, cửa vòi nhĩ đóng mở theo “lập trình” để làm chức năng duy trì cân bằng áp lực và dẫn lưu dịch. Khi mũi họng bị viêm nhiễm, vi trùng sẽ “đi ngược” theo đường vòi nhĩ để xâm nhập vào tai giữa, gây viêm tai giữa, viêm vòi tai. Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ tiết nhiều dịch, mủ. Khi vòi tai viêm thì sẽ sưng hẹp ống vòi, cản trở sự dẫn lưu, gây dồn ứ dịch trong tai giữa. Dịch dồn ứ trong tai giữa cũng có thể dịch nhầy nhớt còn tồn đọng sau khi sinh, hoặc là dịch rỉ viêm nhưng đó lại luôn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, và cái “vòng luẩn quẩn” đó nó làm tình trạng trở nên “tệ” hơn.
Có một điều “bất lợi” cho những “thiên thần bé nhỏ” ở lứa tuổi này là vòi nhĩ chưa đủ “dài và rộng”, hơn nữa nó lại nằm hơi “ngang ngang” vì đang trong quá trình phát triển. Chính vì cái sự “ngắn, hẹp, ngang” này làm cho dịch tiết, thay vì “chảy tuột xuống” mũi họng thì lại “lững lờ trôi ra, trôi vào” và vi trùng ít tốn thời gian hơn để “tới đích” vì con đường xâm nhập quá ngắn, quá thuận lợi. Thêm vào đó, do hệ miễn dịch “đầu đời” còn non nớt, chưa đủ cứng cáp để “đương đầu” với những tác nhân gây bệnh, cho nên tần suất viêm tai giữa ở độ tuổi này thường vượt trội hơn các độ tuổi khác.
Viêm tai giữa có các thể như viêm cấp, viêm bán cấp và viêm mạn tính. Có loại viêm thanh dịch, viêm tụ mủ…
>> Có thể mẹ chưa biết Đau bụng báo hiệu tình trạng táo bón và viêm ruột ở trẻ sơ sinh
Như chúng ta đã biết, tác nhân gây viêm là virus, vi khuẩn. Nguồn “cung cấp” những “kẻ đáng ghét” này là mũi và họng. Khi mũi họng bị viêm do cảm cúm, cảm lạnh, viêm Amydan, V.A, viêm xoang thì vùng xung quanh cửa lỗ vòi nhĩ sẽ đọng nhiều dịch nhầy viêm và hội tụ “đông đảo” các tác nhân gây bệnh. Các tác nhân này sẽ “mon men” theo vòi nhĩ mà lên tai giữa, nhất là khi mũi bên đó đang trong tình trạng “nghẹt đặc”.
Ngoài ra, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để “thúc đẩy” quá trình phát triển viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, ứ đọng vùng mũi họng mà cha mẹ cần phải biết để “tránh” cho con như:
Sau khi hiểu nguyên nhân dẫn đến Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh; mẹ đọc tiếp để hiểu thêm về các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em nhé.
>> Mẹ đã biết gì về Viêm da ở trẻ sơ sinh? Tìm hiểu ngay!
Trong độ tuổi này, các “thiên thần nhỏ bé” chưa thể “kêu ca phàn nàn” với chúng ta về những khó chịu của mình vì chưa thể giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên, bé sẽ có những cách biểu đạt riêng của mình; tuy không rõ ràng nhưng các bà mẹ tinh ý sẽ nhận ra những thông điệp “có vấn đề” mà bé đang muốn truyền tải. Những “tín hiệu” kém vui của viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như sau:
Trong các dấu hiệu trên thì triệu chứng sốt, quấy khóc dữ dội, chảy dịch máu mủ ra tai sẽ là những “hiển hiện” rõ ràng nhất của bệnh, thu hút sự chú ý của người mẹ ngay lập tức.
Không những mong mỏi biết về cách nhận biết viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh; nhiều mẹ còn có những băn khoăn khác về tình trạng bệnh này. Mẹ sẽ được giải đáp ngay đoạn sau đây!
>> Mẹ cũng cần biết cách Nhận diện viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để chăm sóc sức khỏe bé thật tốt!
Các bà mẹ cũng thường có suy nghĩ rằng, nếu con mình bị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh; không được phát hiện và không được điều trị thì hậu quả sẽ như thế nào; bé có bị “nghễnh ngãng” suốt đời hay không. Nỗi lo này là vô cùng chính đáng, nhưng xin thưa rằng, hầu hết các viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh đều tự khỏi mà không cần phải can thiệp điều trị. Nếu mẹ nghi ngờ rằng bé bị mắc bệnh, hãy đưa bé đi khám.
Bác sĩ chuyên về tai mũi họng nhi sẽ thăm khám tai trực tiếp bằng đèn chuyên dụng, bằng nội soi để phát hiện những thay đổi bất thường của màng nhĩ vì màng nhĩ là “cái gương” phản chiếu tình trạng tai giữa. Sau đó, tùy vào độ tuổi, độ nặng của triệu chứng mà định hướng điều trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh. Đa phần những viêm cấp ở mũi họng đều do virus nên viêm tai giữa cũng vậy. Do đó, nếu bé sốt, quấy khóc nhiều do đau tai thì bác sĩ chỉ cho uống thuốc giảm đau hạ sốt thông thường, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí kèm theo lời dặn theo dõi và tái khám.
Về nguyên tắc, kháng sinh chỉ được sử dụng khi viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn; có thể nguyên phát hoặc thứ phát, tức bội nhiễm vi khuẩn sau nhiễm siêu vi. Việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây nên tình trạng “lờn thuốc”, bất lợi cho điều trị nếu như bé có nhiễm khuẩn trong tương lai. Thông thường, bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh sẽ tự lui trong vài ba ngày. Nếu bệnh không đỡ, có xu hướng trở nặng thì bác sĩ sẽ can thiệp “mạnh tay” hơn bằng cách sử dụng kháng sinh, thậm chí có thể áp dụng thủ thuật chích rạch màng nhĩ để tháo mủ, đặt ống thông màng nhĩ để dẫn lưu dịch và tái thông khí thay cho chức năng vòi nhĩ đang bị mất vì bít tắc. Khi mục đích điều trị đã đạt được, ống thông sẽ được lấy bỏ và màng nhĩ sẽ tự lành như “chưa có chuyện gì xảy ra”.
>>>> Nhiều mẹ cũng băn khoăn về Bệnh viêm tuyến nước bọt ở trẻ? Mẹ xem ngay!
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Tuy rằng đa phần là có thể tự khỏi hoặc chỉ cần can thiệp “nhè nhẹ” bằng các thuốc chữa triệu chứng và vệ sinh mũi là có thể…êm. Nhưng, một khi bệnh trở nặng, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng nghe, thậm chí viêm lan ra các vùng lân cận gây liệt mặt do tổn thương dây thần kinh mặt, viêm màng não mủ, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, nhiễm trùng huyết…đe dọa tính mạng.
Trẻ càng nhỏ tuổi thì nguy cơ biến chứng càng cao, nhất là các bé đang trong thời kỳ sơ sinh, các bé có thể trạng kém và có các yếu tố thuận lợi cho bệnh trở nặng. Chính vì thế mà các bác sĩ thường “mạnh tay” sử dụng kháng sinh nếu bé còn chưa tới 6 tháng tuổi; còn với những trẻ nhiều tháng hơn, sẽ được cân nhắc tùy tình trạng bệnh.
Cũng cần lưu ý rằng, các cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh tại nhà theo kiểu các mẹo dân gian, tự nhiên…sẽ không được khuyến khích với độ tuổi này vì chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Cần liên hệ với bác sĩ, đưa con đi khám ngay nếu thấy bé có những biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh trở nặng như:
Để phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, các bà mẹ nên tuân thủ theo các khuyến cáo về chích vaccine cho bé, nhất là vaccine phòng ngừa các bệnh về nhiễm trùng hô hấp. Nên cho con bú sữa mẹ vì có đầy đủ dưỡng chất và kháng thể. Khi cho bú, nên để con ở tư thế ẵm ngồi, tránh cho bé bú ở tư thế nằm ngang vì dễ làm trào dịch, sữa vào vòi nhĩ. Các bà mẹ nên rửa tay sạch sẽ khi gần con, vệ sinh bình sữa núm vú đúng cách. Hạn chế cho những trẻ khác hoặc người lớn đang nhiễm bệnh tiếp xúc với bé. Vệ sinh mũi họng cho bé đúng cách. Giữ ấm cho trẻ. Tránh môi trường ô nhiễm bụi, khói…
Thính giác có vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ của trẻ, vì vậy mẹ nên thường xuyên để ý xem con có nghe tốt không bằng những cách kiểm tra đơn giản; cho dù bé có viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh hoặc không. Khi thấy bất thường, nên đưa con đi khám.
Tóm lại, khi nghi ngờ con bị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, các bà mẹ không nên quá lo lắng mà…rối trí. Nên hỏi ý kiến và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, đưa con đi khám khi cần thiết.
>>>> Mẹ đọc thêm 6 cách phòng ngừa tai trẻ sơ sinh có mùi hôi
Mẹ nên nhớ rằng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là cực kỳ phổ biến và nhiều trường hợp bệnh tự khỏi. Giúp cho con cảm thấy thoải mái ở nhà với các loại thuốc giảm đau không kê đơn khi cần thiết; và luôn gọi cho bác sĩ nếu mẹ có thắc mắc.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Ear Infections in Babies and Toddlers
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/ear-infections-in-babies-and-toddlers
Ngày truy cập: 22/01/2022
Ear Infections in Children
https://www.nidcd.nih.gov/health/ear-infections-children
Ngày truy cập: 22/01/2022
Ear Infection Symptoms
Ngày truy cập: 22/01/2022
Otitis Media: Rapid Evidence Review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31524361/
Ngày truy cập: 22/01/2022
The diagnosis and management of acute otitis media: American Academy of Pediatrics Guidelines 2013
https://ep.bmj.com/content/100/4/193
Ngày truy cập: 22/01/2022