Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/10/2020

10 nguyên tắc vàng cho bé ngủ ngon

10 nguyên tắc vàng cho bé ngủ ngon
Rất nhiều câu hỏi về giấc ngủ của trẻ khiến mẹ không biết tỏ cùng ai. 10 nguyên tắc vàng mà MarryBaby mách nước dưới đây sẽ giúp bạn hỗ trợ con yêu ngủ ngon và an toàn.

Bé ngủ ngon hay không cũng phụ thuộc không ít vào sự chăm sóc của mẹ đấy, bạn ạ! Đây là 10 nguyên tắc vàng bạn có thể áp dụng ngay để bảo đảm bé cưng có giấc ngủ như ý muốn nhé!

bé ngủ ngon

1. Đừng để bé nằm sấp (nằm úp bụng)

Vị trí này trước đây được các bác sĩ khuyến cáo cho bé nằm, nhưng hiện nay các nhà khoa học đã cùng đồng thuận rằng cho bé nằm bằng lưng (nằm ngửa) giảm nguy cơ bị đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Do các bé còn nhỏ này chưa có đủ sức để tự lật mình hay cử động khi được đặt nằm sấp. Chính vì thế các bé rất dễ bị ngộp thở. Trong khi đó các bé nằm ngửa thì mặt bé không bị che chắn nên có thể thở dễ dàng, bé ngủ ngon hơn. Vào khoảng 6 tháng tuổi, các bé mới có thể ngủ tùy thích và có thể di chuyển khắp mọi hướng. Khi này, ngay cả khi nằm sấp thì bé cũng đã có thể di chuyển, lật mình khi cần thiết.

2. Cố định thanh chắn nôi cho đến khi con 2 tuổi để bé ngủ ngon

Kiểm tra các thanh chắn ở nôi và các thanh này nên có khoảng cách nhỏ hơn 6 cm để đầu của bé không thể chui lọt.

Lưu ý: Giường người lớn, trường kỷ (đi văng) có liên quan đến những ca tử vong ở trẻ sơ sinh. Con rất nhỏ tuổi cũng có thể cọ quậy khỏi vị trí bạn đặt bé ban đầu và rơi từ cạnh giường xuống đất. Do vậy, việc cho bé ngủ một mình trên những mặt phẳng cao, không có thanh chắn, mà bạn không giám sát sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tai nạn ngoài ý muốn cho bé.

3. Chọn khung giường là các thanh gỗ thay vì các miếng ván ép

Điều này sẽ làm giảm bụi vi sinh vật (còn gọi là ve bụi, bọ bụi) và nguy cơ bị dị ứng đường hô hấp.

Bụi vi sinh vật hay có khi còn gọi là bụi nhà là những loại mạt – mò, chúng sống trong nhà, đặc biệt là trên da người và thú cưng, ván ép… rồi phân tán ở đồ dùng chăn, gối, nệm, thảm trải… nơi mà nhiệt độ ấm, độ ẩm cao; ngược lại ở nơi nhiệt độ khô hanh rất khó kiếm thấy chúng.

4. Trong một vài tuần đầu có thể bạn sẽ thấy khá căng thẳng với ý tưởng để bé ngủ một mình

bé ngủ ngon

Nếu muốn bé ngủ ngon hơn, bạn có thể cho bé ngủ trong giỏ chuyên dụng loại dành cho trẻ sơ sinh hoặc trong nôi ngay bên sát giường bạn. Khuyến cáo bạn nên cho bé ngủ chung phòng với bạn trong 6 tháng đầu đời của bé.

Lưu ý: Bạn không nên để bé ngủ chung giường với trẻ khác. Đây là một trong những điều nguy hiểm nhất đối với một bé đang ngủ. Bé có thể dễ dàng lăn lên người hoặc chèn ép bé còn lại vì trẻ nhỏ không có ý thức được sự hiện hữu của 1 bé khác khi đang ngủ. Chính vì thế mà bé có nguy cơ dễ bị ngộp thở trong trường hợp này.

Các bậc cha mẹ cũng có thể gây nguy hiểm không kém khi ngủ chung với bé vì vô tình lăn lên người bé hoặc đẩy bé khỏi cạnh giường hoặc gây rủi ro khiến bé bị chèn ép giữa cha và mẹ.

Bênh cạnh đó, nếu bạn có mái tóc dài thì nên dùng dây thun để cột tóc lại trước khi đi ngủ cùng con để ngăn tóc che mặt hoặc quấn quanh đầu hay cổ của bé.

5. Tấm nệm cho bé phải vững chắc và vừa khít với khung giường một cách hoàn mỹ

Tấm nệm quá nhỏ sẽ để lại những khoảng trống mà trẻ sơ sinh có thể ngã hoặc mắc kẹt vào đó. MarryBaby cũng muốn nhắc nhở thêm là bạn không bao giờ nên dùng các tấm nệm cũ đã qua sử dụng cho bé.

6. Không đặt gối, chăn vào nôi của bé

bệnh viêm ruột hoại tử

Các bé rất dễ bị ngạt thở trong gối hoặc bị đè giữa mớ chăn gối và không thể thoát ra. Chưa kể còn tạo nguy cơ bé bị hầm.

Bạn cần đặc biệt loại bỏ các vật mềm mại khỏi giường ngủ của bé. Những chiếc chăn làm từ da cừu hoặc những vật phủ lông tơ như nùi bông có thể gây ngộp thở cho con. Bên cạnh đó, những thứ đồ kê cho bé thoải mái như thú nhồi bông cũng có thể khiến bé lâm vào nguy cơ bị che toàn bộ mũi hoặc miệng khi ngủ, tình trạng này cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây tử vong do ngộp thở hoặc SIDS. Nếu cần thiết, bạn hãy chọn cho bé cái chăn bằng cotton nhẹ hơn để bé ngủ ngon và an toàn.

7. Cố định tấm nệm vào các thanh chắn trên nôi để đem đến sự thoải mái cho thiên thần của bạn

Một số trẻ sơ sinh cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ nếu tiếp xúc với thứ gì đó. Tuy vậy bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh giặt rửa các tấm đệm này vì các bé có xu hướng đổ mồ hôi vùng đầu rất nhiều.

8. Điều chỉnh “các trang bị ngủ” theo sự phát triển của bé

Khi bé còn rất nhỏ và không di chuyển nhiều, một chiếc giỏ là lý tưởng (cho 2 tháng đầu đời). Nó sẽ che chắn tốt cho bé và giúp bạn có thể dịch chuyển bé dễ dàng mà không làm bé tỉnh giấc. Bạn có thể sử dụng chăn quấn bé trong suốt 3 tháng đầu đời, đây là một lựa chọn tốt vì nó sẽ giúp bé có cảm giác như đang trong tử cung và chiếc chăn còn tạo chút áp lực lên bụng bé tạo hiệu quả thư giãn. Một chiếc túi ngủ cho bé cũng là giải pháp lý tưởng vì nó che chắn cho bé khi cần mà không gây bất kỳ rủi ro nào. Khi bé lớn hơn bạn có thể cho bé ngủ trong nôi, rồi trên giường có thanh chắn.

9. Nhiệt độ trong phòng nên bằng hoặc nhỏ hơn 19ºC để bé ngủ ngon

Bạn nên treo một nhiệt kế trong phòng để theo dõi. Nếu phòng quá nóng, nhiệt độ cơ thể của bé sẽ tăng, không tốt cho sức khỏe.

10. Không hút thuốc ở bất kỳ nơi đâu trong nhà

Việc hít khói thuốc thụ động gây hại rất lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và các vấn đề hô hấp có xu hướng xấu đi vào ban đêm. Nếu bạn hút thuốc, hãy thay quần áo và rửa tay trước khi đến gần bé.

Ngoài ra, Giáo sư nhi khoa Gideon Lack, trưởng nhóm nghiên cứu liên quan tới giấc ngủ của trẻ sơ sinh tại trường King’s College London (Anh) và các cộng sự tin rằng bé ngủ ngon hơn khi ăn dặm sớm (từ khi 4-5 tháng) là do các bé ít bị đói hơn bé chỉ bú mẹ. Ông nói: “Lợi ích của việc ăn dặm sớm là dường như trẻ có thể ngủ ngon hơn”.

Trẻ được ăn dặm sớm cũng ít giật mình khi ngủ hơn so với những trẻ được ăn dặm sau 6 tháng. Số lần các bé thức dậy vào ban đêm cũng ít hơn 9%. Kết quả này cho thấy các nhà khoa học cần phải nghiên cứu sâu hơn về việc liệu có nên khuyến khích cho trẻ ăn dặm sớm.

Hầu hết các mẹ đều Việt đều đang cho con ăn dặm khi được 5 tháng tuổi. Nghiên cứu này có thể giúp mẹ tự tin hơn khi bé đòi ăn dặm sớm.

Linh Lan

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x