Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 06/01/2022

Xay bột cho bé ăn dặm theo công thức đảm bảo đủ dinh dưỡng?

Xay bột cho bé ăn dặm theo công thức đảm bảo đủ dinh dưỡng?
Bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nhiều mẹ chọn cách tự xay bột thay vì mua bột có sẵn trên thị trường. Thế mẹ đã biết công thức xay bột cho bé gồm những gì để đảm bảo đủ dinh dưỡng?

Xay bột cho bé ăn dặm là cách bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng trong ngày cho bé khi tròn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có nhiều trẻ phải ăn dặm từ trước đó vì lượng sữa mẹ không đủ; hay vì nhu cầu của bé muốn ăn sớm.

Thường các mẹ sẽ chọn bột ăn dặm cho trẻ. Tuy nhiên cũng có nhiều mẹ tự xay bột cho bé để chủ động nguồn dinh dưỡng. Để có món bột ngon, mẹ cần cân nhắc chọn nguyên liệu sạch và đảm bảo dinh dưỡng. Vì đây là bước đệm vô cùng quan trọng cho cuộc sống của bé sau này đấy nhé.

Xay bột cho bé ăn dặm gồm những gì?

Thức ăn của trẻ không giống như người lớn, chế độ dinh dưỡng cũng khác nhiều. Bột gạo trộn cùng đậu xanh, đậu đen, hạt sen… là công thức quen thuộc khi các mẹ xay cho bé ăn dặm.

Các mẹ thường quan niệm rằng, việc trộn thêm các loại hạt sẽ giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt, dễ tiêu và nhanh lên cân. Nhưng điều này không hẳn đúng như mẹ nghĩ; trái lại sự kết hợp phản khoa học có thể khiến trẻ dễ bị thấp còi.

Việc xay bột cho bé ăn dặm cùng các loại hạt có thể gây ra nhiều bất lợi cho sự phát triển của trẻ. Nếu chỉ cho trẻ ăn các loại bột pha với nhau sẽ khó giúp trẻ tăng cân.

Vì năng lượng trong các loại hạt này rất thấp. Do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện; nhiều chất dinh dưỡng không hấp thụ tốt có thể làm bé bị đầy hơi, khó tiêu.

Vì thế, mẹ chỉ nên xay gạo tẻ, thêm chút gạo nếp. Trong quá trình chế biến mẹ hãy linh động bổ sung thêm đạm, rau củ và dầu ăn một cách hợp lý nhé.

Giá trị dinh dưỡng của gạo nếp và gạo tẻ

1. Xay bột cho bé ăn dặm với gạo tẻ:

Gạo tẻ có hàm lượng dinh dưỡng rất tốt và an toàn cho sức khỏe. Theo thống kê của các nhà khoa học, trung bình 100 gam gạo tẻ có thể cung cấp 344 kcal và rất nhiều chất dinh dưỡng:

  • 7.8 gam đạm.
  • 76.1 gam tinh bột.
  • 800 mg tro.
  • 30 mg canxi.
  • 241 mg kali.
  • 1.3 mg sắt.
  • 1000 mg chất béo.
  • 400 mg chất xơ.
  • 104 mg phốt-pho.
  • 5 mg natri.
  • 1.6 gam vitamin PP.
  • 100 mcg vitamin B1.
  • 13.5 gam nước.

Gạo tẻ là nguyên liệu chính khi xay bột cho bé ăn dặm

2. Xay bột cho bé ăn dặm với gạo nếp:

Trung bình trong 100 gam gạo nếp cung cấp 346 kcal, bao gồm các chất dinh dưỡng sau:

  • 8.2 gam đạm.
  • 74,9 gam tinh bột.
  • 800 mg tro.
  • 32 mg canxi.
  • 282 mg kali.
  • 1.2 mg sắt.
  • 1.5 gam chất béo.
  • 600 mg chất xơ.
  • 98 mg phốt-pho.
  • 3 mg natri.
  • 2.4 gam vitamin PP.
  • 100 mcg vitamin B1.
  • 100 mcg vitamin B2.
  • 13.6 gam nước.

Với các thanh phần dinh dưỡng có trong gạo nếp và gạo tẻ. Mẹ nhớ cân bằng để gạo tẻ nhiều hơn gạo nếp. Vì gạo nếp có chứa lượng chất béo, khi ăn nhiều sẽ không tốt cho tim mạch. Còn gạo tẻ lại chứa nhiều thành phần tốt cho tim mạch của trẻ. Bên cạnh đó, ăn nhiều gạo nếp có thể khiến bé bị đầy bụng và khó tiêu.

Xay bột cho bé ăn dặm để tăng cân tốt nhất

Để trẻ tăng cân và phát triển tốt, mẹ cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất đạm; chất béo; chất bột đường; vitamin và khoáng chất. Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu vì vậy mẹ nên kết hợp nhiều loại thức ăn trong cháo của bé như các loại trứng; thịt; đậu; rau củ. Nhất là, mẹ nhớ thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé nhé.

Khi bé lớn hơn, mẹ hãy cho bé ăn chung với gia đình và ăn các loại thực phẩm đa dạng như mỳ; bún; phở… Đối với các trẻ dưới 24 tháng, mỗi tháng mẹ nên cho bé cân đo để theo dõi sự phát triển. Nếu bé chậm tăng cân hoặc sụt cân, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn ngay để trẻ không bị suy dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cần tuân theo nguyên tắc vàng cho trẻ ăn dặm. Ăn từ ít đến nhiều; từ lỏng đến đặc; làm quen từng loại thực phẩm; ăn đa dạng. Mẹ hãy nhớ chỉ cho bé ăn gạo tẻ trắng khi mới bắt đầu, không nêm gia vị trước 1 tuổi. Sang tháng thứ 7-8 mới cho bé tập ăn hải sản.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ và đây là câu trả lời dành cho mẹ

Cách xay bột ăn dặm cho bé

Để tự xay bột cho bé ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm gạo tẻ và gạo nếp theo tỉ lệ thích hợp. Kế đến, mẹ nhớ chuẩn máy xay bột khô để tiến hành xay bột cho bé nhé.

Sau khi đã chuẩn bị xong, mẹ cho gạo tẻ và gạo nếp vào xay mịn, hòa quyện cùng nhau. Xay bột trong khoảng 2-4 phút để đảm bảo độ mịn.

Tiếp theo mẹ hãy rây lại và có thể xay thêm một lần nữa để đảm bảo. Nếu có thời gian, mẹ có thể xay và dùng ngay để nấu cháo cho bé; hoặc mẹ cũng có thể xay một lần và cất vào hũ để dùng dần.

Mẹo nhỏ nấu bột thơm ngon

Để món ăn thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng, mẹ hãy làm theo cách sau:

  • Hòa bột gạo với nước, cho thêm thịt/cá đã xay nhuyễn vào quấy đều và đun lên.
  • Khi bắt đầu đun hãy để lửa to và quấy đều để bột không bị vón. Sau khi bột sôi, hạ lửa và khuấy nhẹ nhàng.
  • Đun bột sôi trong 10 phút là bột chín.

Như vậy, để bé được cung cấp đủ chất dinh dưỡng mẹ nên chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp. Việc xay bột cho bé ăn dặm gồm gạo tẻ và gạo nếp với tỉ lệ phù hợp cùng các nguyên liệu khác sẽ giúp món ăn của trẻ thêm ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, mẹ cũng nên duy trì lượng sữa bé cần nạp vào cơ thể hàng ngày để sự phát triển của trẻ thêm hoàn thiện.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Weaning Your Child

https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html

Truy cập ngày 06/01/2022

2. Weaning Your Baby

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Weaning-Your-Baby.aspx

Truy cập ngày 06/01/2022

3. When Not To Wean

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/When-Not-to-Wean.aspx

Truy cập ngày 06/01/2022

4. Is it OK to make my own baby food?

https://www.healthychildren.org/English/tips-tools/ask-the-pediatrician/Pages/Is-it-OK-to-make-my-own-baby-food.aspx

Truy cập ngày 06/01/2022

5. Nutrition Tips for Kids

https://familydoctor.org/nutrition-tips-for-kids/

Truy cập ngày 06/01/2022

x