Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 07/03/2023

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai sơ sinh không đau

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai sơ sinh không đau
Bộ phận sinh dục của bé trai tương đối thuận tiện cho việc vệ sinh hơn so với bé gái. Vì bộ phận sinh dục của bé trai nằm lộ rõ bên ngoài. Tuy nhiên cha mẹ vẫn cần thực hiện đúng cách để bé không bị viêm nhiễm các bệnh ở vùng kín.

Trong bài viết này, MarryBaby gửi đến cha mẹ nội dung cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai an toàn và đơn giản tại nhà. Áp dụng cho cả bé đã cắt bao quy đầu và chưa cắt bao quy đầu.

1. Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai theo độ tuổi

Tùy thuộc vào độ tuổi, với sự phát triển riêng biệt cho từng giai đoạn; cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai cũng khác nhau. Sau đây là hướng dẫn vệ sinh vùng kín cho bé trai dưới 1 tuổi và từ 2 tuổi trở lên.

1.1 Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai sơ sinh
Cách vệ sinh bộ phận sinh dục (vùng kín) cho bé trai sơ sinh

Trong năm đầu đời của bé, bộ phận sinh dục của con còn non và mềm. Thế nên khi vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé; cha mẹ hãy cẩn thận và nhẹ tay một tí nhé. Và để tiện hơn, cha mẹ có thể vệ sinh vùng kín cho con mỗi khi thay tã hoặc khi tắm cho con.

Dưới đây là những vật dụng mà mẹ cần chuẩn bị:

  • Tã vải.
  • Chậu nước ấm.
  • Khăn, giấy mềm.
  • Miếng lót sơ sinh.
  • Bông gòn cắt miếng.
  • Dung dịch vệ sinh an toàn cho da bé

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai sơ sinh

  • Bước 1: Lót miếng tã dưới mông bé và tháo tã bẩn ra.
  • Bước 2: Dùng bông gòn thấm nước ấm lau phần mông từ trên xuống dưới.
  • Bước 3: Dùng 2 miếng bông gòn thấm nước khác lau phần bẹn (kẽ 2 bên bẹn) của bé.
  • Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của bé.
  • Bước 5: Dùng khăn giấy mềm lau khô và thay tã mới.

Lưu ý: Cha mẹ có thể pha loãng phần dung dịch của bé để vệ sinh cho bé được sạch hơn nhé.

>> Bệnh lý liên quan: Bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh là gì? Cha mẹ không nên bỏ qua

1.2 Trẻ từ 2 đến 3 tuổi

Khi bé trai từ 2 tuổi trở lên, cha mẹ có thể quan sát xem phần bao quy đầu của con đã có thể tách ra khỏi dương vật hay chưa. Trường hợp bao quy đầu đã có thể kéo xuống; cha mẹ hãy vệ sinh cho con bằng nước ấm; để rửa sạch phần dương vật bên trong; và sau đó nhẹ nhàng kéo bao quy đầu trở lại.

Thông thường sẽ có một chất màu trắng đục (được gọi là smegma) xuất hiện dưới bao quy đầu. Chất này được tạo ra từ các tế bào da chết; và các chất bài tiết tự nhiên. Nên cha mẹ không cần lo lắng; và chỉ cần nhẹ nhàng rửa sạch là được.

Tuy nhiên, việc lột bao quy đầu sẽ có thể không khả thi ở tất cả trẻ ở độ tuổi này. Hoặc thậm chí bé trai phải đến tuổi dậy thì mới có thể lộn dược bao quy đầu xuống dưới.

>> Cha mẹ nên đọc: Vì sao các bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục?

2. Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai “chưa cắt bao quy đầu”

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai chưa cắt bao quy đầu
Cách vệ sinh bộ phận sinh dục (vùng kín) cho bé trai chưa cắt bao quy đầu

2.1 Vệ sinh vùng da bên ngoài và đầu dương vật

Nếu bé trai chưa cắt bao quy đầu; cha mẹ chỉ cần vệ sinh vùng kín và những khu vực xung quanh như các bước ở trên. Và cha mẹ hãy nhớ là tuyệt đối không cố gắng kéo da quy đầu của con xuống để vệ sinh nhé. Vì có thể gây đau và khiến vùng kín của con bị chảy máu.

2.2 Vệ sinh bao quy đầu

Quá trình da quy đầu dần nới lỏng khỏi dương vật của bé trai có thể diễn ra từ 5 đến 10 năm. Vì thế, phụ thuộc vào cơ địa của con theo độ tuổi và thể trạng mà bao da quy đầu mới có thể lộn xuống được.

Trường hợp da quy đầu đã tuột ra khỏi dương vật tự nhiên. Lúc này, cha mẹ hãy hướng dẫn con cách vệ sinh bộ sinh dục cho bé trai thật chi tiết. Vì đôi khi con sẽ quên và chưa dám làm một mình trong những lần đầu, mặc dù là đơn giản.

>> Cha mẹ nên đọc: Viêm bao quy đầu ở trẻ em, bố mẹ lơ mơ, con thơ nguy hiểm

2.3 Vệ sinh dương vật sau khi bao quy đầu đã tuột ra hoàn toàn

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai sau khi bao quy đầu đã tuột hoàn toàn ra khỏi dương vật. Ban đầu, cha mẹ sẽ thấy một lớp da chết ngay bên dưới dương vật; là một chất bã màu trắng hoặc vàng nhạt. Phần da chết này cần được vệ sinh để rửa trôi thường xuyên để con tránh bị các bệnh nhiễm trùng.

2.4 Sử dụng đúng dung dịch vệ sinh cho da bé

Trong cách chăm sóc và vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai và cả bé gái, Viện Đại học Nghiên cứu Johns Hopkins (Hoa Kỳ) khuyến nghị cha mẹ chỉ nên tắm cho con 2 đến 3 lần mỗi tuần bằng nước ấm là đủ. Vì tắm quá kỹ sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da của con.

Theo đó, cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm hướng dẫn cách chọn và gợi ý 10 loại sữa tắm thích cho da em bé.

3. Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai “đã cắt bao quy đầu”

Đối với bé trai đã cắt bao quy đầu
Cách chăm sóc và vệ sinh bộ phận sinh dục (vùng kín) cho bé trai đã cắt bao quy đầu

Nếu bé trai đã cắt bao quy đầu, điều đó có nghĩa là phần dương vật của con sẽ lộ ra bên ngoài. Trường hợp con vừa được cắt bao quy đầu, thì quá trình lành trở lại cần tối thiểu là 10 ngày. Và trong quá trình này cha mẹ nên lưu ý vệ sinh đúng cách cho con.

3.1 Làm sạch bộ phận sinh dục sau mỗi lần thay tã

Sau khi thay tã lót, hãy chắc chắn rằng bộ phận sinh dục của trẻ không còn nước tiểu hoặc phân, đặc biệt là ở khu vực cắt bao quy đầu. Nhẹ nhàng làm sạch cậu nhỏ bằng vải mềm ngâm nước nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh.

3.2 Giữ cho khu vực bao quy đầu thoáng mát

Sau khi làm sạch, cha mẹ hãy để vùng kín của bé được khô thoáng tự nhiên. Ưu tiên sử dụng khăn mềm cho da của con cha mẹ nhé.

3.3 Kiểm tra và thay tã lót cho bé thường xuyên

Sau khi cắt bao quy đầu. trẻ có thể cần tiểu nhiều lần trong ngày và khó vệ sinh được kỹ. Do đó, cha mẹ hãy kiểm tra tã của bé sau 2 – 3 giờ hoặc khi bé khóc. Thay tã ngay khi tã bẩn để đảm bảo trẻ không mặc tã lót bị ướt.

3.4 Tắm cẩn thận vùng vết thương

Trong vòng 7 – 10 ngày sau khi cắt bao quy đầu, không nên cho bé ngâm mình trong nước. Hãy dùng vải mềm ngâm với nước ấm và xà phòng dành cho trẻ em để vệ sinh đầu, mặt, cơ thể của bé. Lau khô ngay sau khi tắm cho mặc quần áo để giữ ấm cho trẻ.

Trong lúc tắm cha mẹ cần che chắn khu vực cắt bao quy đầu, không để nước hoặc xà phòng tiếp xúc với khu vực này.

>> Cha mẹ nên biết: Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

4. Hướng dẫn bé trai cách tự vệ sinh bộ phận sinh dục (vùng kín) của mình

Hướng dẫn trẻ trai cách tự vệ sinh bộ phận sinh dục
Hướng dẫn cho bé trai cách tự vệ sinh bộ phận sinh dục (vùng kín) của mình

Khi các bé trai từ 3-5 tuổi; bé có thể không được thoải mái khi cha mẹ tiếp xúc phận sinh dục. Do đó, việc hướng dẫn trẻ cách vệ sinh vùng kín, dương vật, bao quy đầu, tinh hoàn là điều vô cùng cần thiết.

Các bước hướng dẫn cho bé trai cách vệ sinh bộ phận sinh dục tại nhà như sau:

  • Bước 1: Hướng dẫn trẻ cách lộn bao quy đầu để vệ sinh và kéo bao quy đầu lại sau khi làm sạch xong.
  • Bước 2: Dạy bé cách vệ sinh quy đầu (đầu dương vật) một cách nhẹ nhàng để tránh tổn thương.
  • Bước 3: Hướng dẫn trẻ cách sử dụng xà phòng và nước ấm.
  • Bước 4: Chỉ cho biết phần bã màu trắng bên dưới dương vật là tế bào da chết và không có gì đáng lo ngại.
  • Bước 5: Hướng dẫn trẻ cách làm khô dương vật sau khi vệ sinh và cách đưa bao quy đầu về vị trí cũ. Điều này đặc biệt quan trọng. Bởi vì nếu không đưa bao quy đầu vệ vị trí, da có thể co rút lại; gây tổn thương và có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông máu.

Cuối cùng, một điều nữa mà cha mẹ cũng cần lưu ý đó là việc cắt bao quy đầu cho bé trai nếu không có yêu cầu hoặc lý do y tế nào thì hoàn toàn không cần thiết; hoặc cha mẹ nên ưu tiên hỏi ý kiến bác sĩ.

Hy vọng, bài viết về cách chăm sóc và vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai đã giúp cha mẹ có thêm thông tin hữu ích; và có thể hướng dẫn lại cho các con của mình một cách thật chi tiết.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x