của bé
Trong suy nghĩ của con trẻ, công việc nhà chẳng có gì thú vị, nhưng có rất nhiều lý do chính đáng để trẻ tham gia vào công việc này. Trẻ thường xuyên làm việc nhà ý thức được giá trị hữu ích và cả năng lực của mình. Khi lớn lên, trẻ sẽ trở thành người tự tin và có tinh thần trách nhiệm trong xã hội.
Nội dung bài viết
- Đàn ông làm việc nhà
- 1. Lợi ích của việc khuyến khích chồng làm việc nhà
- 2. Những việc bà bầu nên nhờ chồng phụ giúp
- Trẻ em làm việc nhà
- 1. Cách khuyến khích bé làm việc nhà
- Dạy bé làm việc nhà theo từng độ tuổi
- 1. Phân công làm việc nhà cho bé 2-3 tuổi
- 2. Việc nhà cho tuổi lên 4
- 3. Làm việc nhà hiệu quả cho tuổi lên 5-7
- 4. Việc nhà cho các bé 8-10 tuổi
- 5. Việc nhà cho lứa tuổi trên 11
Làm việc nhà đâu phải là việc riêng của chị em phụ nữ. Đàn ông làm việc nhà càng khiến gia đạo êm ấm, trẻ em làm việc nhà sẽ trưởng thành hơn. Vậy tại sao chị em lại không san sẻ việc nhà cho chồng, con mình phụ giúp? Hãy cùng Marry Baby đi tìm bí quyết giúp chồng, con hăng say làm việc nhà phụ mẹ nhé.
Đàn ông làm việc nhà
1. Lợi ích của việc khuyến khích chồng làm việc nhà
Làm việc nhà có lợi gì cho đàn ông? Các chị em nên biết điều này để có động lực khuyến khích các anh chồng làm việc nhà nhé.
New York Post mới đây đã đưa tin về việc nếu ông xã chăm làm việc nhà 5 ngày/tuần, mỗi lần khoảng 30 phút sẽ giảm nhanh nguy cơ tử vong sớm. Ngoài ra, hoạt động hằng ngày này cũng giảm 38% nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Nghiên cứu thực hiện với 130.000 người trưởng thành ở 17 quốc gia. Kết quả cho thấy vận động 150 phút mỗi tuần với bất kỳ hình thức tập luyện nào cũng có thể cắt giảm 1/3 nguy cơ tử vong sớm.
Nếu không có thời gian tới phòng gym thì việc chính là lựa chọn hoàn hảo cho các đấng mày râu. Theo các chuyên gia, nếu lau cửa sổ 30 phút sẽ giúp đốt cháy 125 calo, dọn dẹp giường làm tiêu hao 120 calo và hút bụi giúp giảm 100 calo. Như vậy, làm việc nhà vừa được tiếng thơm là giúp vợ lại có lợi cho sức khỏe.
Hẳn các mẹ bầu sẽ tự hào về bố lũ trẻ khi không còn những buổi tối nhậu khuya mà thay vào đó là cùng vợ giặt đồ, rửa chén, lau nhà. Theo nghiên cứu này, các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên siêng vận động để bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và nhiều loại ung thư khác.
Tiến sĩ Scott Lear thuộc đại học Simon Fraser (Canada) chia sẻ thêm: “ Ngoài việc đến các phòng tập thể dục hay giúp vợ làm việc nhà thì bạn nên kết hợp hoạt động hằng ngày để giúp cơ thể duy trì sự vận động cần thiết và lành mạnh”.
Mới đây, Daily Mail dẫn lời các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia (Mỹ) cảnh báo rằng cứ mỗi 30 phút những người ngồi văn phòng nên rời khỏi ghế để vận động một lần để duy trì sức khỏe tốt cho tim mạch.
2. Những việc bà bầu nên nhờ chồng phụ giúp
- Đổ rác
- Kê bàn ghế
- Giặt giũ
- Đi chợ
- Lau dọn màn cửa, quạt
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại
- Chăm sóc thú cưng
- Dọn rửa chén đĩa
Trẻ em làm việc nhà
1. Cách khuyến khích bé làm việc nhà
♦ Để trẻ tò mò, bắt chước
Trẻ học mọi thứ và khám phá thế giới xung quanh mình thông qua bắt chước qua các giác quan. Vì thế, ngay từ lúc 18 tháng tuổi, trẻ đã rất tò mò và muốn tham gia làm mọi thứ, kể cả việc bắt chước người lớn làm việc nhà. Nhiệm vụ của các bậc phụ huynh lúc này không chỉ là chỉ dạy, hướng dẫn mà còn phải tạo một môi trường lành mạnh để trẻ bắt chước và tự tìm hiểu, học hỏi.
Trẻ không chỉ bắt chước những gì người lớn làm làm mà bắt chước luôn cả thái độ, tình cảm và suy nghĩ của chúng ta đấy! Được nhìn thấy người lớn lao động bằng đôi tay hoặc làm một công việc đòi hỏi kỹ năng, sự tập trung và tính kiên nhẫn là một hình mẫu tuyệt vời cho đứa trẻ thích quan sát và giúp trẻ rèn luyện khả năng giữ vững sức mạnh ý chí.
♦ Cho trẻ chọn việc phù hợp với sức lực và khả năng
Khi phân công bé làm việc nhà giúp mẹ, bạn nên cho trẻ tập dần từ những việc nhỏ “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, phù hợp với sức lực của trẻ và tạo hứng thú cho con khi thực hiện thay vì áp đặt các công việc mà trẻ không hào hứng tham gia.
Nếu bé muốn thử lau nhà cùng mẹ, bạn đồng ý. Vừa lau nhà vừa hát theo tiếng nhạc những bài hát trẻ yêu thích cũng là cách giúp trẻ thêm hứng thú khi làm việc nhà cùng bạn. Quan trọng là việc tạo cho trẻ sự vui vẻ khi làm việc nhà, dù việc nhỏ nhưng hãy luôn khiến trẻ tin là công việc đó thật thú vị để hoàn thành.
♦ Cho bé tự đưa ra quyết định và giải thích ý nghĩa của làm việc nhà đối với cả gia đình
Bạn hãy lên danh sách những việc cần làm. Các trách nhiệm nên được chia đều và công bằng. Hãy đảm bảo trẻ có thể làm được những điều bạn yêu cầu. Bạn cũng nên gom các công việc của bố mẹ vào chung trong danh sách đó. Bố mẹ làm việc nhà cùng nhau bên cạnh con trẻ sẽ là tấm gương lớn cho trẻ noi theo.
♦ Thay đổi các công việc từ tuần này sang tuần khác
Điều này để giúp trẻ không phải làm đi làm lại một công việc cũ rích mà bé không thích. Hãy cho trẻ cơ hội làm các việc vặt khác nhau để tránh cảm giác nhàm chán. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ giúp trẻ cũng sẽ học được nhiều kỹ năng sống khác nhau khi được giao nhiều việc nhà khác nhau.
♦ Cùng làm với trẻ
Thay vì muốn trẻ hoàn thành việc dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong một mình, bạn hãy nhẹ nhàng đề nghị trẻ để được giúp trẻ một tay cho những công việc nặng hơn như cùng mang sọt đựng đồ chơi, cùng trẻ cất những đồ chơi trên cao, giúp trẻ những việc nặng hơn sức của trẻ.
Hãy cùng làm với trẻ và xem công việc nhà hai mẹ con cùng tham gia như một trò chơi, cùng thi đua làm tốt và nhanh nhất, cùng đạt thành tích cao nhất. Và bạn nhớ đừng phó mặc cho trẻ loay hoay với công việc một mình, vì không có sự chia sẻ của bạn trong công việc sẽ khiến trẻ mau nản và không muốn thực hiện công việc nếu ý thức về sự tự giác trong trẻ chưa hình thành.
♦ Chấp nhận việc con làm không hoàn hảo
Bạn không nên than phiền hoặc trách mắng nếu bé không làm tốt những việc được giao. Thay vào đó, bạn hãy kiên nhẫn và ngó chừng công việc của trẻ để đảm bảo việc bé đang làm đúng cách.
Trẻ lớn hơn thì cần được bố mẹ giám sát hơn. Khi trẻ đã quen với các nhiệm vụ mới thì bố mẹ có thể hạn chế giám sát, kiểm tra công việc của trẻ.
♦ Luôn nói cảm ơn khi trẻ đã hoàn tất một công việc
Cha mẹ nói lời cảm ơn và ca ngợi hoặc khen trẻ làm tốt ra sao sẽ giúp khích lệ tinh thần để bé muốn làm vào lần sau. Việc khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó, cho dù chúng chỉ hoàn thành ở mức sơ sài và đơn giản nhất. Đừng kiệm lời khen ngợi, động viên bé vì trẻ sẽ cảm thấy tự hào và vui vẻ hơn khi được tán thưởng cho phần công việc mình đã làm.
Bạn hãy dán một ghi chú trên tủ lạnh có tên của trẻ, kèm theo những việc nhà trẻ làm. Nếu trẻ làm tốt công việc nào thì vẽ một ngôi sao vào công việc đó. Khi trẻ được 5 ngôi sao, bố mẹ sẽ thưởng cho trẻ một phần thưởng nào đó ví dụ như mua đồ chơi, quần áo, đưa con đi ăn nhà hàng, đi công viên.
♦ Hãy biến công việc nhà thành một trò vui
Điều này để trẻ cảm thấy hứng thú. Âm nhạc có tác dụng rất tốt đối với trẻ em trước độ tuổi đi học, do đó bạn hãy bật nhạc hay hát cho bé nghe một bài hát về quét nhà chẳng hạn để bé cảm thấy thích thú khi làm việc nhà.
Hoặc bạn có thể chuẩn bị một bộ đồ nghề dành riêng cho trẻ như áo chống bụi, ki hốt rác và khăn lau. Trẻ càng thích thú khoảng thời gian làm việc nhà thì càng muốn hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và tốt đẹp.
♦ Cần phân công thật cụ thể
Hãy phân công việc cụ thể khi bạn muốn bé làm điều gì đó, như vậy trẻ mới biết chính xác nhiệm vụ của mình. Bạn cũng nên làm mẫu cho trẻ và chỉ trẻ cách thức thực hiện các công việc nhà đó.
♦ Phân công để thấy trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình
Kêu gọi mọi thành viên cùng tham gia chung tay làm việc nhà để bé hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc, tính tự lập từ sớm. Bạn có thể giao cho bé nhiệm vụ lau bàn ăn, sắp xếp kệ dép gọn gàng mỗi ngày, xách những túi nhỏ khi đi siêu thị và nhắc nhở bé làm thường xuyên để hình thành thói quen tốt
Dạy bé làm việc nhà theo từng độ tuổi
1. Phân công làm việc nhà cho bé 2-3 tuổi
Giai đoạn trước 6 tuổi luôn là giai đoạn quan trọng nhất để bé học hỏi các kỹ năng vận động, nhận thức cũng như xây dựng tình cảm và kỹ năng xã hội. Thế nên, một vài việc nhà nho nhỏ không thể làm khó bé cưng. Bé đã bắt đầu có thể hiểu được rất nhiều yêu cầu của mẹ, đồng thời cũng có thể diễn đạt rất tốt bằng ngôn ngữ. Mẹ có thể chỉ mất 1-2 ngày để dạy con làm việc nhà với những bí quyết sau:
- Cho quần áo bẩn vào sọt đựng
- Bỏ vỏ bánh, kẹo, sữa vào thùng rác
- Cất đồ chơi sau khi chơi xong
- Cất sách lên kệ sách
- Phụ giúp mẹ cho thú cưng ăn
- Bỏ tã bẩn vào thùng rác
2. Việc nhà cho tuổi lên 4
Với lứa tuổi này, làm việc nhà vẫn chỉ là một hình thức khác của việc vui chơi mà thôi. Mẹ cũng không cần đặt tiêu chuẩn quá cao cho bé mà chủ yếu là giúp bé làm quen. Những gợi ý cho bé ở tuổi này:
- Bỏ chén đĩa bẩn vào bồn rửa
- Quét sàn nhà
- Lau bàn ăn
3. Làm việc nhà hiệu quả cho tuổi lên 5-7
Ở lứa tuổi lên 5-7 tuổi, những công việc nhà đã trở thành một phần nhỏ trong cuộc sống của các bé. Bé đã trở nên rất khéo léo và bắt đầu thích một số công việc nhất định như gấp quần áo hay nhặt rau củ giúp mẹ. Một số việc nhà thích hợp cho các bé ở tuổi này bao gồm:
- Giúp bố mẹ dọn bàn ăn
- Tự dọn giường
- Tự chuẩn bị sách vở và đồ ăn để đến trường
- Phân loại chén đĩa
- Quét nhà
4. Việc nhà cho các bé 8-10 tuổi
Các bé đã trở nên độc lập hơn, có tính trách nhiệm nhiều hơn và bắt đầu ý thức rõ được vai trò của mình trong nhà. Lúc này, việc làm việc nhà của bé không còn gói gọi trong những việc đơn giản như trước mà có thể sẽ mở rộng ra:
- Tự dọn phòng
- Cho các con vật nuôi ăn
- Giúp bố mẹ đổ rác
- Phụ giúp một phần trong việc nấu nướng
- Quét lá rụng trong sân
- Tự chuẩn bị phần ăn để đi học
5. Việc nhà cho lứa tuổi trên 11
Ở lứa tuổi này, bé có thể đã trở thành anh, chị lớn trong gia đình và chịu một phần trách nhiệm chăm sóc bản thân và gia đình. Mẹ sẽ giao cho bé thêm khá nhiều “nhiệm vụ” nặng ký hơn trước đây:
- Phụ giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa
- Rửa chén
- Giặt và phơi quần áo
- Nấu một số món ăn
- Dắt thú cưng đi dạo
- Đổ rác

"Tuyển tập" kỹ năng sống cần thiết cho bé Tuy bà mẹ nào cũng thích con giỏi giang, thành công và hạnh phúc, không phải ai cũng quan tâm đến việc dạy kỹ năng sống cho bé. Thiếu những kỹ năng này, bé sẽ gặp nhiều khó khăn khi bước vào ngưỡng cửa cuộc sống của người trưởng thành
Mỗi thành viên trong gia đình nên cùng đóng góp công sức để giữ nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp. Những kỹ năng và trách nhiệm trẻ học được thông qua làm việc nhà sẽ theo bé cho đến suốt cuộc đời.
-
Những cách khuyến khích chồng, con làm việc nhàTrong suy nghĩ của con trẻ, công việc nhà chẳng có gì thú vị, nhưng có rất nhiều lý do chính đáng để trẻ tham gia vào công việc này. Trẻ thường xuyên làm việc nhà ý thức được giá trị hữu ích và cả...
-
Bí quyết giúp trẻ "xắn tay áo" vào làm việc nhàNhiều bà mẹ trở nên đau đầu trước việc yêu cầu con trẻ tham gia cùng với mình cho các công việc nhà, hoặc trẻ sẽ nhặng xị cả lên khi được yêu cầu hoặc vừa mếu máo vừa “dậm chân dậm cẳng” làm cho...
-
Những “trò chơi việc nhà” thú vị cho béNgay từ lúc thơ bé, qua các trò chơi vui nhộn, bạn có thể cho trẻ làm quen với việc nhà để tập cho bé tính gọn gàng, ngăn nắp khi lớn lên.
-
Bé 3 tuổi rưỡi: Giúp đỡ việc nhàTrẻ lên 3 thường hăng hái giúp đỡ người khác làm việc, nhất là những việc vặt trong nhà có thể khiến bé rất phấn khích. Mẹ có thể hướng dẫn bé tỉ mỉ, khen ngợi, khuyến khích, tập cho bé có cố gắng...
-
10 thói quen tốt bé cần tập từ nhỏ (P.1)Để bé phát triển khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần, những gì bạn cần làm để dẫn dắt con đi đúng hướng đúng đường ngay từ bây giờ. Có những thói quen sinh hoạt tốt bạn cần rèn luyện cho bé ngay...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
điều đó giúp bé tự lập hơn khi trưởng thành
Lan Nguyễn
Biến công việc nhà thành một trò vui là một cách khá hay
Phạm Ngọc Ánh
mình cũng khuyến khích con làm việc nhà, bạn ý hứng thú lắm
Trương Thị Hải
Bé nhà mình lúc xin mẹ làm lúc thì mẹ nhờ mới làm.
MeiLe
khi việc nhà là một niềm vui trẻ rất hào hứng làm và làm rất nhập tâm.