của bé
Trẻ nhỏ hiếu động, thích táy máy, tìm tòi, khám phá xung quanh. Chỉ một chút lơ là của người lớn, bé rất dễ gặp tai nạn do bản tính trên. Nếu mẹ không trang bị sẵn những kỹ năng sơ cứu cơ bản, hệ quả không cấp cứu kịp thời cho bé là rất khôn lường.
1/ Khi trẻ bị điện giật
Có trẻ con trong nhà, mẹ cần phải rất cẩn thận với nguồn điện. Nếu lỡ may trẻ táy máy đụng vào ổ điện và bị giật, điều đầu tiên mẹ cần làm là nhanh chóng tách bé ra khỏi nguồn điện bằng cách mang ủng, đứng trên ván gỗ, ngắt điện, dùng cây khô tách vật truyền điện khỏi người bé.
Sau khi đã cách ly trẻ khỏi nguồn điện, mẹ nên đưa bé vào viện để thăm khám. Có thể bên ngoài bé vẫn rất bình thường, nhưng tổn thương bên trong cơ thể là không lường trước được.
2/ Làm gì khi bé bị rắn cắn?
Khi trẻ bị rắn cắn, nếu không sơ cứu kịp thời và đúng cách, trẻ có thể tử vong nhanh do biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, suy đa cơ quan. Lúc này, mẹ phải ngay lập tức rửa vết thương của bé dưới vòi nước, sau đó dùng gạc vô trùng đắp lên vùng da bị rắn cắn. Kê cao và giữ yên phần cơ thể bị rắn cắn, đưa trẻ đến bệnh viện ngay sau đó. Không làm theo bất cứ mẹo dân gian nào để tránh làm tình hình trầm trọng thêm.
3/ Chăm sóc bé: Khi trẻ bị chó cắn
Dùng xà bông rửa sạch vết thương bị chó cắn dưới vòi nước, lau khô, sau đó sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn. Nếu máu không ra quá nhiều, mẹ có thể dùng gạc mỏng vô trùng đắp lên tạm trong quá trình đưa bé đến bệnh viện.
4/ Trẻ bị say nắng
Vào mùa nắng nóng, trẻ chơi đùa ngoài trời nhiều rất dễ bị say nắng. Khi phát hiện thấy bé có dấu hiệu tăng thân nhiệt, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mẹ nên nhanh chóng đưa bé vào bóng mát, cho bé uống nước từng ngụm một, để bé hồi phục từ từ. Không nên ngay lập tức đưa bé vào phòng lạnh đột ngột, vì như vậy chỉ làm cơ thể bé thêm suy yếu.

Bệnh mùa hè ở trẻ em và cách phòng tránh Thời tiết nắng nóng thất thường kèm theo mưa là điều kiện lý tưởng cho các mầm bệnh phát triển, trong đó có sốt xuất huyết, sốt do virus và tay chân miệng là những bệnh mùa hè thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.
5/ Xử trí khi ong đốt, côn trùng cắn
Điều đầu tiên mẹ cần làm là rửa sạch vùng da trẻ bị cắn, đốt hoặc chích. Chườm đá lên để giảm đau và sưng. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện ngay sau đó.
6/ Chăm sóc bé khi bé ngã trầy xước da
Mẹ dùng nước sạch vệ sinh vết xước, tiếp tục sát khuẩn bằng cồn, betadine, ô-xy già, thuốc tím, sau đó băng lại với băng cá nhân hoặc gạc vô trùng. Nếu vết xước quá lớn, máu ra quá nhiều, mẹ nên quấn lỏng phần băng vải, đưa bé đến bệnh viện.
7/ Khi con bị bong gân
Thay vì dùng dầu nóng để xoa bóp, mẹ nên lấy đá lạnh để chườm phần chân tay bị bong gân của bé. Nếu tình trạng không cải thiện, bé đau hơn, khóc nhiều, phần bong gân bầm tím, sưng to, mẹ cần đưa bé đi thăm khám để được theo dõi và điều trị kịp thời.
8/ Sơ cứu khi trẻ bị bỏng
Ngay lập tức làm mát phần da bị bỏng dưới vòi nước mát chảy liên tục. Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm, thoa nước mắm hay kem đánh răng, bởi những cách này chỉ làm bóng nước bỏng dễ vỡ và tổn thương nặng hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu bé chỉ bị bỏng nhẹ, mẹ có thể thoa dầu mù u hay penthanol để giảm đau cho bé. Đưa bé đi bệnh viện ngay nếu sau đó bé bị sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng do vết bỏng quá lớn.
9/ Trẻ nuốt phải dị vật hay hóc xương
Trong trường hợp này, mẹ không nên tự ý sơ cấp cứu bằng những mẹo dân gian, chẳng hạn nuốt cơm, chuối,… Thay vào đó, nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, bởi để lâu, xương bị đẩy xuống sâu hơn, khó lấy ra, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe, thủng thực quản, nhiễm trùng huyết…
10/ Tai nạn liên quan đến mũi
Trẻ nhỏ bị chảy máu cam có thể chỉ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải sơ cấp cứu kịp thời, vì biết đâu vẫn tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng. Cho bé cúi đầu về trước, dùng ngón tay ép hai bên cánh mũi bé để cầm máu, đồng thời ngăn bé nuốt máu.
Nếu trẻ nhét dị vật vào mũi, đặc biệt là pin, mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu để phòng bỏng niêm mạc mũi, gây thủng rách, để lại nhiều di chứng nặng nề.
11/ Côn trùng hoặc dị vật chui vào tai
Khi trẻ bị côn trùng hoặc dị vật chui vào tai, mẹ không nên lấy nhíp hoặc tăm bông chọc ngoáy, bởi nguy cơ rách màng nhĩ và đẩy dị vật vào sâu hơn là rất cao. Thay vào đó, nên đưa bé đến bệnh viện. Đặc biệt với trường hợp côn trùng chui vào tai trẻ, mẹ có thể sơ cứu bằng cách nhỏ ô-xy già, dung dịch glycerine hoặc dầu ăn ngập tai bé. Cách này giúp ngăn côn trùng còn sống, cựa quậy gây đau đớn, khó chịu.
12/ Dị vật hoặc côn trùng bay vào mắt
Khuyến khích con chớp mắt liên tục, nhỏ nước muối sinh lý để đẩy dị vật ra ngoài. Tuyệt đối không để trẻ dụi mắt, chà mắt vào tóc để tránh làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.
MarryBaby
Hỏi đáp cùng chuyên gia, Trải nghiệm lớp tiền sản, Quà tặng thành viên mới và rất nhiều những quyền lợi đặc biệt khác khi đăng ký tại MarryBaby.


Những lợi ích không ngờ của tã giấy giúp bé ngoan phát triển tính cách Tã lót thoải mái, bé ngoan và ít quấy hơn hẳn.
-
5 mối nguy hiểm luôn "rình rập" trẻHằng ngày, trên các phương tiện truyền thông, ba mẹ chắc hẳn quá quen với những mẩu tin về tai nạn liên quan đến trẻ em. Tai nạn xe cộ, chết đuối, ung thư hay amip ăn não, gần đây nhất là vụ trẻ...
-
10 loại thuốc nguy hiểm cho bé yêuBạn có biết, một số loại thuốc không được dùng cho trẻ nhỏ không? Ví dụ, Aspirin, loại thuốc thường dùng cho các triệu chứng cảm thông thường, là tác nhân thúc đẩy hội chứng hội chứng Reye, hội...
-
Bé tập bò: Nguy hiểm từ chính ngôi nhà của bạnTheo thống kê, một năm cả nước xảy ra 130.000 đến 150.000 ca tai nạn thương tích ở trẻ em, trong đó có tới hơn 70% là những tai nạn có thể ngăn ngừa được. Nhiều bậc cha mẹ không ý thức hết được...
Sẽ không nhiều bà mẹ dành thời gian quan tâm sát sao việc trẻ bị bầm tím thường xuyên khi chơi đùa hay thỉnh hoảng khó thở, chán ăn... Mẹ nghĩ rằng đó chỉ là do không may, do trẻ nô đùa quá trớn hay bệnh vặt mà quên mất nguy cơ ung thư ở trẻ em đang \"rình rập\".
7 dấu hiệu nghiêm trọng cảnh báo nguy cơ ung thư ở trẻ em
-
lina
-
cắt tóc máu cho thỏ
-
Anh Anh Trương
-
Bé đi dạo buổi sáng
-
Cuối tuần của 2 anh em
-
Minh Thư 18 tháng tuổi
-
3 mẹ con tự sướng
-
cô bé màu hồng
-
Mùa xuân của mẹ
-
Được mẹ mua quà
-
Pony bé nhỏ ❤️❤️❤️
-
Bé Du Xuân Mậu Tuất
-
Ngắm cảnh
-
Xuân An Nhiên
-
Cô Ba vui tết
Được quan tâm nhất
-
Thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu...Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu khá quan trọng, vì nó có thể ảnh huởng...
-
Cách rặn đẻ: Đẻ thường khác đẻ không đauKhi nghĩ về chuyện sinh đẻ, hầu hết các mẹ bầu đều lo lắng về cảm giác đau...
-
Những điều cần tránh khi mang thai các...Chỉ một chút sơ sảy, lơ là, sự an toàn của bà bầu và thai nhi sẽ bị đe dọa,...
-
Đau đầu khi mang thai: Không chữa không...Đau đầu khi mang thai nếu không cải thiện, về lâu về dài có thể gây ra những...
-
Cách cho con bú: Là bản năng đó nhưng...Cách cho con bú không hẳn là một việc khó, nhưng với người lần đầu làm mẹ,...
Thành viên nổi bật trong tuần
-
Muốn con cái đại cát, phú quý mẹ đừng...Mẹ là cả thế giới của con. Và con cũng là cả bầu trời của mẹ. Mẹ nào cũng...
-
Em bé sơ sinh nặng nhất thế giới bao...Với cân nặng 18 kg, một em bé sơ sinh người Ấn Độ đã lật đổ kỷ lục thế giới...
-
Sau bao ngày ngóng trông, "hoàng tử bé"...Hành trình làm mẹ lần thứ ba của công nương Kate không hề dễ dàng. Nhưng sau...
-
Sự thật của hạnh phúc gia đình chỉ giản...Dù bạn là ai khi xem những bức tranh mô tả về cuộc sống gia đình của nghệ sĩ...
-
Ca sĩ Thủy Tiên: Không dám khoe con vì...Kể từ khi chào đời đến nay, Bánh Gạo luôn được Công Vinh và Thủy Tiên giấu...
Chỉ cố gắng làm sao tránh được nguyên nhân gây ra những điều trên cho con thôi, chứ lúc xảy ra sợ mình không bình tĩnh để giúp con.
Toàn những tình huống trong cuộc sống do đó mẹ phải bình tĩnh để xử lý tình huống được an toàn.
Nhìn hình con khóc mà thấy thương quá.
cần học hỏi những điều quan trọng nhất, đúng là mối lo của mẹ nằm ở đây rồi
Hic, chẳng may bé bị gì trong các vấn đề trên cũng sợ hết, trong những trường hợp này gia đình phải thật sự bình tĩnh mà xử lý.