Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Lam
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 30/09/2022

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Có thể mẹ đã bỏ qua những nguyên nhân này!

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Có thể mẹ đã bỏ qua những nguyên nhân này!
Phụ nữ thường phàn nàn về những thay đổi cơ thể sau khi sinh con. Trong đó một số mẹ bỉm thường gặp các vấn đề về kỳ kinh nguyệt sau sinh của mình.

Sau sinh, các mẹ bỉm sẽ tập trung vào việc chăm sóc con, cho con bú và dễ quên đi kỳ kinh nguyệt của mình. Với những người có sức khỏe tốt, kỳ kinh sẽ trở lại đều đặn sau sinh vài tuần. Tuy nhiên nhiều mẹ không thấy tới ngày kinh sau nhiều tuần hoặc kỳ kinh kéo dài. Đây là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh dễ gặp ở một số người mẹ.

Sau sinh khi nào có kinh lại?

Rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc sau sinh khi nào có kinh lại. Đối với hầu hết phụ nữ, kỳ kinh có thể trở lại vào bất kỳ lúc nào từ 6 – 12 tuần sau sinh.

Nếu bạn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, kinh nguyệt có thể sẽ bị chậm lại (sau vài tháng, thậm chí là từ 1-2 năm) cho đến khi bạn cho trẻ ăn dặm và các dạng sữa khác.

Nhưng nếu cho con bú bình hoặc cho con bú một phần, kinh nguyệt của bạn có thể trở lại ngay sau 3 tuần sau khi sinh con.

Để tạo ra sữa mẹ, cơ thể sản xuất lượng hormone Prolactin nhiều hơn. Mức độ Estrogen và Progesterone lúc này sẽ giảm xuống làm giảm khả năng rụng trứng và hành kinh. Do đó, bạn có thể sẽ không có kinh nguyệt trong giai đoạn đầu cho con bú.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Kinh nguyệt sau sinh có màu gì? Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt sớm

Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm có thể bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Vậy lý do rối loạn kinh nguyệt sau sinh hay kinh nguyệt không đều sau sinh do đâu?

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều sau sinh

kinh nguyệt không đều sau sinh do đâu
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh do đâu?

Giai đoạn sau sinh thường có rất nhiều thay đổi bên trong người phụ nữ. Như đã nói ở trên, cho con bú cũng là một phần khiến kinh nguyệt trở lại chậm hơn bình thường thậm chí gây vô kinh.

Tuy nhiên, cũng có thể có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác dẫn đến việc rối loạn kinh nguyệt sau sinh như:

Có rất nhiều lý do khiến rối loạn kinh nguyệt sau sinh xảy ra với mẹ bỉm. Điều này dẫn đến tình trạng rong kinh, cường kinh, thiểu kinh và vô kinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Cập nhật – Sau sinh có kinh rồi lại mất có bình thường không?

Khi nào mẹ rối loạn kinh nguyệt sau sinh cần gặp bác sĩ?

Khi nào rối loạn kinh nguyệt sau sinh cần gặp bác sĩ?
Khi nào rối loạn kinh nguyệt sau sinh cần gặp bác sĩ?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường thể hiện qua tình trạng rong kinh, cường kinh, thiểu kinh và vô kinh. Bạn có thể gặp các trường hợp dưới đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra dưới 21 ngày hoặc hơn 35 ngày
  • Không có kinh trong 3 tháng liên tiếp sau sinh
  • Kinh nguyệt ra rất nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Thời gian xảy ra kinh nguyệt kéo dài hơn 7 – 10 ngày
  • Dịch âm đạo có màu khác thường hoặc có mùi hôi
  • Kinh nguyệt kèm theo đau bụng dữ dội, chuột rút, sốt cao, buồn nôn hoặc nôn liên tục
  • Chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh, sau khi hết kinh vài ngày hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Khi gặp phải các dấu hiệu kinh nguyệt không đều sau sinh, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay, tránh để tình trạng kéo dài gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân thông qua thăm khám và các xét nghiệm cần thiết. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như thay đổi lối sống, dùng thuốc, phẫu thuật…

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Cách thụ thai nhanh và hiệu quả

Lưu ý khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh

lưu ý khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Khi nghi ngờ mình bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, việc ưu tiên vẫn là đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị. Bên cạnh đó, các mẹ bỉm cũng nên lưu ý thay đổi những điều sau để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này:

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh xảy ra phổ biến. Việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần sau sinh rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe sinh sản của chính mình. Mẹ cũng nhớ đặt lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe sau sinh thường xuyên nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Do Your Periods Change After Pregnancy?

https://health.clevelandclinic.org/do-your-periods-change-after-pregnancy/ 

Ngày truy cập: 13/08/2022

  1. Correlation between postpartum depression and premenstrual dysphoric disorder: Single center study

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4588839/ 

Ngày truy cập: 13/08/2022

  1. Classifications for Fertility Awareness–Based Methods

https://www.cdc.gov/reproductivehealth/contraception/mmwr/mec/appendixf.html 

Ngày truy cập: 13/08/2022

  1. Will my period change after pregnancy?

https://utswmed.org/medblog/period-changes-after-pregnancy/ 

Ngày truy cập: 13/08/2022

  1. Periods after pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/periods-after-pregnancy 

Ngày truy cập: 13/08/2022

  1. Associations between Psychiatric Disorders and Menstrual Cycle Characteristics

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2588420/ 

Ngày truy cập: 13/08/2022

  1. Menstrual disorders

https://www.mountsinai.org/health-library/report/menstrual-disorders

Ngày truy cập: 13/08/2022

  1. Abnormal Menstruation (Periods)

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14633-abnormal-menstruation-periods

Ngày truy cập: 13/08/2022

x