Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 08/11/2022

16 trò chơi kích thích trí thông minh vượt trội cho bé

16 trò chơi kích thích trí thông minh vượt trội cho bé
Ngày nay khi công nghệ ngày càng phát triển, trẻ nhỏ thường chỉ sử dụng đồ chơi công nghệ, điện thoại, iPad để giải trí tiêu khiển. Từ đó bé dần trở nên thụ động, ít giao tiếp với bạn bè, mọi thứ xung quanh.

Thay vì để bé dán mắt vào màn hình, cha mẹ có thể thử các trò chơi thông minh thực tiễn cho bé. Các trò chơi này sẽ giúp bé tránh xa màn hình; giúp trẻ phát triển tư duy trong khi vẫn giải trí và kích thích tâm trí.

1. Lợi ích khi cho bé chơi trò chơi thông minh

Những trò chơi thông minh sẽ giúp cho bé phát triển nhiều về mặt trí não, tư duy:

  • Trẻ sẽ vô cùng nhạy bén khi cần giải quyết vấn đề khó.
  • Bé được vui chơi với gia đình, bạn bè giúp giúp làm giàu đời sống tình cảm của bé.
  • Trò chơi về trí tuệ, trí thông minh sẽ giúp bé rèn luyện tư duy logic, suy luận, sáng tạo từ đó giúp tăng IQ.
  • Phát triển khả năng ngôn ngữ, thuyết trình, tư duy phản biện cũng là một trong những lợi ích của trò chơi kích thích trí thông minh cho bé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Top 10 đồ chơi cho bé trai 1 tuổi thông minh, sáng tạo

2. 14 trò chơi trí tuệ giúp cho bé kích thích trí thông minh

2.1 Trò chơi thích trí thông minh cho bé bằng việc lắp ráp

trò chơi thông minh cho bé
Trò chơi thích trí thông minh cho bé bằng việc lắp ráp

Trò chơi kích thích trí thông minh này thích hợp cho bé từ 2 – 4 tuổi. Các khối lắp ráp là trò chơi trí tuệ cơ bản nhất cho trẻ em. Kể từ khi bắt đầu xuất hiện đến nay; các món đồ chơi này vẫn duy trì được vị trí ổn định trong những món đồ chơi phổ biến trên thế giới.

Tác dụng: Trò chơi thích trí thông minh này sẽ giúp bé nhận diện hình dạng, màu sắc, tăng khả năng sáng tạo cho trẻ; nhận thức không gian và nhiều thứ khác nữa. Các khối lắp ráp là trò chơi trí não cơ bản nhất mà cha mẹ có thể cho bé chơi từ rất sớm.

Cách chơi:

  • Hãy chỉ cho bé biết các khối màu khác nhau và kích cỡ.
  • Sau đó, cha mẹ để bé khám phá các khối lắp ráp và để trí tưởng tượng của bé yêu thỏa sức khám phá.
  • Cha mẹ hãy tạo các mẫu đơn giản với các khối; hãy cho trẻ mới biết đi cố gắng bắt chước lắp ráp lại các mẫu.
  • Cha mẹ có thể bắt đầu với khối màu và hình dạng cơ bản cho trẻ nhỏ. Sau đó nâng cấp lên các khối Lego xây dựng hoặc vật phức tạp hơn cho trẻ lớn tuổi hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Dạy bé 2 tuổi học những gì để con thông minh, lanh lợi

2.2 Trò chơi thông minh cho bé – Tìm hình giống nhau

Trò chơi ghép hình là một trong những trò chơi thông minh cho bé. Trò chơi này thích hợp với bé từ 2-5 tuổi.

Tác dụng: Trò chơi ghép hình sẽ giúp trẻ rèn luyện được kỹ năng quan sát, ghi nhớ, kiểm tra và suy đoán. Cha mẹ hãy áp dụng trò chơi lắp ráp thông minh này cho bé.

Cách chơi:

  • Mẹ cắt nhỏ giấy thành các hình chữ nhật kích thước giống nhau.
  • Sau đó, mẹ lần lượt vẽ bông hoa, trái tim, con vật,… vào các 2 tờ giấy.
  • Tiếp theo, mẹ úp hình vẽ xuống đất và để bé tìm 2 tờ giấy nào có hình giống nhau.
  • Bé sẽ có nhiệm vụ lật ngược từng hình lại; và cố gắng tìm 2 tờ giấy có hình vẽ giống nhau.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ tăng chỉ số IQ nhờ ăn cá, 4 cách nấu cháo cá bống cho bé thông minh hơn

2.3 Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé bằng việc tìm đồ vật

Trò chơi phát triển trí thông minh này thích hợp cho bé từ 5 – 12 tuổi.

Tác dụng: Trò chơi tìm đồ vật có thể dễ dàng điều chỉnh và giúp giữ cho bé khả năng tập trung tìm kiếm hàng giờ liền. Những loại trò chơi này giúp trẻ làm theo hướng dẫn; tăng cường sự chú ý; phát triển ngôn ngữ; và tăng nhận thức về không gian.

Cách chơi:

  • Cha mẹ có thể giao nhiệm vụ cho bé tìm trong khu vực xung quanh nhà, trong vườn, khu vui chơi những thứ như một bông hoa, 3 tảng đá, nước; lá xanh, lá nâu, cây cỏ, hoa hồng; sách vở, thước kẻ…
  • Sau khi bé tìm đủ tất cả các món đồ; cha mẹ cũng đừng quên khen thưởng hoặc tặng quà để ghi nhận sự cố gắng của bé nhé.

2.4 Vẽ tranh – Trò chơi thông minh cho bé

Trò chơi phát triển trí thông minh này thích hợp cho bé từ 3 tuổi trở lên.

Tác dụng: Đây là một trò chơi quen thuộc giúp trẻ nhận biết được màu sắc, tăng khả năng sáng tạo, khả năng tư duy về hình ảnh và kỹ năng vẽ tranh.

Cách thực hiện:

  • Ban đầu, cha mẹ đưa những hình mẫu để bé tô màu vào đó.
  • Sau này khi bé lớn hơn, hãy giao một đề tài cụ thể cho bé vẽ.
  • Cha mẹ cũng có thể dắt bé đi dạo, đi du lịch để bé vẽ lại thiên nhiên.

2.5 Kích thích trí não cho bé bằng trò chơi giải câu đố

Trò chơi giải đố
Giải câu đố là trò chơi kích thích trí thông minh của bé một cách vượt trội

Trò chơi kích thích trí thông minh của bé này thích hợp cho bé từ 2 – 8 tuổi. Giải câu đố có thể là trò chơi rất vui cho cả gia đình trong những chuyến đi chơi picnic hoặc buổi sum họp vào tối cuối tuần.

Tác dụng: Giải câu đố là trò chơi giúp phát triển nhận thức về không gian, sự phối hợp, giải quyết vấn đề, kỹ năng nhận thức và vận động tốt. Đây chính là một trò chơi phát triển trí thông minh đơn giản cho bé; nên bất cứ khi nào cha mẹ cũng có thể chơi với con được.

Cách chơi:

  • Có nhiều kiểu câu đố khác nhau để cha mẹ lựa chọn cho con như tangrams (đồ chơi xếp hình cổ xưa có nguồn gốc từ Trung Quốc) và bảng câu đố cho trẻ nhỏ.
  • Đối với trẻ lớn hơn và người lớn thì cha mẹ có thể thử Scrabble, Sudoku, ô chữ, các câu đố logic và thậm chí các khối Rubik. Việc giải câu đố chắc chắn là phép kiểm tra não bộ thú vị và hiệu quả cho bất kỳ lứa tuổi nào.
  • Cha mẹ có thể tự làm các mảnh ghép theo ý mình bằng cách xếp các thanh gỗ đều liên tiếp, dán một tấm ảnh gia đình trên các thanh này.
  • Sau đó mẹ cắt các thanh gỗ ra, xáo trộn chúng lên rồi bảo trẻ xếp chúng lại thành hình đúng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi rèn luyện trí thông minh

2.6 Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé bằng việc đoán đồ vật

Đoán đồ vật là một trò chơi kích thích trí thông minh cho bé mà cha mẹ có thể chơi với bé từ 3-10 tuổi.

Tác dụng: Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé bằng việc đoán đồ vật sẽ giúp trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình một cách tối đa. Trò này còn giúp trẻ nhớ được các đồ vật trong nhà, học thêm từ vựng.

Cách chơi:

  • Cha mẹ hãy miêu tả công dụng, hình dáng cũng như màu sắc các đồ vật.
  • Sau đó cha mẹ hãy bảo trẻ đoán xem đó là đồ vật gì.
  • Nếu trẻ chưa đoán ra, cha mẹ hãy thêm một vài gợi ý để giúp con dễ đoán được hơn.

2.7 Trò chơi vượt chướng ngại vật

Trò chơi kích thích trí não, trí thông minh mang tính vận động này thích hợp cho trẻ từ 4 đến 8 tuổi.

Tác dụng: Giúp trẻ nâng cao động lực, nhận thức thị giác; lập kế hoạch, phối hợp, giải quyết vấn đề; tư duy phản biện và kỹ năng ngôn ngữ.

Cách chơi:

  • Cha mẹ tạo chướng ngại vật tại phòng khách, sân trong nhà.
  • Có rất nhiều cách tạo lập chướng ngại vật. Có thể là một số vật dụng ngay trong nhà: gối, ghế, bàn, gối ôm, sofa, hộp lưu trữ, dây, giấy…
  • Nhiệm vụ của bé là phải làm mọi cách để vượt qua các chướng ngại vật và đến được đích. Bé có thể bước lên, trườn bò, lăn qua, nhảy lên, ném đi… các chướng ngại.
  • Có thể điều chỉnh chướng ngại vật cho trẻ lớn hơn bằng cách thêm vào đó những câu đố và trò chơi xếp hình. Nếu trẻ trả lời đúng mới được đi qua.

2.8 Trò chơi xếp hình khối

Xếp hình khối là trò chơi kích thích trí thông minh này thích hợp cho bé từ 2 – 4 tuổi. Tuy đơn giản nhưng các đồ chơi này chính là mấu chốt cho sự phát triển học tập rất sớm cho trẻ mới biết đi.

Tác dụng: Dù rất đơn giản, nhưng trò chơi này lại tác động như chất kích thích não hiệu quả cho trẻ mới chập chững. Động tác xếp và xây giúp tập luyện sự tinh tế, nhận biết không gian và trực quan, cân bằng, sắp xếp trình tự, kỹ năng học toán từ rất sớm và khả năng phối hợp.

Cách chơi:

  • Bắt đầu bằng một số đồ chơi xếp hình cơ bản và nâng cấp lên bằng cách điều chỉnh các họa tiết, bản in hoặc kích cỡ. Đây là 2 loại đồ chơi khá tương ứng và bổ trợ cho nhau.
  • Điều quan trọng là giữ cuộc trò chuyện liên tục trong khi bé chơi để tiếp thêm động lực cho trẻ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Phương pháp giáo dục Steiner trong giáo dục trẻ mầm non

2.9 Trò chơi cho bé gỡ băng dính phát triển trí thông minh

Gỡ băng dính là trò chơi thông minh thích hợp cho bé từ 2 đến 4 tuổi. Sự tập trung là chìa khóa cho hầu hết các trò chơi nhằm phát triển hoạt động xây dựng bộ não quan trọng. Tuy nhiên, trẻ em rất dễ phân tâm.

Tác dụng: Đây là một trò chơi thông minh vui nhộn giúp cho bé động não và tăng cường sự tập trung.

Cách chơi:

  • Cha mẹ cần có một số mặt nạ băng và một bề mặt phẳng. Trò chơi trí não này giúp tăng cường tập trung của trẻ mới biết đi. Trẻ chập chững sẽ thích cảm giác bóc, gỡ, kéo; và hoạt động này thỏa mãn tất cả những hành động đó.
  • Trên bề mặt phẳng, bàn hoặc máy tính xách tay; dán dải băng keo. Đảm bảo rằng các băng chồng lên nhau. Hướng dẫn trẻ mới biết đi của bạn cách tháo băng một lần bằng cách dùng móng tay.
  • Cho phép trẻ mới biết đi khám phá và tháo băng. Cha mẹ có thể thêm băng màu khác nhau bằng băng cách điện hoặc băng thủ công để thêm nhiều yếu tố hơn cho hoạt động này.

2.10 Diễn kịch với đồ chơi: Trò chơi kích thích trí não thú vị

Diễn kịch cùng với bé
Diễn kịch với đồ chơi: Trò chơi kích thích trí thông minh thú vị cho bé

Trò chơi kích thích trí thông minh này thích hợp cho bé từ 2 đến 6 tuổi.

Tác dụng: Trò chơi đóng vai giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ, xã hội và cảm xúc của trẻ. Nuôi dưỡng trí tưởng tượng và nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Trò chơi đóng vai giúp gợi ý các câu hỏi mở và kích thích quá trình tư duy.

Cách chơi:

  • Don dẹp lại nhà cửa để tạo ra một khu vực chơi, dùng những hộp các tông, lều bạt… để tạo ra máy giặt, nhà ở, pháo đài, nhà bếp; hoặc bất cứ thứ gì mà trẻ thích.
  • Đừng quên, tất cả đều là trò chơi giả vờ. Vì vậy hãy khích lệ trẻ làm mọi thứ có thể: xây dựng căn cứ bí mật; lãnh đạo một trận chiến ngoài hành tinh; làm bác sĩ thú y chăm sóc gấu bông bị ốm…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

2.11 Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 6-12 tuổi bằng việc thay phiên kể chuyện

Trò chơi kích thích trí thông minh này thích hợp cho bé từ 6 đến 12 tuổi. Đây là một trong những trò chơi thú vị nhất mà cha mẹ có thể tổ chức cho một nhóm các bé hoặc chơi cùng các thành viên trong gia đình.

Tác dụng: Có rất nhiều lợi ích từ trò chơi này; bao gồm gia tăng sự tự tin, điều chỉnh khả năng suy nghĩ, cải thiện việc học tập; và quan sát, ra quyết định và tính sáng tạo. Đây là trò chơi vui nhộn cho cả gia đình ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.

Cách chơi:

  • Mỗi người sẽ cùng nhau kể lại một câu chuyện nhưng chỉ được phép sử dụng mỗi lần một câu. Ví dụ:

    • “Ngày xửa ngày xưa, có một vị hoàng hậu sinh ra được một người con gái.”

      “Nàng công chúa ấy da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen nhánh như gỗ mun, vì thế bà đặt tên con gái là Bạch Tuyết.”

      “Nhưng ngay sau khi đứa trẻ sinh ra thì hoàng hậu qua đời…”

  • Hãy lựa chọn một câu chuyện mới lạ, hấp dẫn và hài hước để mang đến cảm giác hấp dẫn khiến trẻ hào hứng tham gia.
  • Có thể chọn một câu chuyện mà bé đã biết hoặc sáng tạo một câu chuyện hoàn toàn mới lạ.

2.12 Trò chơi sáng tạo một câu chuyện

Trò chơi kích thích trí thông minh này thích hợp cho bé từ 2 đến 6 tuổi. Kể lại một câu chuyện có thể giúp thúc đẩy sự phát triển trí não khác hơn so với những gì trẻ đạt được khi nghe câu chuyện hoặc đọc sách ảnh.

Tác dụng:

  • Trò chơi đòi hỏi bé chú ý và tập trung trong một khoảng thời gian dài. Điều này cũng giúp ích cho trí nhớ của trẻ; vì con sẽ phải theo dõi các nhân vật của câu chuyện, chuỗi sự kiện và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
  • Bên cạnh kích thích trí thông minh; trò chơi kể chuyện cũng giúp cho bé phát triển ngôn ngữ, từ vựng và sự tự tin.
  • Trẻ em ở độ tuổi lên 6 có thể được phát triển sự tự tin và cách suy nghĩ độc lập. Việc cố gắng diễn đạt lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của riêng mình là một cách tuyệt vời để thể hiện cảm xúc và tình cảm của trẻ một cách tích cực.

Cách chơi:

  • Chọn một trang tạp chí có nhiều yếu tố, trẻ sẽ phải sáng tạo để kể ra thành một câu chuyện bằng chính các yếu tố có trên trang viết đó.
  • Một ý tưởng vui nhộn khác là thử viết các gợi ý cho vào đầy trong một cái lọ với thật nhiều những mẩu giấy viết các chủ đề như “con quái vật xanh trong lâu đài”; “phi hành gia bị mất tên lửa”; “con bọ rùa có đốm xanh”. Càng sáng tạo hơn với những gợi ý, sẽ càng có các câu chuyện vui hơn.

2.13 Trò chơi ngữ âm

Trò chơi kích thích trí thông minh này thích hợp cho bé từ 2 đến 6 tuổi. Trò chơi này tuy đơn giản nhưng hết sức vui vẻ. Một trò chơi vận động đơn giản mà bạn có thể chơi bất cứ đâu cho đến khi thấy chán thì thôi.

Tác dụng: Hoạt động này giúp con và cha mẹ suy nghĩ nhanh, phát triển khả năng giao tiếp, cải thiện kỹ năng ra quyết định, giúp trẻ tự tin hơn.

Cách chơi

  • Người chơi luân phiên chọn các chữ cái liên tiếp của bảng chữ cái và điền vào những chỗ còn trống sau đây: “Con sẽ chọn … để … với con.”

    • Ví dụ: “Con sẽ chọn anh hai [chữ A] để ăn bánh [chữ A] với con. Con sẽ chọn bà nội [chữ B] để bò ra ngoài vườn [chữ B] với con. Con sẽ chọn con mèo [chữ C] để chơi nhảy dây [chữ C] với con…
  • Các câu đọc lên càng ngớ ngẩn, trò chơi lại càng vui nhộn! Cha mẹ có thể cho bé thay đổi cấu trúc câu một cách sáng tạo hơn nhưng luôn tuân theo nguyên tắc điền các cặp từ có chữ cái bắt đầu theo thứ tự bảng chữ cái nhé.
  • 2.14 Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé với đất nặn

    Trò chơi nặn đất nặn kích thích trí thông minh thích hợp cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi.

    Tác dụng: Đây sẽ là trò chơi thông minh giúp co bé rèn luyện kỹ năng nhào nặn, sáng tạo và kết hợp màu sắc. Bé còn được rèn luyện trí tưởng tượng để sáng tạo ra những con vật, hình thù để nhào nặn.

    Cách chơi:

    • Mẹ tìm mua đất nặn cho bé.
    • Mẹ nặn mẫu và dạy bé cách nặn các vật đơn giản.
    • Nếu bé đã lớn hơn và thuần thục hơn thì mẹ có thể ra đề tài cho bé tự nặn.

    2.15 Trò chơi nhặt đậu

    Trò chơi nhặt đậu giúp phát triển trí thông minh cho bé
    Trò chơi nhặt đậu giúp cho bé phát triển trí thông minh, nhạy bén, kiên nhẫn

    Trò chơi nhặt đậu lấy ý tưởng từ câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Trò chơi kích thích trí thông minh phù hợp cho bé từ 3 – 6 tuổi.

    Tác dụng: Việc nhặt đậu bên cạnh giúp bé rèn luyện được tính kiên trì, nhẫn nại; mà còn giúp bé học được cách phân biệt màu sắc nhạy bén hơn. Việc lựa đậu cũng giúp bé rèn luyện được sự nhanh nhạy của đôi tay.

    Cách chơi:

    • Mẹ chọn từ 2-3 loại đậu có màu sắc khác nhau. Nên nhớ lựa các hạt to để bé dễ nhận biết cũng như đảm bảo an toàn cho bé.
    • Yêu cầu bé lựa đậu theo các màu sắc rồi để vào từng lọ riêng biệt.
    • Nếu làm tốt sẽ được mẹ thưởng cho món chè đậu hoặc một phần thưởng nào đó bất kỳ.

    2.16 Trò chơi toán học – trò chơi kích thích trí não cho trẻ

    Trò chơi kích thích trí thông minh bằng việc học toán thích hợp cho bé từ 5 đến 12 tuổi. Đây là một trò chơi toán đơn giản nhưng giúp trẻ cải thiện kỹ năng tính toán. Trò chơi thẻ bài cũng rất tốt để nâng cao kỹ năng toán học.

    Tác dụng: Trò chơi trí não cùng toán học giúp trẻ nhận dạng số, cách đếm, so sánh số lớn hơn, nhỏ hơn và các vấn đề cơ bản khác của toán học. Một trò chơi toán đơn giản luôn là chọn lựa rất tốt để giúp trẻ em cải thiện kỹ năng tính toán.

    Cách chơi:

    Dưới đây là hai trò chơi thông minh toán học đơn giản giúp ích cho hoạt động trí não cho trẻ.

    Cuộc chiến xúc xắc:

    • Cha mẹ sẽ cần xúc xắc và một số vật có thể đếm được như sỏi, hạt nút, hạt đậu…
    • Bé chơi các trò chơi bằng cách thả xúc xắc và đếm số nút trên xúc xắc.
    • Người chơi có số nút cao hơn sẽ được lấy một viên sỏi hoặc hạt nút từ người chơi khác.
    • Người giành được nhiều hơn các vật đếm là người chiến thắng.

    Tìm kiếm thẻ bài

    • Cha mẹ sẽ cần một hộp đựng thẻ trong đó có các thẻ với hình ảnh đã bị che đi.
    • Xếp tất cả các thẻ trên một cái khay với mặt số ở bên trên. Một người chơi sẽ nói rằng “Tôi tìm bằng mắt thêm hai thẻ để làm cho … ” và người chơi khác phải tìm thấy hai thẻ này.
    • Một khi các thẻ đã được tìm thấy, phải loại bỏ thẻ ra khỏi bộ thẻ. Tiếp tục cho đến khi tất cả các thẻ đã được lấy ra hết.

    Trên đây là 16 trò chơi rèn luyện trí não và kích thích trí thông minh cho bé thú vị. Cha mẹ hãy dành chút thời gian để chơi với bé nhà mình các trò chơi kích thích trí thông minh cho bé; và những trò sáng tạo này nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. The influence of smart games in teaching English appropriately
    https://www.researchgate.net/publication/316659621_The_influence_of_smart_games_in_teaching_English_appropriately_for_the_Arabs
    Ngày truy cập: 28/10/2022

    2. How to Become Smarter: 21 Things You Can Do Daily
    https://www.lifehack.org/articles/work/you-these-20-things-every-day-youll-become-smarter.html
    Ngày truy cập: 28/10/2022

    3. How To Improve Your Child’s IQ
    https://seriouslyaddictivemaths.com.sg/how-to-improve-your-childs-iq/
    Ngày truy cập: 28/10/2022

    4. How to discipline your child the smart and healthy way
    https://www.unicef.org/parenting/child-care/how-discipline-your-child-smart-and-healthy-way
    Ngày truy cập: 28/10/2022

    5. Turns out smarter kids are made, not born
    https://news.harvard.edu/gazette/story/2022/01/turns-out-smarter-kids-are-made-not-born/
    Ngày truy cập: 28/10/2022

    x