Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/08/2020

Trẻ lớn rồi còn khóc nhè, bạn sẽ hết "xoắn" khi đọc bài này!

Trẻ lớn rồi còn khóc nhè, bạn sẽ hết "xoắn" khi đọc bài này!
Trẻ lớn rồi còn khóc nhè là vấn đề khiến các bậc phụ huynh khá đau đầu. Nếu biết nguyên nhân cụ thể, bạn sẽ thấu hiểu con hơn và có biện pháp ứng xử hợp lý. Qua đó, trẻ có thể cải thiện tình trạng này mà không bị tổn thương. 3 nguyên nhân trẻ lớn […]

Trẻ lớn rồi còn khóc nhè là vấn đề khiến các bậc phụ huynh khá đau đầu. Nếu biết nguyên nhân cụ thể, bạn sẽ thấu hiểu con hơn và có biện pháp ứng xử hợp lý. Qua đó, trẻ có thể cải thiện tình trạng này mà không bị tổn thương.

Trẻ lớn rồi còn khóc nhè

Các chuyên gia tâm lý cho biết: Những trẻ ngay từ khi còn rất nhỏ nếu được người lớn nuông chiều và bảo bọc quá mức sẽ dễ hình thành tâm lý xem mình là trung tâm, chỉ muốn mọi người thỏa mãn yêu cầu của mình mà không chấp nhận được việc trái ý. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lớn rồi còn khóc nhè để đạt mục đích.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ thường hay khóc nhè chính là khi trẻ cảm thấy mình bị “lơ” đi, không được người xung quanh chú ý đến. Điều này làm trẻ thấy hụt hẫng và mất cảm giác an toàn như trước đây. Cho dù đã biết nói nhưng khả năng biểu đạt cảm xúc chưa thuần thục nên trẻ phải dùng hành động khóc để thể hiện tâm trạng và mong muốn của mình.

3. Trẻ muốn tự quyết định, tự làm nhưng năng lực lại không đủ

Thông thường, trẻ từ 2 tuổi trở lên rất thích được tự mình làm mọi thứ. Tuy nhiên, khi trẻ không được bố mẹ cho quyền lựa chọn hoặc vì muốn làm gì đó mà bản thân không đủ năng lực thì trẻ sẽ khóc quấy vì cảm thấy bất lực và tủi thân.

Trẻ lớn rồi còn khóc nhè

2. Đưa trẻ rời khỏi nơi bé khóc để ổn định cảm xúc

Nếu ở những nơi công cộng như quán ăn, khu mua sắm mà trẻ có hành động bướng bỉnh, khóc quấy thì trước tiên phụ huynh nên giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng dẫn trẻ rời khỏi nơi đó, tìm một góc yên tĩnh để vỗ về cảm xúc tiêu cực của trẻ, sau đó bạn có thể nhẫn nại tìm hiểu nguyên nhân và giải thích cho trẻ hiểu. Đây cũng là cách di chuyển sự chú ý của trẻ để bạn thuận lợi dỗ dành hơn.

3. Dạy trẻ cách điều chỉnh âm thanh ở những điểm đến khác nhau

Thông thường, trẻ dưới 4 tuổi vẫn chưa biết phân biệt các trường hợp và không biết điều chỉnh âm lượng. Do đó, ngay cả khi ở nhà, người lớn có thể thường xuyên cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo để hướng dẫn và giải thích cho con nơi nào thì được vui chơi, nơi nào cần giữ im lặng. Những điều này tuy chỉ mới là kiến thức về mặt câu chữ nhưng cũng tạo tiền đề để trẻ tăng hiểu biết khi gặp ở thực tế đời sống.

Trẻ lớn rồi còn khóc nhè đều có nguyên nhân của nó, trong đó có cả tâm lý muốn được thừa nhận năng lực của mình. Chúng ta thường dựa vào cái quyền mình là “người lớn” mà luôn có những lời nói hay hành động ngăn cấm trẻ nhỏ. Thói quen này rất dễ phản tác dụng và thậm chí làm tổn thương trẻ. Thay vì nói: “Con không được làm thế này” chi bằng bạn nói: “Con nên làm thế kia” sẽ hiệu quả hơn.

Lê Phương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x