Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/07/2021

Sự khác biệt trong phương pháp dạy con giữa Á đông và phương Tây

Sự khác biệt trong phương pháp dạy con giữa Á đông và phương Tây
Phương pháp dạy con giữa cha mẹ Á đông và phương Tây có rất nhiều khác biệt. Cùng MarryLiving xem xét ưu-nhược điểm của từng phương pháp để chọn cho mình cách nuôi dạy con phù hợp, bạn nhé!

Tùy theo tính cách mỗi người và nếp nhà của mỗi gia đình mà có phương pháp dạy con khác biệt. Dù muốn dù không, mỗi chúng ta đều bị ảnh hưởng cách dạy con từ bố mẹ mình, và ảnh hưởng môi trường xung quanh. Sống trong gia đình Á đông và được nuôi dưỡng trong một gia đình theo truyền thống và giá trị châu Á, chúng ta thường dùng cách nhìn Á đông để tiếp cận quá trình dạy con hiện đại.

[remove_img id=20344]

Các bậc cha mẹ người Á châu hẳn đều biết quyển sách “Khúc chiến ca của mẹ hổ” do bà mẹ Amy Chua chấp bút. Cách dạy này ít nhiều rất phổ biến trong các cha mẹ người Á đông. Nguyên nhân là do châu Á là châu lục có số dân đông nhất thế giới, áp lực cạnh tranh vì thế cũng nhiều hơn so với các châu lục khác. Phương pháp dạy con của người Á châu vì thế tập trung tăng tính cạnh tranh cho con mình.

Một vài điểm khác biệt trong cách nuôi dạy con của cha mẹ Á đông và phương Tây bạn có thể nhận thấy dễ dàng.

Trừng phạt

“Thương cho roi cho vọt”, nguyên tắc dạy con đó không chỉ tồn tại ở dân tộc Việt Nam. Cây roi mây dường như chứng tỏ được uy quyền của mình trong việc dạy trẻ em ở châu Á, kể cả trong trường học và ở nhà. Đánh roi để con sợ và làm theo lời dạy dỗ của người lớn. Roi mây được dùng khi trẻ quấy phá, phạm lỗi và cả khi con dám nghĩ khác với bố mẹ. Hầu như ít đứa trẻ Việt Nam nào chưa từng bị ăn roi mây. Đòn đau thường gây tổn thương trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Cách kỷ luật con ở phương Tây khác hẳn! Không có đòn roi, trẻ thường bị phạt xoay mặt vào vách và tự vấn lỗi lầm của mình (theo phương pháp Time outs). Trẻ sẽ bị cách ly tạm thời khỏi những trò chơi vui vẻ, khỏi bạn bè và phải một mình đối mặt với lỗi lầm, tự nhận ra mình đã làm gì sai. Người phương Tây tin rằng trẻ con sẽ không cảm thấy đau đớn bằng cách trừng phạt này. Với họ, đau đớn gây tổn thương sâu sắc tâm lý trẻ trong quá trình lớn lên. Thậm chí trong nhiều nền văn hóa Tây Âu, đánh con còn phạm luật và có thể là cho bố mẹ vào tù, bị cách ly với con.

Phương pháp dạy con: Kỷ luật

Dạy con học

Cha mẹ người châu Á rất nghiêm khắc trong việc học tập của con. Với họ, học tập chăm chỉ với thành tích cao là cách duy nhất mang lại tương lai tươi sáng cho con cái mình. Trẻ phải nổi bật và cạnh tranh với anh chị em ruột, anh chị em học, bạn bè cùng lớp, bạn trong xóm… Cha mẹ người Á châu rất thường so sánh con mình với con người khác.

Chính vì vậy, từ khi còn rất bé, trẻ em Á châu đã được cha mẹ cho đi học toán, học thêm, học ngoại ngữ, học các môn năng khiếu như âm nhạc, hội họa… Mức độ học tập càng lớn càng gia tăng. Cha mẹ nghĩ có như vậy mới trang bị cho con kỹ năng cạnh tranh khi trưởng thành.

Trong khi đó, cha mẹ phương Tây lại tỏ ra khoan dung hơn với việc học tập của con trẻ. Với họ, áp lực từ trường lớp ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con mình. Họ tin vào một nền giáo dục toàn diện hơn, nơi trẻ em được đưa ra các tình huống để khám phá và phát triển cá tính của con.

Cha mẹ phương Tây thường xem trọng sự tự phát triển hơn là thành công trong học tập. Họ khuyến khích con tự suy nghĩ, xem trọng các phát biểu của con. Thay vì vùi mặt vào các lớp học thêm, họ cho con đi du lịch, trải nghiệm cuộc sống tự nhiên bên ngoài và cho trẻ tự phát hiện nhiều vấn đề.

Phương pháp dạy con: Học tập

Cuộc sống trong gia đình

Trong các gia đình Á đông đặc thù, trẻ con luôn được chia công việc nhà và có trách nhiệm phụ giúp cha mẹ. Trẻ thường tự ủi đồ đi học, lau quét nhà cửa, nấu ăn khi 12 tuổi. Hoặc trẻ sẽ phụ trách việc giặt giũ trong gia đình, tự dọn dẹp phòng riêng, chăm sóc bản thân mình.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy làm việc nhà giúp trẻ có trách nhiệm và giúp con trẻ biết cách giữ gìn nền tảng gia đình. Nghiên cứu cho thấy rằng công việc nhà giúp trẻ học kỹ năng tổ chức công việc, biết thông cảm và quan tâm đến người khác. Ngoài ra, nó làm giảm sự nhàm chán và không vâng lời.

[remove_img id=17784]

Trong các gia đình phương Tây, công việc nhà trẻ thường được giao là rửa chén và đổ rác.Giao quá nhiều công việc nhà cho con bị đánh giá tương đương với lạm dụng sức lao động của trẻ con.

Trung tâm nghiên cứu Dân số thuộc bang Maryland cho thấy: Trẻ từ 6-12 tuổi bỏ ra trung bình 24 phút mỗi ngày để làm việc nhà. Điều này chỉ xảy ra sau khi cha mẹ của họ cầu xin, cầu xin, đe doạ, và nó thường được thực hiện dưới sự ép buộc. Một hiện tượng mà các nhà nhân chủng học gọi là “đình công” và nó có khuynh hướng xảy ra trong các gia đình phương Tây.

Phương pháp dạy con: việc nhà

Nói tóm lại, cách nuôi dạy con của cha mẹ Á & Âu luôn tồn tại ưu-khuyết điểm, không thể đánh giá cách nào là tốt và ưu việt hơn cách nào.

Phương pháp dạy con luôn là quá trình song song. Cha mẹ dạy dỗ con nhưng ngược lại cũng học được rất nhiều từ chính con mình để biết cách dạy của mình sai hay đúng. Theo các nhà giáo dục, yêu thương con không phải là luôn làm cho chúng hạnh phúc và thỏa mãn. Yêu thương con đúng cách là nuôi dạy chúng phát triển đúng cách, khỏe mạnh và trở thành người có tính nhân bản.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x