Chứng hay quên không chỉ gặp ở người già, người phải chịu nhiều áp lực từ cuộc sống mà cũng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Hệ quả là các bé phải đối mặt với nhiều khó khăn trong học tập hơn.
Trẻ em là đối tượng học hỏi rất nhanh. Vì thế, việc mắc bệnh hay quên sẽ là trở ngại lớn ảnh hưởng xấu đến tư duy cùng kết quả học tập của con. Để ngăn tình trạng trên không xảy ra, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu rõ hơn về căn nguyên và các biện pháp khắc phục phù hợp.
Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng hay quên
Có một vài lý do thích hợp để giải thích vì sao trẻ có thể quên mọi thứ thường xuyên, chẳng hạn như:
1. Chậm phát triển trí nhớ
Não bộ con người khá thú vị, khi chúng ta tìm hiểu một điều gì đó mới, lập tức những thông tin đó sẽ được lưu giữ tại “ngân hàng” bộ nhớ và xâu chuỗi với những thứ liên quan đã biết về vấn đề này trước đó.
Lấy ví dụ, trường hợp bạn đang tìm hiểu để biết một chú chó con sẽ cần lượng thức ăn hằng ngày là bao nhiêu để sống. Trong khi tìm hiểu, bạn có thể lưu trữ kiến thức này cùng với những thông tin khác về chú cún và thức ăn.
Trẻ nhỏ có ít kiến thức trong “ngân hàng” bộ nhớ của mình nên việc bổ sung các thông tin mới sẽ khó khăn hơn, từ đó dẫn đến sự lãng quên mau.
2. Thiếu tập trung

Trẻ nhỏ rất hay xao nhãng nên thiếu tập trung. Khi trẻ lớn dần, vấn đề này sẽ cải thiện, khả năng tập trung sẽ cao hơn. Vì vậy, nếu nhận ra con bạn mắc chứng hay quên thì căn nguyên có thể nằm ở chuyện trẻ bị thiếu tập trung ngay từ đầu.
Bí quyết khắc phục là trong suốt quá trình trò chuyện với con, hãy đảm bảo rằng bé luôn giao tiếp với bạn bằng mắt. Tương tự, bạn cũng yêu cầu con nhìn thẳng vào mắt mình khi trả lời. Ngoài ra, cần tạo những đoạn nghỉ thường xuyên và hỏi lại trẻ những gì bạn nói để kiểm tra xem trẻ tiếp thu đến đâu.
3. Trẻ không nắm được cách thức để ghi nhớ
Khi lớn lên, thường các bé sẽ học được những thủ thuật hoặc mẹo nhất định để ghi nhớ. Ví dụ như chúng có thể nhận thấy cách sử dụng vần điệu hoặc mã màu sắc là cách tốt nhất để có thể dùng trong chiến lược tiếp thu bài vở của mình. Vấn đề là khi còn nhỏ, trẻ có thể chưa học được cách phải ghi nhớ thế nào cho hợp lý nên dễ dàng quên sạch mọi thứ.
4. Xuất hiện những tổn thương não bộ
Trẻ bị tổn thương vùng đầu thường dễ mắc chứng hay quên hơn những đứa trẻ khác. Những chấn thương này có thể là hậu quả của tai nạn xe cộ nào, những cú ngã nghiêm trọng khi tham gia một số môn thể thao hay khi chơi đùa. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện đột ngột quên một điều gì, hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra ngay.
Một số lời khuyên để cải thiện chứng hay quên ở trẻ
Có nhiều phương pháp hữu ích để chữa chứng hay quên cho trẻ. Nếu nhận thấy con mình mau quên mọi thứ hoặc có dấu hiệu của ADHD (bệnh tăng động giảm chú ý), bạn có thể áp dụng một số mẹo Marry Baby đã gợi ý dưới đây:
1. Đưa trẻ đến một nơi yên tĩnh

Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!