Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/12/2023

9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin hơn

9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin hơn
Để một em bé nhút nhát trở nên tự tin hơn trước đám đông, trước bạn bè và người xa lạ chắc chắn không thể một sớm, một chiều mà cần sự hỗ trợ của cha mẹ trong từng bước đệm nhỏ.

Bé nhút nhát thường thiếu tự tin, sợ sệt khi bước vào môi trường mới, khả năng thích nghi kém nên rất dễ trở nên chậm chạp, kém năng động và khó thành công hơn so với các bạn. Bài viết dưới đây, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân bé nhút nhát và 9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin hơn.

Dấu hiệu bé nhút nhát

Một bé nhút nhát thường có những biểu hiện không thoải mái khi tiếp xúc với người lạ hoặc khi đi đến một môi trường mới ngoài gia đình. Trẻ thường hay lo lắng, đứng nép vào góc khuất hoặc sau lưng người lớn. Bé sẽ cố gắng thu mình lại theo kiểu hy vọng không ai nhìn thấy mình, ngại giao tiếp bằng lời nói nên không thích chào hỏi hoặc tránh trả lời, tránh nhìn vào người đối diện.

Theo chuyên gia từ trung tâm phát triển tài năng trẻ em iSmartKids “việc trẻ nhút nhát trong những năm đầu đời là bình thường, là phản xạ tự nhiên trong quá trình trẻ khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên nếu cha mẹ không sớm khắc phục tính nhút nhát của trẻ, việc này sẽ gây ra cản trở trong quá trình giao tiếp, trở ngại trong học tập và khiến quá trình hình thành phát triển nhân cách của trẻ có nhứng khiếm khuyết”. Vì vậy, việc các bậc cha mẹ quan tâm giúp đỡ để trẻ khắc phục nhược điểm nhút nhát, dũng cảm thể hiện bản thân là điều vô cùng quan trọng.

>> Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ cho bé: Khả năng giao tiếp trong năm đầu đời

Nguyên nhân vì sao bé nhút nhát?

Thông thường, một đứa trẻ không bỗng dưng trở nên nhút nhát. Ba mẹ cần quan tâm và tìm hiểu nguyên nhân vì sao con mình sợ sệt những thứ rất đỗi bình thường như bác đưa thư, sấm sét hay con gấu bông dễ thương. Đó có thể là lời hù doạ từ người giúp việc mỗi lúc bé không chịu ăn thì sẽ bị “kêu ông đưa thư tới bắt đi”; “sấm sét sẽ giật chết những đứa trẻ hư” hay đơn giản chỉ là “con gấu bông này đến đêm sẽ bóp cổ những ai không vâng lời”.

Với nhận thức còn rất sơ khai cộng với trí tưởng tượng phong phú, nhiều cô, cậu bé nhút nhát còn bị tự kỷ ám thị và trở nên e dè, đề phòng mọi thứ xung quanh từ những lời dọa dẫm này.

>> Xem thêm: Các tuần khủng hoảng của trẻ (wonder weeks): Dấu hiệu và cách vượt qua

Bé nhút nhát
Thường xuyên bị người lớn dọa nạt cũng khiến bé trở nên nhút nhát

Khi bé nhút nhát sẽ bỏ lỡ điều gì?

Trẻ nhút nhát là đối tượng bị các trẻ khác bắt nạt. Khi trẻ cố tự thu mình lại, không quan tâm hay trò chuyện đối với những người khác sẽ làm cho mối quan hệ của trẻ với những bạn bè xung quanh trở nên kém đi, việc kết bạn để cùng chơi sẽ rất khó khăn. Nếu nỗi sợ này tăng lên sẽ khiến cho trẻ có xu hướng tự nhốt mình trong bốn bức tường và bỏ lỡ những cơ hội thuận lợi trong cuộc đời.

Bé nhút nhát thường thiếu tự tin, chưa làm đã lo không làm được việc, chưa cố gắng đã từ bỏ, do đó đánh mất nhiều cơ hội trong quá trình trưởng thành. Các bé nhút nhát cũng hay mắc chứng nghi ngại bản thân, nhạy cảm với những lời nhận xét xung quanh, trong quá trình trẻ lớn nên, sức chịu đựng tâm lý rất kém, dễ suy sụp.

9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin hơn

1. Tạo những cuộc thảo luận có chủ đề của gia đình

Khuyến khích trẻ lên tiếng trong các cuộc thảo luận gia đình về một vấn đề nào đó. Cho dù là về chương trình truyền hình sẽ xem tối hôm đó hoặc địa điểm đi chơi vào cuối tuần. Bạn có thể đặt những câu hỏi gợi ý để kích thích bé trả lời như:

  • Tối nay con muốn đi đâu chơi? Công viên hay nhà sách?
  • Có một số phim hoạt hình trình chiếu tối nay như Tom & Jerry, vịt Donald, con thích xem phim nào?
  • Ba mẹ chưa biết chọn quần áo nào để đi dự tiệc tối nay, con cho ba mẹ góp ý nhé…

2. Em bé nhút nhát cần học cách ra quyết định

Trẻ học cách làm chủ những quyết định liên quan đến bản thận trong cuộc sống hàng ngày của bé. Ví dụ, yêu cầu trẻ cho bạn biết bé muốn mặc bộ đồ nào đến trường hoặc hoặc món ăn sáng nào cho ngày mai. Chính kinh nghiệm nói về những vấn đề như vậy làm tăng sự tự tin của bé.

Để trẻ tự làm những công việc nhỏ vừa với sức của trẻ. Khi trẻ tiến bộ hãy động viên kịp thời để trẻ có thêm động lực.

>> Xem thêm: Tâm lý trẻ 2 tuổi và điều mẹ cần biết để nuôi dạy con tốt nhất

3. Biển diễn “nhỏ” trước khán giả là ba mẹ

Yêu cầu con bạn hát một bài hát cho bạn và ba của bạn hoặc với anh chị em, hoặc thậm chí đến một buổi họp mặt gia đình lớn hơn. Mặc dù ban đầu trẻ có thể cảm thấy bối rối, nhưng bé sẽ thử với sự hỗ trợ của mẹ.

bé nhút nhát
9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin hơn là khuyến khích bé tham gia văn nghệ

4. Tạo cơ hội để trẻ kết bạn, mở rộng mối quan hệ

Một trong 9 cách giúp con trở nên tự tin nhanh nhất là giúp con mở rộng mối quan hệ. Cha mẹ có thể tham khảo các cách dưới đây:

Hướng dẫn trẻ mở lời khi kết bạn: Sự tự tin khi nói chuyện thường giảm xuống vì một đứa trẻ không chắc chắn nên nói gì khi gặp một người bạn. Vì vậy, hãy đưa ra đề xuất bằng cách nói cụ thể cho trẻ để mở đầu cuộc trò chuyện. Ví dụ: “Xin chào. Tên tôi là An, tên bạn là gì? ”. Việc tăng cường cho trẻ tiếp xúc, chơi đùa với các bạn cùng trang lứa để trẻ xóa bỏ cảm giác xa lạ với thế giới bên ngoài. Từ đó trẻ sẽ tự tin hơn vào bản thân mình.

Cho con tham gia các nhóm sinh hoạt: Cha mẹ cũng có thể cho con tham gia các lớp hướng đạo sinh, các câu lạc bộ nhảy, múa, hội họa phù hợp với khả năng của trẻ để con vừa học được những kỹ năng mới vừa thể hiện bản thân mình với mọi người.

Dẫn con đi chơi: Cha mẹ nên tận dụng những ngày nghỉ, thời gian rảnh rỗi để cho trẻ đi chơi công viên, sở thú, đi thăm người quen, họ hàng để trẻ giảm bớt cảm giác xa lạ với môi trường xung quanh, tăng cường hứng thú giao lưu của trẻ và giúp trẻ hoạt bát, cởi mở hơn.

5. Tham gia lớp diễn kịch

Trong 9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin hơn thì cách này có lẽ hiệu quả nhất. Các lớp học kịch dạy trẻ em cải thiện những cách thể hiện bản thân trước một lượng lớn khán giả, khi con quen với những áp lực sân khấu sẽ tự tin hơn khi đứng trước đám đông và chia sẻ những suy nghĩ của mình.

Ngoài cho bé tham gia các lớp học kịch, bạn cũng có thể đóng vai diễn giả vờ với bé. Bởi vì trẻ có thể diễn ra các trạng thái cảm xúc khác nhau trong một bầu không khí vui chơi không áp lực. Trẻ có thể giả vờ là giáo viên của bạn, hoặc bạn, hoặc một nhân vật truyền hình.

bé nhút nhát
Cho bé tham gia các vở kịch ở trường lớp, hoặc diễn với bộ mẹ ở nhà

6. Thực hiện nguyên tắc ba không: Không so sánh, không tỏ thất vọng, không la mắng

Nhiều bậc cha mẹ thường hay dùng chiêu “khích tướng” khi so sánh trẻ với các bé trai khác để làm con trai mình tức lên với hi vọng bé sẽ cố gắng chiến thắng các bạn nam cùng lứa. Cách này chỉ có tác dụng với những bé hiếu động mà sẽ phản tác dụng đối với những trẻ tự ti (hoặc nặng hơn là tự kỷ). Ngoài ra, khi trẻ chưa làm được như bạn mong muốn, đừng tỏ ra thất vọng trước mặt trẻ như “Sao con trai gì mà chẳng mạnh mẽ chút nào”.

Sâu thẳm trong tâm hồn của mình, bé nào cũng muốn làm vui lòng ba mẹ. Khi tỏ ra thất vọng như vậy, bạn đã vô tình gây tổn thương và làm cho trẻ càng sợ hãi hơn khi cảm thấy bế tắc về việc tự tin hơn. Mỗi lúc như vậy, ba mẹ cũng không nên la mắng trẻ, đặc biệt là quở trách trước mặt nhiều người.

Bố mẹ cũng không nên đặt hi vọng quá cao vào trẻ, đừng nên để bé không bao giờ đạt được mục tiêu đề ra vì điều này sẽ khiến bé dễ nản và nghĩ rằng mình kém cỏi.

Ngược lại, bạn hãy cố gắng khích lệ và động viên con nhiều hơn. Hầu hết các cơ hội nói chuyện xảy ra một cách tự nhiên, khi bé ở cùng với bạn bè và gia đình của mình mỗi ngày. Khi bạn nhận thấy trẻ tự tin nói chuyện với ai đó, hãy nói với trẻ bạn hài lòng và vui khi bé trò chuyện theo cách trưởng thành như vậy.

Bé nhút nhát
Ba mẹ không nên thường xuyên quát mắng, chê bai bé và so sánh bé với trẻ khác

7. Coi trọng ưu điểm của trẻ

Nhiều bậc cha mẹ không cho con làm bất cứ việc gì ở nhà chỉ vì con làm không đạt yêu cầu của cha mẹ, chính điều đó làm cho trẻ không tự tin vào mình. Cha mẹ phải để trẻ cảm nhận mình là người có ích, đánh giá khách quan những ưu điểm của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội đóng góp cho gia đình.

Động viên con dù con làm sai để con có niềm tin vào bản thân mình hơn. Hãy nhớ rằng bạn tặng con sự tự tin chính là bạn tặng cho trẻ những cơ hội để trẻ thành trong cuộc sống.

Bé nhút nhát
Khen ngợi và khuyến khích khi bé làm tốt là 1 trong 9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin hơn

8. Đừng gắn mác nhút nhát cho con

Việc “gắn mác” cho bé hiếm khi mang lại lợi ích cho dù đó có là một danh hiệu tốt đi nữa, chẳng hạn như “thông minh” hoặc “tài năng”. Đứa trẻ nào cũng phải mất thời gian để cảm thấy thoải mái trong môi trường mới. Do đó, đừng bao giờ vội vàng gắn mác “nhút nhát” cho bé nhé.

Nếu bạn đã lỡ gắn mác nhút nhát cho con của mình, sao không thử thay đổi hình ảnh bản thân bé bằng cách cho bé nghe thông tin tích cực hơn? Bạn có thể cho bé thấy bé đã trở nên thân thiện như thế nào hoặc nói về những nỗ lực mà bé đã cố gắng để hòa nhập. Một điều quan trọng không kém là nên lưu ý họ hàng, bạn bè, và giáo viên có thể không đưa ra những nhận xét chính xác về bé.

Thước đo tốt nhất cho khả năng hòa đồng của bé là nhìn vào những người bạn của bé. Bé có người bạn nào không? Bé có nói chuyện với bạn không? Nếu bé luôn tỏ ra cô độc, nên nói chuyện với giáo viên về vấn đề đó. Có thể bạn không thấy những thời điểm bé vui đùa cùng các bạn nhưng giáo viên thì có. Tuy nhiên, nếu giáo viên cũng đồng ý rằng con bạn đang gặp vấn đề về khả năng giao tiếp xã hội so với những bé cùng độ tuổi, cần trao đổi với bác sĩ nhi khoa để có được sự đánh giá chuẩn xác về sự phát triển của bé.

>> Xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

9. Cho bé xem phim nhật ký chú bé nhút nhát

Bộ film có nội dung về một cậu bé nhút nhát và bé đã vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân để có được thành công. Mẹ có thể cho bé xem phim cậu bé nhút nhát này để giúp con có thêm động lực thay đổi bản thân nhé.

Trên đây là 9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin hơn. Dạy bé nhút nhát trong giao tiếp cần có thời gian và sự kiên nhẫn. Không phải “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” mà tính cách được hình thành từ chính môi trường giáo dục của gia đình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. 12 Tips for Raising Confident Kids
https://childmind.org/article/12-tips-raising-confident-kids/
Ngày truy cập: 12/12/2023

2. Self-esteem in children: 1-8 years
https://raisingchildren.net.au/toddlers/behaviour/understanding-behaviour/about-self-esteem
Ngày truy cập: 12/12/2023

3. Practical ways to raise confident kids
https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/practical-ways-to-raise-confident-kids
Ngày truy cập: 12/12/2023

4. How To Build Confidence In Kids: 15 Tips And 6 Activities
https://www.momjunction.com/articles/how-to-build-confidence-in-kids-activities_00813958/
Ngày truy cập: 12/12/2023

5. Confidence in pre-teens and teenagers
https://raisingchildren.net.au/pre-teens/development/social-emotional-development/confidence-in-teens
Ngày truy cập: 12/12/2023

x