Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Nguyễn
Cập nhật 28/04/2023

Cách dạy con trai 5-6 tuổi bướng bỉnh không quát mắng hay đòn roi

Cách dạy con trai 5-6 tuổi bướng bỉnh không quát mắng hay đòn roi
Ai làm bố mẹ cũng đều trải qua khoảng thời gian vật lộn với những cơn giận dữ và thái độ ương ngạnh của con, đặc biệt là những gia đình có bé trai.

Đối mặt với con trai bướng bỉnh có thể khiến bố mẹ nóng giận; và “thương cho roi cho vọt” dường như là một hướng xử lý với những đứa con trai ngỗ nghịch. Tuy nhiên đây không phải là cách dạy con trai bướng bỉnh hiệu quả.

Nếu cha mẹ chưa biết cách dạy con trai bướng bỉnh như thế nào; cùng MarryBaby tìm hiểu những cách dạy con nghe lời khoa học mà không cần đến đòn roi nhé!

1. Tại sao con trai bướng bỉnh, lì lợm?

Tại sao con trai bướng bỉnh, lì lợm?
Hiểu vì sao con trai bướng bỉnh sẽ giúp cha mẹ xác định cách dạy con trai bướng bỉnh phù hợp

Không phải ngẫu nhiên mà đứa trẻ của bố mẹ trở nên cứng đầu, ngang ngạnh. Vì thế việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ lựa chọn cách dạy con trai bướng bỉnh tốt nhất.

Một số lý do thường khiến trẻ dễ trở nên bướng bỉnh đó là:

  • Được nuông chiều quá mức: Tình trạng này khiến con cảm thấy muốn gì được nấy. Nếu người lớn không đáp ứng yêu cầu; trẻ khó lòng chấp nhận và ngay lập tức phản kháng; trở nên bướng bỉnh, thậm chí còn “ăn vạ” để đạt được mục đích.
  • Mâu thuẫn trong cách dạy con: Trẻ rất tinh tường và nhạy bén. Chúng có thể nhận ra mâu thuẫn của người lớn (bố với mẹ, ông bà với cha mẹ) trong cách nuôi dạy con. Mâu thuẫn này lúc đầu khiến trẻ hoang mang; nhưng khi quen với điều đó, trẻ sẽ lợi dụng để đòi hỏi những gì có lợi cho bản thân. Từ đó, chúng có xu hướng vòi vĩnh và bướng bỉnh hơn.
  • Cha mẹ gia trưởng, gây áp lực cho con: Nhiều người kỳ vọng quá mức vào con nên có những yêu cầu vượt quá khả năng của trẻ. Điều này làm cho trẻ cảm thấy bị áp lực, trở nên lầm lì, khó chịu, thậm chí thành người con ngang ngạnh, bất mãn. Một số cha mẹ còn sử dụng đòn roi như một cách dạy con. Lâu dần, trẻ cũng bị ảnh hưởng xu hướng bạo lực mà trở nên ngang ngược, bướng bỉnh, thậm chí phản kháng lại khi cảm thấy không phục.
  • Cha mẹ không làm gương: Trẻ nhỏ thường bắt chước hành động, lời nói của người lớn vì chưa phân biệt được đúng-sai. Cho nên với những hành vi, cách cư xử chưa đúng giữa người lớn với nhau cũng sẽ khiến trẻ bắt chước mà tạo nên những tính xấu.
  • Trẻ bị tác động từ môi trường xung quanh: Môi trường sống, học tập là yếu tố quyết định nhiều đến tính cách của trẻ. Nếu sống trong một môi trường mà nhiều người có thói xấu (bạn bè, hàng xóm láng giềng…) chửi thề, nói tục…, trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm những thói xấu ấy.

Tùy vào lý do mà cha mẹ chọn cách dạy con trai bướng bỉnh sau đây nhé.

2. Cách dạy con trai bướng bỉnh không quát tháo, không đòn roi

2.1 Có những kỳ vọng hợp lý

cách dạy con nghe lời
Kỳ vọng của bố mẹ có thể khiến con trở nên căng thẳng và chống đối. Do đó, bố mẹ cần xem xét những kỳ vọng của mình có phù hợp với tính cách, khả năng và sở thích của con hay không.

Làm cha mẹ ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Và nếu có cậu quý tử giỏi giang, ngoan ngoãn và biết điều; chắc chắn các bậc phụ huynh không khỏi tự hào, vui sướng. Tuy nhiên, sự kỳ vọng của cha mẹ đôi khi lại phản tác dụng vì gây ra nhiều căng thẳng cho con trẻ.

Khi những nhu cầu cơ bản, quan trọng đối với cá nhân con không được đáp ứng; hoặc bị bỏ mặc thường xuyên; con dễ phát sinh những hành vi chống đối, trở nên bướng bỉnh hơn.

Để có cách dạy con trai bướng bỉnh hiệu quả; bố mẹ cần có những kỳ vọng hợp lý. Hãy giúp con trở thành phiên bản tốt nhất của chính con; không phải là phiên bản tốt nhất theo mong muốn của bố mẹ.

Cách giúp bố mẹ quản lý kỳ vọng của bản thân để có cách dạy con trai bướng bỉnh nghe lời:

  • Đặt ra những mục tiêu lành mạnh, phù hợp với năng lực, sở thích và cá tính của con.
  • Đừng quá chú ý đến những sai lầm của con, hãy xem đó như là cách để con học hỏi.
  • Buông bỏ “chủ nghĩa hoàn hảo”; và không so sánh con với “con nhà người ta”.
  • Đặt niềm tin nơi con; và cho con nhận tình yêu thương vô điều kiện.

>> Cha mẹ xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Tầm quan trọng và cách dạy con

2.2 Cách dạy con trai bướng bỉnh: Không áp đặt con

Sau khi đã dành một quãng thời gian lắng nghe trẻ tâm sự; cha mẹ hãy bình tĩnh trò chuyện ân cần với trẻ.

Tuyệt đối không được ép buộc con; đây không phải là cách dạy con trai bướng bỉnh. Một đứa trẻ bướng bỉnh thường có xu hướng nổi loạn và làm ngược lại yêu cầu của người lớn. Thay vì ra lệnh, cha mẹ có thể hạ giọng và trao đổi với trẻ như một người bạn: “Con có thể…”, “Mẹ nghĩ con nên..”, “Mẹ hy vọng là….”

Nếu con làm sai điều gì đó, cha mẹ đừng cáu gắt mà hãy từ từ giải thích cho con hiểu.

2.3 Nhất quán và rõ ràng

Để nhất quán trong cách dạy con trai bướng bỉnh; cha mẹ nên đưa ra bộ quy tắc (có thể thảo luận với con để xây dựng bộ quy tắc ấy); và áp dụng trong việc nuôi dạy trẻ; như quy tắc chỉ được xem tivi 30 phút mỗi ngày.

Trẻ cần tuân thủ nghiêm túc bộ quy tắc này. Việc thay đổi, lúc thế này lúc thế kia sẽ cho trẻ biết chúng có thể không cần nhất nhất tuân theo những quy tắc đó. Thậm chí, chúng có thể sẽ làm ngược lại quy định.

>> Cha mẹ xem thêm: Bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục là do đâu? Có đáng lo?

2.4 Tạo không khí vui vẻ trong nhà

tạo không khí vui vẻ trong nhà
Trẻ sẽ quan sát cách bố mẹ cư xử với nhau để học hỏi. Do đó, nếu bố mẹ yêu thương và cân bằng, con trẻ cũng sẽ có xu hướng tương tự.

Đây là một điều cần lưu tâm khi bố mẹ tìm cách dạy con trai bướng bỉnh. Trẻ em học thông qua quan sát và trải nghiệm. Nếu chúng thấy bố mẹ cãi nhau suốt ngày; chúng sẽ học cách bắt chước điều đó. Sự bất hòa trong hôn nhân giữa cha mẹ có thể dẫn đến môi trường căng thẳng trong nhà; làm ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của con cái.

Theo một nghiên cứu, sự bất hòa trong hôn nhân có thể dẫn đến việc trẻ tránh né các tương tác xã hội, và thậm chí có hành vi gây hấn.

2.5 Cách dạy con trai bướng bỉnh: Phát triển thói quen sinh hoạt cụ thể

Tuân thủ các thói quen hàng ngày cũng như hàng tuần có thể giúp cải thiện hành vi cũng như thành tích của con ở trường. Giờ đi ngủ cần phải được xác định và đảm bảo có nhiều thời gian nghỉ ngơi cho con.

Thiếu ngủ và mệt mỏi có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 12. Do đó, nếu lịch sinh hoạt của con chưa có cố định; hoặc thiếu thời gian để con nghỉ ngơi, cách dạy con trai bướng bỉnh đó là cha mẹ sắp xếp và rèn con trai của mình vào một nề nếp sinh hoạt cụ thể nhé!

2.6 Làm bạn với con là cách dạy con trai bướng bỉnh

Những đứa trẻ bướng bỉnh hoặc có ý chí mạnh mẽ rất nhạy cảm với cách bố mẹ đối xử với chúng. Vì vậy, cách dạy con trai bướng bỉnh đó là chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và từ vựng cha mẹ đang sử dụng với con. Khi con cảm thấy khó chịu với cha mẹ; con sẽ bảo vệ bản thân theo cách tốt nhất mà con biết: nổi loạn, ăn nói ngang ngược và hung hăng.

Cách dạy con trai bướng bỉnh - làm bạn với con

  • Thay vì bảo con phải làm gì, hãy hợp tác với con.
  • Sử dụng những câu như “chúng ta hãy làm điều này…”; “chúng ta thử làm điều đó thì sao…” thay vì “Bố/Mẹ muốn con phải làm…”.
  • Sử dụng các hoạt động vui nhộn để khiến con làm điều gì đó. Ví dụ, nếu bố mẹ muốn đứa trẻ bướng bỉnh của mình cất đồ chơi; hãy tự mình bắt đầu làm việc đó và yêu cầu chúng trở thành “người trợ giúp đặc biệt”.
  • Bố mẹ cũng có thể thách trẻ cất đồ chơi nhanh hơn bố mẹ. Đây là một thủ thuật tương đối hiệu quả.

2.7 Tránh nói lời từ chối với con quá nhiều lần

Khi trẻ bướng bỉnh, cáu gắt; những đòi hỏi của con dường như vô lý khiến bố mẹ không thể chấp nhận được. Nhưng nói lời từ chối với con quá nhiều lần có thể khiến con cảm thấy nhu cầu của mình không được tôn trọng. Vì lẽ đó, đây không phải là cách dạy con trai bướng bỉnh hiệu quả. Nhưng nương theo con có thể cũng không phải là một cách tốt nhất. Trong tình huống này, cách dạy con nghe lời đó là:

  • Nếu những đòi hỏi của con không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, sự an toàn; bố mẹ hãy cho phép con được thử. Ví dụ con chấm món ăn vặt của mình vào nước lọc. Tuy đây không phải “cách ngon miệng” để thưởng thức; nhưng cũng không quá gây hại gì đến con. Do đó, bố mẹ có thể tạo cơ hội để con có thêm trải nghiệm.
  • Đặt thêm nhiều câu hỏi để thực sự hiểu rõ hơn nhu cầu ẩn sau đòi hỏi của con là gì. Con có thể nặng nặc đòi ngồi lên đùi khi bố mẹ đang làm việc; mong muốn của con lúc này có thể chỉ đơn giản là có thêm thời gian chất lượng và chơi với bố mẹ, chứ không phải đòi nghịch máy tính.
  • Nói lời từ chối, nhưng kiên nhẫn để giải thích cho con hiểu. Một lưu ý quan trọng đó là bố mẹ cần sử dụng ngôn ngữ mà con có thể hiểu được. Ví dụ con muốn ở bên bố mẹ vào những ngày bố mẹ đi làm. Thay vì bảo “bố mẹ phải kiếm tiền lo cho cuộc sống.”; một cách nói tốt hơn với con là: “bố mẹ đi kiếm kẹo sô cô la về cho con ăn nè.”

>> Cha mẹ xem thêm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

2.8 Tôn trọng con là cách dạy con trai bướng bỉnh hiệu quả

tôn trọng con
Để biết cách dạy con trai bướng bỉnh không nghe lời, bố mẹ phải dành cho con sự tôn trọng.

Con bướng bỉnh không nghe lời sẽ có xu thế phản kháng nếu như bố mẹ cứ một mực ép chúng cho bằng được mà không thèm nghe biện minh, giải thích. Dưới đây là một số cách dạy con trai bướng bỉnh mà bố mẹ có thể áp dụng để thể hiện sự tôn trọng với con; làm cho mối quan hệ của hai bên trở nên tốt đẹp hơn:

  • Chú ý tới cảm xúc, ý tưởng của con.
  • Giữa bố mẹ và trẻ cần có sự hợp tác 2 chiều; đừng cố lấy quyền uy của người lớn để ép con.
  • Chia sẻ cảm nghĩ và những điều bố mẹ muốn với con để trẻ thấu hiểu; và ngược lại cho con quyền được chia sẻ, lắng nghe.

2.9 Học cách giữ bình tĩnh

Quản lý cảm xúc là một nguyên tắc quan trọng trong cách dạy con trai bướng bỉnh. Khi trẻ “đang lên cơn”, hay khi con bướng bỉnh không nghe lời; bố mẹ cần giữ bình tĩnh và cho trẻ một vài phút để ổn định lại tâm trí. Việc này rất tốt để rèn luyện cho những trẻ thường xuyên nóng tính, cáu gắt.

Đừng khiến cho cuộc nói chuyện giữa bố mẹ và con trở thành trận chiến. Việc bạn quát mắng chỉ khiến trẻ xấu tính hơn mà thôi. Hãy đối xử với trẻ như một người lớn và nói chuyện với chúng bằng thái độ ôn hòa, tôn trọng cho trẻ hiểu chúng đang sai ở đâu, và đưa ra lời khuyên trẻ cần làm gì…

Cách dạy con trai bướng bỉnh là tuyệt đối không nên nổi nóng, đánh mắng bởi như thế sẽ chỉ càng khiến trẻ trở nên bướng bỉnh hơn.

>> Cha mẹ xem thêm: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

2.10 Động viên và khen ngợi hành vi tích cực của con

Một trong những cách dạy con nghe lời đó là khuyến khích những điều tích cực ở con. Ai cũng muốn được khen và trẻ cũng thế. Hãy động viên, khen ngợi hoặc tặng thưởng nếu con cố gắng thực hiện hay làm tốt một điều gì đó. Cho dù đó là những điều nhỏ nhặt.

Bằng những việc làm này, bố mẹ sẽ khuyến khích những hành động, việc làm tốt, tích cực của trẻ. Chúng sẽ hiểu được rằng thay vì cứ ngang ngạnh thì hiểu chuyện sẽ được nhiều hơn là mất.

Bố mẹ nên cho vào bộ quy tắc của gia đình những phần thưởng như thêm giờ xem hoạt hình; thưởng đi chơi công viên, đi nhà sách, mua đồ chơi lego…

2.11 Lắng nghe con là cách dạy con trai bướng bỉnh tốt nhất

Trẻ em cũng có nhu cầu được lắng nghe, quan tâm và thấu hiểu. Những cậu con bướng bỉnh không nghe lời thường có nhiều ý kiến và các lý lẽ để biện hộ cho hành vi của mình. Chúng sẽ cảm thấy rất khó chịu và bất mãn khi không được cha mẹ lắng nghe.

Cho nên, cách dạy con trai bướng bỉnh là hãy dành thời gian lắng nghe con để hiểu tâm lý, suy nghĩ và điều gì làm cho trẻ trở nên khó chịu. Cha mẹ cũng nên đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu những suy nghĩ, mong muốn của con để cân nhắc có thể đáp ứng hay không.

>> Cha mẹ xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

2.12 Trò chuyện với con mỗi ngày

Trò chuyện với con mỗi ngày là cách dạy con trai bướng bỉnh dễ áp dụng. Hãy nắm bắt cảm xúc, tâm lý của bé để có thể dễ dàng chia sẻ những quan điểm cá nhân của bố mẹ.

Ví dụ, nếu thấy bé đang tỏ ra khó chịu, bố mẹ có thể hỏi “Điều gì khiến con của mẹ cảm thấy khó chịu đến như vậy:, “Điều đó có đáng để con tỏ ra khó chịu đến như vậy không”. Việc bố mẹ thường xuyên trò chuyện với con sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và lắng nghe.

2.13 Cách dạy con trai bướng bỉnh: Thỏa hiệp khi cần thiết

thỏa hiệp khi cần thiết
Cách dạy con trai bướng bỉnh, không nghe lời là bố mẹ không quá cứng nhắc với quy tắc, hãy cùng con thảo luận các nguyên tắc mới cần được áp dụng.

Đôi khi, cách dạy con nghe lời đồng nghĩa với việc bố mẹ cần phải thương lượng với con cái. Con thường hành động khi không đạt được điều con muốn. Nếu bố mẹ muốn con lắng nghe mình; bố mẹ cần biết điều gì đang khiến con không làm như vậy.

  • Bố mẹ hãy hỏi con một vài câu như: “Điều gì đang phiền lòng con?”; “Có gì không ổn hả con?” hoặc “Con có đang muốn gì không?”. Những câu hỏi này tạo điều kiện để con nói lên mong muốn, nhu cầu của mình. Hơn nữa, con cũng biết rằng bố mẹ tôn trọng mong muốn của con và sẵn sàng xem xét chúng.
  • Thỏa hiệp không nhất thiết có nghĩa là bố mẹ luôn nhượng bộ trước những yêu cầu của con; đúng hơn là bố mẹ thể hiện sự chu đáo và thiết thực đối với con của mình.

Ví dụ, con có thể không sẵn sàng đi ngủ vào một giờ đã định. Thay vì khăng khăng, hãy thử và thương lượng giờ đi ngủ phù hợp với cả con và bố mẹ.

2.14 Làm gương cho con

Một trong những cách dạy con nghe lời đó là khi bố mẹ đã thống nhất với con trai về những quy tắc ứng xử cụ thể; bố mẹ cũng cần tuân thủ và thực hành một cách nhất quán để làm gương cho con. Đây là cách dạy con trai bướng bỉnh hiệu quả. Thêm nữa, bất kỳ kiểu hành xử nào bố mẹ muốn con mình học được; bố mẹ cũng phải là người làm điều đó trước hết.

Ví dụ khi con cáu gắt, la hét với bố mẹ; nếu như giữ bình tĩnh và phản hồi nhẹ nhàng là điều bố mẹ muốn cậu nhỏ của mình học được; bố mẹ cần tránh xen ngang, to tiếng với con. Đừng để những tình huống con bướng bỉnh trở thành một cuộc tranh giành quyền lực giữa bố mẹ và con cái. Sau cùng, tuy những hành động hung hăng của con sẽ khiến bố mẹ tức giận; nhưng bố mẹ cũng cần tránh phản ứng quá khích. Hãy nhớ rằng, bố mẹ và con không phải là kẻ thù của nhau.

Chìa khóa trong những khoảnh khắc nóng nảy đó là đối xử với con như một con người; mà đã là con người thì sẽ có những lúc vụng về, thiếu sót và chưa hoàn thiện. Bố mẹ đừng quên rằng con yêu vẫn đang trong quá trình phát triển nhân cách của mình. Nhiệm vụ của bố mẹ đó là tạo ra môi trường đủ an toàn để con học được những kỹ năng đối xử tốt với chính bản thân và người xung quanh chúng.

2.15 Cách dạy con trai bướng bỉnh: cho con sự lựa chọn

cho con sự lựa chọn
Khi trẻ không nghe lời, cách dạy con trai bướng bỉnh là cho con sự lựa chọn

Những đứa con bướng bỉnh không nghe lời thích được tự mình lựa chọn. Do đó, cách dạy con trai bướng bỉnh đó là trao cơ hội để con tự quyết định cuộc sống của mình; lẽ dĩ nhiên là bố mẹ phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của con).

  • Bố mẹ hãy cho phép con đưa ra những lựa chọn không quá quan trọng. Ví dụ như con diện quần áo như thế nào; sử dụng cốc uống nước màu gì; hoặc chơi xích đu nào ở công viên.
  • Bố mẹ có thể đưa ra những lựa chọn dẫn đến các quyết định đúng đắn của con. Ví dụ, khi trời trở lạnh, bố mẹ có thể hỏi con thích mặc áo len màu xanh hay áo len màu đỏ. Dù con trai của bố mẹ có quyết định như thế nào; con vẫn sẽ mặc chiếc áo giúp giữ ấm cơ thể.

>> Cha mẹ đã biết 10 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non phát triển kỹ năng

2.16 Cách dạy con trai bướng bỉnh: Kỷ luật nhưng không trừng phạt

Một trong những cách dạy con trai bướng bỉnh mà bố mẹ cần ghi nhớ đó là có những hình thức kỷ luật hợp lý. Bố mẹ lưu ý rằng kỷ luật chứ không trừng phạt. Kỷ luật là hình thức cho trẻ hiểu chúng sai ở đâu; cần làm gì để sửa chữa lỗi sai.

Và tuyệt đối, bố mẹ không sử dụng roi vọt như một hình thức kỷ luật trẻ. Nếu con không làm bài tập về nhà, bố mẹ có thể kỷ luật bằng cách cắt giờ xem tivi, yêu cầu con làm gấp đôi lượng bài tập hoặc giảm thời gian đi chơi…

Trên đây là những cách dạy con trai bướng bỉnh. Nếu nhà bố mẹ có một cậu con bướng bỉnh không nghe lời như thế này, hãy áp dụng nhé. Mọi đứa trẻ sinh ra đều như một tờ giấy trắng; vì thế cha mẹ hãy học cách dạy con nghe lời để chúng trở thành những đứa bé hiểu chuyện nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. The Disobedient Child
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/gradeschool/Pages/The-Disobedient-Child.aspx
Ngày truy cập: 23/09/2022

2. How to Cope with a Stubborn Toddler
https://www.rileychildrens.org/connections/how-to-cope-with-a-stubborn-toddler
Ngày truy cập: 23/09/2022

3. Disciplining Your Child
https://kidshealth.org/en/parents/discipline.html
Ngày truy cập: 23/09/2022

4. Positive Discipline: A Guide for Parents
https://www.childrensmn.org/images/family_resource_pdf/027121.pdf
Ngày truy cập: 23/09/2022

5. Patience and Grace: Parenting a Stubborn Child
https://www.chicagochristiancounseling.org/files/NL14_07strongwilled.pdf
Ngày truy cập: 23/09/2022

x