Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Quỳnh Nhi
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/04/2016

Phương pháp vận động giúp trẻ phát triển toàn diện

Phương pháp vận động giúp trẻ phát triển toàn diện
Không chỉ có chế độ dinh dưỡng mà những hoạt động thể chất cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển toàn diện của bé. Có thể mẹ cho rằng, việc luyện tập thể dục là điều không thực sự cần thiết với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế nó đem lại nhiều hiệu quả thiết thực mà chính bạn cũng không thể ngờ đến đấy!

Có thể chia làm 2 loại vận động: Vận động tinh để phát triển trí não và vận động thô để phát triển thể chất.

Phát triển nhóm vận động tinh

Đối với trẻ nhỏ, nên cho tương tác trực tiếp với người thật (có thể nhìn mặt, nghe giọng nói và quan sát các cử chỉ), cũng như với đồ vật có thể sờ, lúc lắc, cho vào miệng gặm … hơn việc chơi trò chơi điện tử trên máy vi tính hoặc xem tivi, vì sẽ giúp trẻ tăng kỹ năng nhận thức nhiều hơn. Não bộ và đôi tay có liên quan mật thiết với nhau, do đó, các bài tập vận động để phát triển trí não đầu tiên chính là rèn luyện đôi tay cho trẻ.

Ngay khi trẻ còn chưa biết lật, các bà mẹ hãy đặt xung quanh nơi ngủ của bé những đồ chơi xinh xắn. Những vật này kích thích sự chú ý của trẻ và khiến trẻ có động lực tìm cách chạm vào chúng. Điều này rất hữu ích, dần dần trẻ có thể cầm được những vật đó và lắc chúng.

Bài tập vận động cho trẻ
Một vài trò chơi tuy rất đơn giản, nhưng nếu được duy trì đều đặn hằng ngày sẽ giúp bé phát triển kỹ năng vận động của mình một cách nhanh chóng

Khi trẻ chưa biết bò, mẹ có thể bố trí nhiều đồ chơi quanh trẻ để tự con có thể với lấy. Tập cho bé cầm đồ vật, cầm thức ăn, bất cứ thứ gì trẻ thích với nhiều hình dáng, chất liệu, kết cấu,… khác nhau.

Khi bé lớn hơn, các trò chơi ngoài công viên với quả bóng, đồ chơi xúc cát, thậm chí là màu nước, bột khô, đất sét,… đều rất tốt. Việc chơi với những vật này sẽ giúp trẻ học được cách sử dụng đôi tay khéo léo và linh hoạt.

Ngoài ra cha mẹ có thể khuyến khích trẻ chơi các trò chơi xếp hình, sử dụng đồ chơi bằng gỗ, nhựa, cao su an toàn, hướng dẫn trẻ đặt các khối vào đúng vị trí hoặc xây lâu đài, xếp toa tàu, các trò chơi tháo ráp…. Trẻ nhỏ thường rất hứng thú những trò này, bên cạnh đó, còn có tác dụng rèn luyện tính tập trung cao.

Phát triển nhóm vận động thô

Các bà mẹ hãy kiên trì giữ lịch tắm nắng cho trẻ vì vitamin D tự nhiên từ mặt trời sẽ có tác dụng trực tiếp vào cơ, xương. Hãy tắm nắng cho trẻ mỗi ngày ít nhất cho đến khi trẻ được 1 tuổi.

Khi trẻ còn nằm nôi, mẹ thường xuyên xoa nắn tay chân như một liệu trình massage giúp tuần hoàn máu.

Trẻ từ khi biết bò sẽ luôn luôn vận động và di chuyển. Bố mẹ không nên ép buộc trẻ ngồi yên vì thực ra phương pháp này hoàn toàn không có lợi. Bởi càng vận động, di chuyển nhiều bé càng khỏe mạnh, cứng cáp sớm. Việc mẹ cần làm là trông nom sao cho bé có thể chơi đùa một cách an toàn.

Một số bài tập vận động có thể áp dụng

– Luyện cổ: Luyện cứng cổ sớm là cần thiết vì nó giữ an toàn cho trẻ và giúp bé lật, bò sớm để tăng khả năng vận động. Cho bé nằm sấp, đầu nghiêng về bên trái, vỗ nhé vào phần lưng của bé, như vậy sẽ giúp bé mau ngẩng cổ. Chỉ tập 2-3 lần 1 ngày, có thể kết hợp trong lúc thay bỉm.

Dùng đồ vật đưa qua đưa lại cho bé nhìn theo. Khi cổ bé đã cứng thì có thể luyện cho bé ngồi và đứng bằng cách cho ngồi, đứng trên đùi mẹ.

– Luyện ngón tay: Để bé nắm 1 ngón tay của mẹ rồi từ từ rút ngón tay ra, bé sẽ có phản xạ cố nắm lại. Đây là bài tập linh hoạt ngón tay và để bé biết dùng lực.

– Bài tập vỗ tay, đánh trống, xe giấy, gián giấy…. để bé cảm nhận được khái niệm lực và phản lực, tập sử dụng 2 tay cầm đồ và điều khiển để biết cách điều tiết lực 2 tay. Ngoài ra, tập cho trẻ sử dụng các đầu ngón tay.

– Cho bé đi tìm đồ chơi: Dùng khăn hoặc vật gì đó tạm che món đồ chơi bé thích lại rồi nói bé đi tìm, đây là cách luyện tập trí nhớ ngắn hạn của bé.

– Xem sách ảnh: Mẹ cùng bé luyện mắt, trí nhớ, vận động tay chính xác qua việc lật mở trang sách, chỉ hình. Bé có thể chưa nói được nhưng sẽ hiểu được những gì mẹ yêu cầu sau vài lần nghe lặp đi lặp lại đấy!

– Nhặt – ném bóng (đồ vật): Thả bóng, đồ vật xung quanh và yêu cầu bé nhặt đúng món đồ theo đúng màu sắc, hình dáng, vừa tập ghi nhớ màu sắc, to nhỏ, linh hoạt các bộ phận cơ thể như mắt, tay, chân, luyện khả năng tập trung khi nhìn và tìm kiếm.

– Đóng, mở nút áo: Tập cho bé tự cài nút áo, tự kéo khóa… để tăng sự khéo léo của đôi tay.

– Chạy, nhảy, trượt : Tập đi thẳng bằng cách cho trẻ đi trên mặt phẳng có đường kẻ để men theo; dần dần tập đi với cầu thang có cha mẹ dắt tay; tập cho trẻ nhảy lên – xuống bậc thang thấp; chơi cầu trượt để biết tốc độ và giúp bé biết cách phản ứng với ngoại lực bên ngoài…

– Tập thể dục buổi sáng: Mẹ tập mẫu cho bé tập theo những động tác căn bản như hít thở, vươn vai, xoay trái, xoay phải…

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x