Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/12/2016

10 tuyệt chiêu dạy con sẽ tạo nên sự thay đổi (Phần 1)

10 tuyệt chiêu dạy con sẽ tạo nên sự thay đổi (Phần 1)
Cho dù con bướng bỉnh cỡ nào, cách phản ứng của bạn trước bé có thể tạo ra sự thay đổi. Thử áp dụng 10 bí quyết của MarryBaby dưới đây nhé!

Đừng vô tình “gán nhãn” cho con

Hầu hết các bậc cha mẹ thường đánh giá con trẻ qua những hành động của bé, ví dụ nếu bé không học hành chăm chỉ, bạn sẽ kết luận ngay rằng con lười biếng. Việc qui kết những hành vi không tốt thành tính cách sẽ khiến con tin rằng mình là đứa trẻ lười.

Cha mẹ càng phản ứng theo hướng này, trẻ càng hành động đúng như cái “mác” mà bé được nhận. Ngược lại, những ông bố bà mẹ khéo léo vẫn tin rằng con là một đứa trẻ tốt và có thể trở nên ngoan hơn nếu được động viên theo hướng tích cực. Quan điểm của họ rất rõ ràng rằng hành vi của con chưa tốt không đồng nghĩa với việc con là đứa bé hư hỏng. Đó có thể là do con chưa biết cách thể hiện đúng đắn điều con muốn mà thôi. Để dạy con ngoan, cha mẹ cần nhìn nhận trẻ như một cá nhân hoàn toàn bình thường và truyền cho con thêm sức mạnh để thay đổi những hành vi không đẹp của mình.

Hiểu được trẻ con có góc nhìn khác người lớn

Con có một thế giới quan của riêng mình và con nói bằng một ngôn ngữ khác với người lớn. Cách mà cha mẹ và con cái nhận định một vấn đề thường khác nhau.

Khi bạn nghĩ mình đang dạy dỗ, chỉ bảo cho bé điều đúng đắn, con lại có thể chỉ thấy rằng chúng đang bị cằn nhằn. Cách bạn thể hiện sự lo lắng của mình với con có thể được bé nhìn nhận là bạn đang cố kiểm soát cuộc sống của bé.

10 tuyệt chiêu dạy con ngoan sẽ tạo nên sự thay đổi (Phần 1)
Muốn dạy con ngoan cần bắt đầu từ việc hiểu suy nghĩ của con

Tôn trọng cách suy nghĩ của con

Trước khi chúng ta có thể ảnh hưởng đến người khác để khiến họ thay đổi quan điểm của mình và chấp nhận một cách nhìn khác, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ quan điểm của họ. Bạn có nhận thấy con ít khi chia sẻ những suy nghĩ thật của mình với cha mẹ, thậm chí có thể công khai chống đối ý kiến của người lớn? Trẻ dường như đang thách thức những quan điểm sống và giá trị mà bạn cho là đúng đắn.

Nếu bạn muốn con mở lòng và sẵn sàng lắng nghe bạn, trước tiên bạn cần xây dựng một mối liên kết giữa bạn và con, tạo cho trẻ cảm giác rằng chúng có thể hoàn toàn tin tưởng vào cha mẹ. Khi nói chuyện với con, bạn có thể dùng những cụm từ như: “Mẹ đồng ý là…” hoặc “Mẹ hiểu là…” để trẻ thấy rằng ý kiến của mình được tôn trọng.

Tác động để thay đổi thái độ và cách nhìn của trẻ

Tác động để thay đổi thái độ và quan điểm của một người mà không cưỡng ép họ là cả một nghệ thuật. Khi bạn xây dựng được mối quan hệ thân thiết với con bằng cách lắng nghe những suy nghĩ của trẻ, sau đó bạn có thể đưa ra một góc nhìn khác mà trẻ sẽ dễ tiếp thu hơn sau khi đã được thấu hiểu.

Ví dụ khi con nói: “Học hành thật phí thời gian!”, bạn có thể trả lời con rằng: “Đúng! Mẹ đồng ý rằng chuyện học thật phí thời gian nếu con không biết con học để làm gì. Nếu con không bận tâm chuyện sau này trở thành kẻ thất nghiệp ngồi nhìn tất cả mọi người đi lướt qua và vượt lên trước mình, vậy thì con chẳng cần phải học nữa đâu. Còn nếu con muốn trở nên thành công, được nhiều người kính trọng, học hành đàng hoàng là cánh cửa tốt đưa con vào đời.”

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x