Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 16/07/2022

Có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường?

Có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường?
Gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường là phương pháp giảm đau hiệu quả, giúp cho việc vượt cạn của các mẹ bầu dễ dàng hơn.

Vậy gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường cụ thể là gì? Nó được thực hiện như thế nào? Có nguy cơ nào cho mẹ và bé không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường là gì?

Chắc hẳn điều khiến các mẹ lo lắng nhất trong quá trình mang thai là những cơn đau khi chuyển dạ. Gây tê ngoài màng cứng sẽ giải quyết vấn đề này, bằng cách sử dụng thuốc tê để phong bế các rễ thần kinh, từ đó ngăn chặn cơn đau do các cơn co thắt chuyển dạ một cách hiệu quả.

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau phổ biến nhất trong các phương pháp giảm đau cho mẹ bầu trong quá trình chuyển dạ. Phương pháp này giúp phong bế đám rối thần kinh thắt lưng. Vì vậy giúp giảm đau ở nửa thân dưới, nhưng vẫn không ảnh hưởng tới nửa trên của cơ thể. Các mẹ vẫn tỉnh táo trong quá trình sinh, cũng như có thể tập trung vào việc gắng sức rặn mà ít bị ảnh hưởng bởi cơn đau.

>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Nhầm lẫn tai hại gây tê tủy sống và gây tê màng cứng

Cách gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường cho các mẹ ở giai đoạn chuyển dạ mà cổ tử cung mở được khoảng 4 – 5 cm.

  • Đâu tiên mẹ bầu sẽ được yêu cầu nằm ở tư thế nghiêng sang trái, cong lưng hoặc ngồi cong lưng. Vị trí này rất quan trọng để ngăn ngừa các tác dụng phụ, cũng như giúp tăng hiệu quả gây tê ngoài màng cứng.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng da vùng eo và lưng giữa, để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng.
  • Một vùng nhỏ trên lưng sẽ được tiêm thuốc tê để gây tê cục bộ vùng da chuẩn bị thực hiện thủ thuật.
  • Sau đó, một cây kim sẽ được đưa vào thắt lưng dưới, chạm tới khoang ngoài màng cứng quanh tủy sống.
  • Tiếp theo, một ống nhỏ (ống thông) được luồn qua kim vào khoang ngoài màng cứng.
  • Sau đó, kim tiêm được rút ra cẩn thận, để lại ống thông để cung cấp thuốc.
  • Ống thông được cố định bằng cách dán vào phía sau để tránh bị tuột ra ngoài.
  • Bác sĩ lúc này đã có thể cung cấp liên tục thuốc giảm đau cho mẹ thông qua ống thông.

cách gây tên ngoài màng cứng khi sinh thường
Cách gây tên ngoài màng cứng khi sinh thường

Có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường

Gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường có ưu điểm là giúp phụ nữ hạn chế cơn đau khi sinh kèm theo nhiều ưu thế vượt trội.

Ưu điểm của gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường

  • Tác dụng giảm đau rất hiệu quả, có thể đạt tác dụng trong suốt quá trình chuyển dạ
  • Gây tê ngoài màng cứng là rất an toàn, lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
  • Người mẹ được gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ vẫn nhận biết được những cơn gò tử cung, cho phép mẹ vẫn rặn đẻ bình thường như bao phụ nữ khác.
  • Nếu mẹ phải chuyển dạ dài, phương pháp này có thể giúp mẹ ngủ một chút và phục hồi sức lực.
  • Nếu trong quá trình sinh thường không thuận lợi, bác sĩ có thể dễ dàng chuyển sang sinh mổ bằng cách tăng nồng độ thuốc tê lên, mà không cần sử dụng các phương pháp giảm đau khác.

Nhược điểm của gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường

  • Gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường có thể khiến huyết áp của mẹ giảm đột ngột. Do vậy, huyết áp của mẹ cần được theo dõi thường xuyên để giúp đảm bảo cung cấp đủ máu cho cơ thể.
  • Mẹ có thể bị đau đầu dữ dội do rò rỉ dịch tủy sống. Tuy nhiên chỉ ít hơn 1% phụ nữ gặp phải tác dụng phụ này và tình trạng này cũng nhanh chóng qua đi sau đó.
  • Trong một vài giờ sau khi sinh, nửa dưới cơ thể của mẹ có thể cảm thấy tê liệt chưa thể đi lại được.
  • Mẹ có thể mất cảm giác trong bàng quang trong vài giờ đầu sau sinh và cần một ống thông trong bàng quang để giúp thải nước tiểu.
  • Sau khi được gây tê ngoài màng cứng, mẹ sẽ cần nằm theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung tại phòng sinh. Nằm ở một tư thế đôi khi có thể khiến cho mẹ bầu mỏi, đau lưng và khó chịu.
  • Có thể gặp các tác dụng phụ sau: rùng mình, ù tai, đau lưng sau sinh, đau nơi kim đâm vào, buồn nôn hoặc khó đi tiểu.

Tác dụng giảm đau của phương pháp này sẽ kéo dài bao lâu?

Tác dụng giảm đau của phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường sẽ kéo dài bao lâu?
Tác dụng giảm đau của phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường sẽ kéo dài bao lâu?

Một vài mẹ sẽ lo lắng trường hợp nếu mình vượt cạn lâu hơn một chút, nhỡ thuốc hết tác dụng thì phải làm sao? Mẹ bầu hãy cứ yên tâm vì ống thông được lưu lại trong suốt quá trình sinh nở, thuốc có thể được đưa vào cơ thể bất kì lúc nào. Nên hiệu quả giảm đau của gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường gần như là liên tục và có thể kéo dài tùy ý theo sự điều chỉnh thuốc.

Gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường có làm chậm quá trình chuyển dạ?

Không có bằng chứng cho thấy gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường có thể làm chậm quá trình chuyển dạ. Ngược lại một vài nghiên cứu còn chứng minh phương pháp này giúp đẩy nhanh giai đoạn đầu của chuyển dạ do cho phép người mẹ thư giãn và tập trung rặn đẻ mà ít bị ảnh hưởng bởi cơn đau. Vì vậy, mẹ không phải lo lắng về việc gây tê ngoài màng cứng có thể khiến bản thân sinh lâu hơn đâu nhé.

Gây tê ngoài màng cứng có gây hại cho thai nhi không?

Mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng. Lí do là thuốc tê được tiêm vào khoang ngoài màng cứng của mẹ, nên nồng độ thuốc trong máu sẽ rất ít và gần như không qua được nhau thai.

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường không. Mẹ hãy cân nhắc về ưu và nhược điểm của phương pháp này để ra quyết định nhé.

>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Đẻ không đau: Không phải muốn là được!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

What is an Epidural?

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/what-is-an-epidural/

Ngày truy cập: 25/06/2022

Epidural

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/epidural

Ngày truy cập: 25/06/2022

Epidurals

https://www.asahq.org/madeforthismoment/pain-management/techniques/epidural/

Ngày truy cập: 25/06/2022

[Epidural anesthesia for labor]

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8760638/

Ngày truy cập: 25/06/2022

Pregnancy: Epidurals & Pain Relief Options During Delivery

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/4450-pregnancy-epidurals–pain-relief-options-during-delivery

Ngày truy cập: 25/06/2022

x